Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 32-33: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - HS nắm vững các khái niệm: Sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử trên cơ sở kiến thức về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học và số oxi hóa.

- HS vận dụng: Nhận biết phản ứng oxi hóa - khử, cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa - khử, phân loại phản ứng hóa học.

2. Kĩ năng

- Củng cố và phát triển kĩ năng xác định số oxi hóa của các nguyên tố.

- Củng cố và phát triển kĩ năng cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.

- Rèn kĩ năng nhận biết phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa, chất khử, chất tạo môi trường cho phản ứng .

- Rèn kĩ năng giải các bài tập có tính toán đơn giản về phản ứng oxi hóa - khử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 32-33: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/12/2009
Ngày giảng: 10/12/2009
TIẾT 32 – 33: LUYỆN TẬP:
PHẢN ỨNG OXI HÓA – KHỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 - HS nắm vững các khái niệm: Sự khử, sự oxi hóa, chất khử, chất oxi hóa và phản ứng oxi hóa - khử trên cơ sở kiến thức về cấu tạo nguyên tử, định luật tuần hoàn, liên kết hóa học và số oxi hóa.
- HS vận dụng: Nhận biết phản ứng oxi hóa - khử, cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa - khử, phân loại phản ứng hóa học.
2. Kĩ năng
- Củng cố và phát triển kĩ năng xác định số oxi hóa của các nguyên tố.
- Củng cố và phát triển kĩ năng cân bằng PTHH của phản ứng oxi hóa - khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
- Rèn kĩ năng nhận biết phản ứng oxi hóa - khử, chất oxi hóa, chất khử, chất tạo môi trường cho phản ứng .
- Rèn kĩ năng giải các bài tập có tính toán đơn giản về phản ứng oxi hóa - khử.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
GV:
HS:
III. PHƯƠNG PHÁP
- Bài tập, nhóm nhỏ
IV. TỔ CHỨC GIỜ HỌC
1. Khởi động
Mục tiêu: Tái hiện kiến thức
Thời gian: 5p
Cách tiến hành:
- Y/c HS nêu lại những kiến thức cần ôn tập.
2. Hoạt động 1: Hệ thống kiến thức cần nhớ
* Mục tiêu: Hệ thống kiến thức cơ bản trong chương
* Thời gian: 10p
* Cách tiến hành:
Bước 1:
GV nêu hệ thống câu hỏi ôn tập và y/c HS thảo luận cặp 5p và trình bày:
+ Sự oxi hóa là gì? Sự khử là gì?
+ Chất oxi hóa là gì? Chất khử là gì?
+ Phản ứng oxi hóa - khử là gì?
+ Phương pháp, nguyên tắc, các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử.
+ Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa - khử ?
+ Dựa vào số oxi hóa người ta chia phản ứng thành mấy loại?
HS thực hiện
Bước 2:
GV gọi đại diện 1 số cặp trình bày, sau đó gọi HS khác nhận xét và bổ sung, sửa chữa
HS thực hiện.
Kết luận:
GV nhận xét, sửa chữa, bổ sung và chốt kiến thức.
+ Sự oxi hóa là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron.
+ Chất oxi hóa là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron.
+ Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của 1 số nguyên tố.
+ Phương pháp cân bằng: Thăng bằng electron.
+ Nguyên tắc: số e do chất khử nhường = số e do chất oxi hóa nhận.
+ Các bước cân bằng phản ứng oxi hóa - khử:
 • Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong phản ứng để tìm chất khử và chất oxi hóa 
• Bước 2: Viết quá trình oxi hóa và quá trình khử, cân bằng mỗi quá trình
• Bước 3: Tìm hệ số cho chất oxi hóa và chất khử theo nguyên tắc
• Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào phương trình phản ứng để từ đó tính ra hẹ số của các chất khác. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử có mặt ở 2 vế của phản ứng.
+ Dấu hiệu nhận biết phản ứng oxi hóa - khử: Có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố phản ứng.
+ Dự vào số oxi hóa người ta chia thành 2 loại: Phản ứng oxi hóa - khử và phản ứng không phải là phản ứng oxi hóa - khử.
3. Hoạt động 2: Giải bài tập
 * Mục tiêu: Củng cố, khắc sâu lí thuyết 
 * Thời gian: 25p
 * Cách tiến hành:
Bước 1:
GV kiểm tra vở BT của HS, vấn đáp HS những bài tập HS chưa làm được sau đó GV HD HS làm những BT mà đa số HS chưa làm được.
HS thực hiện
Bước 2:
Để củng cố dấu hiệu phản ứng oxi hóa - khử GV gọi HS làm BT 4; BT 1, 2 củng cố về phân loại phản ứng; BT 6 y/c HS xác định được sự oxi hóa và sự khử.
HS thực hiện
Kết luận:
+ Bài 6: a, Sự oxi hóa Cu và sự khử Ag+ (trong AgNO3)
 b, Sự oxi hóa Fe và sự khử Cu+2 (trong CuSO4)
 c, Sự oxi hóa Na và sự khử H+ (trong H2O)
+ Bài 7: a, Chất oxi hóa là O2, chất khử là H2 
 b, Chất oxi hóa là N+5, chất khử là O-2 (trong KNO3)
 c, Chất oxi hóa là N+3, chất khử là N-3 (trong NH4NO3)
 d, Chất oxi hóa là Fe+3 (trong Fe2O3), chất khử là Al
+ Bài 9: a, Al + Fe3O4 Fe + Al2O3 
 8x 
 3x
 8Al + 3Fe3O4 9Fe + 4Al2O3 
 b, FeSO4 + KMnO4 + H2SO4 → Fe2(SO4)3 + K2SO4 + MnSO4 + H2O
 5x
 1x
 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
 d, FeS2 + O2 Fe2O3 + SO2 
 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2 
4. Dặn dò, BTVN
- Hoàn thiện BT sgk/89 – 90 vào vở BT
- Chuẩn bị bài thực hành theo mẫu:
Tên TN
HC – DC
Cách tiến hành
Hiện tượng - KQ
Giải thích - PTHH
.
.
.
.
.
.
.
.

File đính kèm:

  • doc10NC tiet 32 33 ko cot.doc