Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bi học:

1. Giúp HS hệ thống lại các kiến thức đã học ở THCS có liên quan trực tiếp đến chương trình 10.

2. Phân biệt các khái niệm cơ bản và trừu tượng: Nguyên tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất, hợp chất, nguyên chất và hỗn hợp.

 3. Rèn luyện kĩ năng lập công thức, tính theo công thức và phương trình pư, tỉ khối của chất khí.

 4. Rèn luyện kĩ năng chuyển đổi giữa khối lượng mol, khối lượng chất, số mol, thể tích chất khí ở đkc, và số mol phân tử chất.

II. Phương pháp:

Sử dụng phương pháp đàm thoại, nêu vấn đề đồng thời thông qua giải bài tập giúp học sinh củng cố, ôn lại kiến thức đã học có liên quan đen chương trình lớp 10.

III. Phương tiện:

1. Hệ thống bài tập và câu hỏi gợi ý.

2. Học sinh ôn tập các kiến thức thông qua giải bài tập.

 

docChia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 giải thích, dự đoán tính chất của một số chất.
II. Chuẩn bị
	 Phiếu học tập, bảng phụ điền các thông tin của tinh thể – so sánh các loại liên kết
III. Phương pháp 
	Đàm thoại nêu vấn đề, khắc sâu kiến thức.
IV. Các bước lên lớp
	1. Oån định 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	Xác định số oxi hoá và hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất và ion:
	- So sánh liên kết CHT với liên kết ion
	- So sánh liên kết kim loại với liên kết CHT và lk ion
	3. Bài mới
HOAT5 ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Hoá trị và số oxi hoá
Gv: Nhắc lại khái niệm điện hoá trị và cách xđ điện hoá trị?
Gv: nhắc lại khái niệm cộng hoá trị và cách xđ cộng hoá trị?
Gv: nêu khái niệm số oxi hoá và các quy tắc xđ số oxi hoá?
Hoạt động 2: bài tập
Bài 1: Viết phương trình biểu diễn sự hình thành các ion: Na+, Mg2+, Al3+, Cl-, S2-, O2-
Bài 2: Trình bày sự giống và khác nhau giữa 3 loại liên kết ion. CHT và liên kết kim loại
Bài 3: Dựa vào độ âm điện của các nguyên tử trong phân tử, xác định kiểu liên kết trong từng phân tử Oxit: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7
Bài 4: Viết công thức cấu tạo của các chất sau:
Cl2O, NCl3, H2S, NH3
Bài 5: Có bao nhiêu electron trong các ion sau: NO3-, SO42-, CO32-, Br-, NH4+
Bài 6: Tổng số proton trong hai ion XA32-, XA42- lần lượt là 40 và 48. Xác định các nguyên tố X và A.
Hoạt động 3: củng cố và dặn dò
Nêu khái niệm cộng hoá trị, điện hoá trị và số oxi hoá?
Cách xác định số oxi hoá.
Làm các bài tập còn lại trong sgk
Đọc trước bài phản ứng oxi hoá khử
Oân lại phản ứng oxxi hoá khử ở lớp 8
BÀI 24: LUYỆN TÂP CHƯƠNG 3
A. Kiến thức cần nắm vững
 I. So sánh liên kết ion, lk CHT và lk kim loại.
 II. Tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử và tinh thể kim loại.
 III. Hoá trị và số oxi hoá
 1. Hoá trị trong hợp chất ion
 - Khái niệm về địên hoá trị.
 - Cách xác định điện hoá trị
 2. Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị
 - Khái niệm về cộng hoá trị
 - Cách xác định cộng hoá trị
 3. Số oxi hoá
 - Khái niệm số oxi hoá
 - Bốn quy tắc xác định số oxi hoá
B. Bài tập
Bài 1: (HS chuẩn bị trong 2 phút, đại diện của mỗi nhóm lên bảng làm)
 Na -> Na+ + e Cl + e -> Cl- 
 Mg -> Mg2+ + 2e S + 2e -> S2-
 Al -> Al3+ + 3e O + 2e -> O2-
Bài 2: (HS chuẩn bị trong vòng 3 phút, mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày)
Bài 3: ( HS chuẩn bị trong 5 phút)
 Na2O : Liên kết ion P2O5 Liên kết CHT
 SO3 Liên kết CHT Al2O3 Liên kết ion
 Cl2O7 Liên kết CHT SiO2 Liên kết CHT
 MgO : Liên kết ion SiO2 Liên kết CHT
Bài 4: (Học sinh chuẩn bị trong 4 phút)
Bài 5: (HS chuẩn bị trong 7 phút)
Ion
NO3-
SO42-
CO32-
Br-
NH4+
Số e
32
50
32
36
10
Bài 6: ( học sinh chuẩn bị trong 6 phút)
 Gọi số proton trong nguyêntử X là ZX, của nguyên tử A là ZA 
 Theo đề ta có: ZX + 3ZA = 40 vậy ZA = 8
 ZX + 4ZA = 48 ZX = 16
 X là S, A là O
Ngày soạn:25/11/2006
Tuần 14 Tiết 40
Chương 4: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Bài 25: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ
I. Mục tiêu
	Học sinh biết: Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
	Học sinh hiểu:
	- Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá và sự khử.
	- Thế nào là phản ứng oxi hoá khử. Phân biệt phản ứng oxi hoá – khử với phản ứng không oxi hoá – khử.
II. Chuẩn bị
	Bảng so sánh phản ứng oxi hoá khử theo quan niệm cho nhân Oxi với quan niệm cho nhận số oxi hoá.
III. Phương pháp
	Dùng phương pháp tạo tình huống, do sự xuất hiện của kiến thức mới mà kiến thức cũ không thể giải quyết được.
IV. Các bước lên lớp
	1. Oån định 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Viết phương trình mô tả sự hình thành ion: Na+, Mg2+, S2-, Cl-
	- Xác định số oxi hoá của các nguyên tố: KCl, MnO2, KMnO4, H2SO4 và NO3-
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: phản ứng của Natri với Oxi
Gv: phát phiếu học tập.
 a. Hãy viết phương trình phản ứng giữa Na và Oxi và chỉ chất khử chất oxi hoá, sự khử và sự oxi hoá?
 b. Hãy tìm trong phản ứng trên chất nào nhường electron? Chất nào nhận electron?
 c. Xác định sự tăng giảm số oxi hoá của các nguyênt ố trước và sau phản ứng?
Gv: dẩn dắt học sinh đi đến kết luận đúng.
Hoạt động 2: Phản ứng của Fe với dd muối đồng sunfsat
Gv: phát phiếu học tập 2:
 a. Viết phương trình phản ứng hoá học xãy ra giữa sắt với dd muối sunfat?
 b. Có thể dựa vào sự kết hợp với oxi và chất cung cấp oxi để xác định chất oxi hoá và chất khử và phản ứng oxi hoá khử được không?
 c. Hãy xác định số oxi hoá của các nguyêntố trong phản ứng và nhận xét sự thay đổi của chúng và kết luận chất nào là chát khử, chất oxi hoá?
 d. Phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hoá khử không? Tai sao?
Hoạt động 3: Phản ứng của Hidro với Clo
Gv: Phát phiếu học tập:
 a. Hãy viết phương trình phản ứng hoá học của phản ứng giữa Hidro và Clo?
 b. Xác định số oxi hoá của các nguyên tố và cho biết chất nào nhận, chất nào nhường electron?
Gv: yêu cầu học sinh dựa vào sự thay đổi số oxi hoá cho biết chất oxi hoá và chất khử
Hoạt động 4: Định nghĩa
Gv: Chất nhường e khi nào? Gọi tên
Gv: Chất nhận e khi nào? Gọi tên
Gv: quá trình nhường e gọi là gì?
Gv: quá trình nhận e là gì?
Hoạt động 5: củng cố và dặn dò
làm các bài tập 1, 2, 3, 4, 5 sgk.
Về nhà xem trước phần lập phương trình phản ứng oxi hoá – khử.
Chương 4: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Bài 25: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ
I. Phản ứng oxi hoá khư û
 1. Phản ứng của Natri với Oxi
 a. Phương trình phản 
 Na Là chất khử
 O2 là chất oxi hoá
 b. Xác định chất oxi hoá chất khử
 - Nguyên tử Na nhường electron là chất khử.
 - Nguyên tử O nhận electron là chất oxi hoá.
 c. Chất oxi hoa,ù chất khử 
 Số oxi hoá của Na tăng từ 0 lên +1 Natri là chất khử. Sự làm tăng số oxi hoá của Na là sự oxi hoá nguyên tử Natri.
 Số oxi hoá của nguyên tử O giảm từ 0 xuống -2: Oxi là chất oxi hoá . Sự làm giảm số oxi hoá của Oxi là sự khử nguyên tử oxi.
 d. Phản ứng trên là phản ứng oxi hoá – khử vì có sự thay đổi số oxi hoá.
 2. Phản ứng của sắt với dd đồng sunfat.
 a. Phương trình phản ứng
 Fe + Cu SO4 -> CuSO4 + Fe
 b. Không thể dựa vào sự kết hợp với oxi để xđ số oxi hoá
 c. Chất oxi hoa,ù chất khử 
 - Fe -> Fe+2 số oxi hoá tăng : chất khử
 - Cu+2 -> Cu số oxi hoá giảm: chất oxi hoá
 d. Phản ứng trên là phản ứng oxi hoá – khử vì có sự thay đổi số oxi hoá
 3. Phản ứng của Hidro với Clo
 a. Phương trình phản ứng
 H2 + Cl2 -> 2HCl
 b. Không thể dựa vào sự kết hợp với oxi để xđ số oxi hoá
 c. Xác định chất khử chất oxi hoá dựa vào sự thay đổi số oxi hoa. Sự khử – sự oxi hoá
 H0 -> H+ số oxi hoá tăng: Chất khử
 Cl0 -> Cl- số oxi hoá giảm: chất oxi hoá
 4. Định nghĩa
 Chất khử là chất nhường electron hay là chất có số oxi hoá tăng sau phản ứng. Chất khử còn gọi là chất bị oxi hoá.
 Chất oxi hoá là chất nhận electron hay là chất có số oxi hoá giảm sau phản ứng. Chất oxi hoá còn gọi là chất bị khử.
 Sự oxi hoá (quá trình oxi hoá) một chất là làm cho chất đó nhường electron hay làm tăng số oxi hoá chất đó.
 Sự khử (quá trình khử) một chất là làm cho chất đó bị nhận electron hay làm giảm số oxi hoá chất đó.
 Phản ứng oxi hoá – khử là phản ứng hoá học trong đó có sự chuyển electron giữa các chất phản ứng; hay phản ứng oxi hoá khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hoá của một số nguyên tố.
Ngày soạn:25/11/2006
Tuần 14 Tiết 41
Chương 4: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
Bài 25: PHẢN ỨNG OXI HOÁ KHỬ
I. Mục tiêu
	Học sinh biết: Lập phương trình phản ứng oxi hoá khử bằng phương pháp thăng bằng electron.
	Học sinh hiểu:
	- Cách xác định chất oxi hoá, chất khử, sự oxi hoá và sự khử.
	- Thế nào là phản ứng oxi hoá khử. Phân biệt phản ứng oxi hoá – khử với phản ứng không oxi hoá – khử.
II. Chuẩn bị
	Bảng so sánh phản ứng oxi hoá khử theo quan niệm cho nhân Oxi với quan niệm cho nhận số oxi hoá.
III. Phương pháp
	Dùng phương pháp tạo tình huống, do sự xuất hiện của kiến thức mới mà kiến thức cũ không thể giải quyết được.
IV. Các bước lên lớp
	1. Oån định 
	2. Kiểm tra bài cũ:
	- Viết phương trình mô tả sự hình thành ion: Na+, Mg2+, S2-, Cl-
	- Xác định số oxi hoá của các nguyên tố: KCl, MnO2, KMnO4, H2SO4 và NO3-
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Lập phương trìnhphản ứng oxi hoá khử
Gv: nêu vấn đề: phản ứng Na + O2 -> Na2O muốn cân bằng phương trình thì tổng số e nhường phải bằng tổng số e thu.
Gv: gợi ý giúp học sinh làm bước 1 và 2 hướng dẩn bước 3 và 4
Gv: Xác định số oxi hoá của các nguyênt ố có số oxi hoá thay đổi
Gv: viết các quá trình cho biết quá trình nào là qt oxi hoá và quá trình khử?
Gv: tìm bội số chung nhỏ nhất, cho biết hệ số của chất oxi hoá và chất khử?
Gv: đặt hệ số vào sơ đồ phản ứng cho biết phương trình đã cân bằng chưa? Lí do tại sao?
Hoạt động 2: Ý nghĩa của phản ứng oxi hoá khử
Học sinh nghiên cứu sgk cho biết ý nghĩa của các phản ứng oxi hoá khử đối với đời sống của chúng ta?
Hoạt đo

File đính kèm:

  • docGIAO AN 10NCCC.doc