Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 21, Bài 13: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Trương Văn Hường

1. Kiến thức:

- HS củng cố được kiến thức về BTH, hiểu rõ mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất.

- HS biết ý nghĩa khoa học của bảng tuần hoàn đối với hoá học và các môn khoa học khác.

2. Kỹ năng:

- Biết so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố hoá học lân cận trong BTH.

- Trình bày được ý nghĩa của BTH, cấu tạo và cách sử dụng của BTH.

- Sử dụng linh hoạt các thông tin thu được từ BTH để làm cơ sở nghiên cứu và dự đoán các tính chất khi học tiếp về các nguyên tố cụ thể về sau.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1869 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Tiết 21, Bài 13: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Trương Văn Hường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21. Bài 13
ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học
Ngày soạn: 21/10/2008
Giảng ở các lớp:
Lớp
Ngày dạy
Học sinh vắng mặt
Ghi chú
10a
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- HS củng cố được kiến thức về BTH, hiểu rõ mối quan hệ giữa vị trí với cấu tạo nguyên tử và tính chất.
- HS biết ý nghĩa khoa học của bảng tuần hoàn đối với hoá học và các môn khoa học khác.
2. Kỹ năng:
- Biết so sánh tính chất hoá học của một nguyên tố với các nguyên tố hoá học lân cận trong BTH.
- Trình bày được ý nghĩa của BTH, cấu tạo và cách sử dụng của BTH. 
- Sử dụng linh hoạt các thông tin thu được từ BTH để làm cơ sở nghiên cứu và dự đoán các tính chất khi học tiếp về các nguyên tố cụ thể về sau.
3. Tư tưởng:
II. Phương pháp:
	Đàm thoại kết hợp khéo léo với thuyết trình.
III. Đồ dùng dạy học:
- Các phiếu học tập ghi rõ nhiệm vụ cho các nhóm.
- Có thể chuẩn bị giáo án điện tử nếu có điều kiện.
IV. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức lớp: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (5')
* Câu hỏi:
- Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X (Z=26).
- Cho biết vị trí của X trong BTH?
- X là kim loại hay phi kim? Tại sao?
* Đáp án:
- Cấu hình electron của X: 1s2 2s22p6 3s23p63d64s2
- Vị trí: Ô 26, chu kỳ 4, là nguyên tố d à thuộc nhóm B
	 có 8 electron hoá trị à thuộc nhóm VIIIB.
- Là kim loại vì có 2 electron ở lớp ngoài cùng.
3. Giảng bài mới:
Thời gian
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung kiến thức cần khắc sâu
15'
10'
10'
* Hoạt động 1: 
- GV: các em hãy cho thày biết từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra được cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó hay không?
=> HS: có.
- GV: đúng rồi. Để rút ra được điều đó trước tiên ta làm ví dụ 1: Từ vị trí của Br trong bảng tuần hoàn hãy suy ra cấu tạo nguyên tử của nó?
=> HS: suy nghĩ trong 1 phút.
- GV: chiếu bảng tuần hoàn hiển thị vị trí của Br lên bảng và gọi 1 HS trả lời vị trí của Br trong bảng tuần hoàn
=> HS: số thứ tự ô nguyên tố là 35, chu kỳ 4, nhóm VIIA.
- GV: 1 em lên bảng giải ví dụ này.
=> HS: lên bảng.
- GV: chúng ta có thể khái quát cách suy ra cấu tạo nguyên tử từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn như thế nào?
=> HS: từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn suy ra cấu tạo nguyên tử như sau:
+ STT nguyên tố à số electron, số p
+ STT chu kỳ à số lớp electron 
+ STT nhóm à số electron lớp ngoài cùng (trừ He).
- GV: nhận xét và chiếu phần đáp án đã có trong máy để HS quan sát.
=> HS: quan sát.
- GV: vừa rồi ta từ vị trí nguyên tố suy ra cấu tạo, vậy có làm ngược lại được không?
=> HS: có.
- GV: 1 em hãy cho thày biết cách suy từ cấu tạo nguyên tử ra vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
=> HS:
+ Số electron à STT ô nguyên tố 
+ Số lớp electron à STT chu kỳ
+ electron cuối cùng thuộc:
phân lớp s hoặc p à Nhóm A
phân lớp d hoặc f à Nhóm B
+ Số electron hoá trị à STT nhóm (trừ He và 2 cột cuối nhóm VIIIB)
- GV: để cụ thể chúng ta xét ví dụ 2:
Viết cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z=12). Suy ra vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn?
=> HS: nghiên cứu và làm theo hướng dẫn.
- GV: nhận xét và chiếu phần đáp án đã có sẵn trong máy lên bảng cho HS đối chiếu.
=> HS: quan sát và đối chiếu kết quả.
- GV: từ 2 ví dụ trên các em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa cị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó?
=> HS: Biết vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại. (Sơ đồ trong SGK - 56).
- GV: Biết vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại. Vậy nếu biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn liệu có suy ra được tính chất cơ bản của nguyên tố hay không chúng ta sẽ nghiên cứu sang phần II:
* Hoạt động 2:
- GV: Các em quan sát lên bảng sau: (GV chiếu bảng tuần hoàn có công thức oxit lên bảng)
=> HS: quan sát
- GV: Biết vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn trên các em có thể suy ra được những tính chất chung nào của các nguyên tố?
=> HS:
+ Tính kim loại, tính phi kim: . Kim loại gồm các nhóm IA, IIA, IIIA (trừ H và B); Phi kim gồm các nhóm VA, VIA, VIIA (trừ Sb, Bi, Po)
+ Công thức của oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng.
+ Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi, hoá trị với hiđro (nếu có).
- GV: với 1 nguyên tố cụ thể ta có thể biết thêm:
+ Công thức của hợp chất khí với hiđro (nếu có)
+ Oxit và hiđroxit có tính axit hay bazơ
(GV chỉ trên bảng tuần hoàn đang chiếu trên bảng cho HS quan sát)
=> HS: quan sát và ghi TT.
- GV: để hiểu rõ hơn các em hãy xét ví dụ sau: VD1: Từ vị trí của S trong bảng tuần hoàn hãy suy ra tính chất hoá học cơ bản của S?
=> HS: lên bảng giải VD1.
- GV: các em về nhà làm ví dụ sau: (GV chiếu đề bài lên cho HS chép về nhà làm)
Từ vị trí của K trong bảng tuần hoàn hãy suy ra tính chất hoá học cơ bản của K?
=> HS: về nhà tự làm.
- GV: vừa rồi chúng ta đã nghiên cứu mối liên quan giữa vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử và với tính chất hoá học của các nguyên tố. Vậy từ vị trí nguyên tố có thể so sánh được tính chất của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận hay không? Để trả lời câu hỏi này chúng ta xét tiếp phần III:
* Hoạt động 3: 
- GV: dự vào quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn ta co thể so sánh tính chất hoá học của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cân không?
=> HS: có.
- GV: em hãy nhắc lại 1 số quy luật biến đổi đó?
=> HS: biến đổi tính kim loại, phi kim; bán kính nguyên tử, độ âm điện 
- GV: trong bảng tuần hoàn sự biến đổi tính kim loại và phi kim như thế nào?
=> HS: trong chu kỳ tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần; trong nhóm tính kim loại mạnh dần và tính phi kim yếu dần.
- GV: chiếu bảng tuần hoàn liên quan có trong máy vi tính lên bảng cho HS quan sát.
=> HS: quan sát.
- GV: sau đây chúng ta sẽ làm ví dụ minh hoạ: Hãy so sánh tính chất hoá học của P (Z=15) với Si (Z=14) và S (Z=16); với N (Z=7) và As (Z=33)?
=> HS: lên bảng trình bày.
- GV: độ mạnh của các hiđroxit tương ứng tương tự như tính kim loại và phi kim
=> HS: ghi TT
I. quan hệ giữa vị trí và cấu tạo nguyên tử:
- Ví dụ 1: Từ vị trí của Br trong bảng tuần hoàn hãy suy ra cấu tạo của Br?
---//---
+ Số TT ô nguyên tố là 35 à Br có 35 electron và 35 proton.
+ Chu kỳ 4 à Br có 4 lớp electron.
+ Nhóm VIIA à Br có 7 electron ở lớp ngoài cùng.
- Ví dụ 2: Viết cấu hình electron của nguyên tử Mg (Z=12). Suy ra vị trí của Mg trong bảng tuần hoàn?
---//---
Cấu hình electron của Mg:
1s22s22p63s2
+ Số electron = 12 à STT ô nguyên tố = 12.
+ 3 lớp electron à chu kỳ = 3
+ electron cuối cùng thuộc phân lớp s hoặc p à Nhóm A
+ Số electron hoá trị = 2 à Nhóm IIA.
- Kết luận: 
Biết vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại. (Sơ đồ trong SGK - 56).
II. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố:
- Biết vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra được những tính chất hoá học cơ bản của nó:
+ Tính kim loại, tính phi kim+ Công thức của oxit cao nhất và hiđroxit tương ứng.
+ Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi, hoá trị với hiđro (nếu có).
+ Công thức của hợp chất khí với hiđro (nếu có)
+ Oxit và hiđroxit có tính axit hay bazơ
- VD1: Từ vị trí của S trong bảng tuần hoàn hãy suy ra tính chất hoá học cơ bản của S?
---//---
+ S thuộc nhóm VIA à S là phi kim.
+ Công thức oxit cao nhất: SO3 (oxit axit)
+ Công thức hiđroxit: H2SO4 (axit mạnh)
+ Công thức chất khí với hiđro: H2S.
- VD2: Từ vị trí của K trong bảng tuần hoàn hãy suy ra tính chất hoá học cơ bản của K?
---//---
III. So sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận:
- Có thể so sánh tính chất hoá học của1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận.
- Ví dụ: Hãy so sánh tính chất hoá học của P (Z=15) với Si (Z=14) và S (Z=16); với N (Z=7) và As (Z=33)?
---//---
+ Trong chu kỳ: Tính phi kim tăng dần theo thứ tự: Si < P < S
+ Trong nhóm: Tính phi kim giảm dần theo thứ tự: N > P > As.
+ Vậy:
Tính phi kim của các nguyên tố trên như sau:
Độ mạnh của các hiđroxit tương ứng là:
4. Củng cố bài giảng: (3')
* Đề bài: Xếp theo thứ tự tính kim loại tăng dần của: Mg, Na, Al và K.
* Đáp án: Al < Mg < Na < K.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài tập về nhà: (1')
Bài 1/57 đến hết bài 10/58.
V. Tự rút kinh nghiệm sau bài giảng:
.............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTiet 21 - HH 10 NC.doc