Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 6: Nhóm oxi

HS biết:

 Kí hiệu hoá học, tên gọi và một số tính chất vật lí cơ bản của các nguyên tố trong nhóm oxi.

 Các nguyên tố trong nhóm oxi có số oxi hoá -2, +4, +6 trong các hợp chất (trừ nguyên tố oxi không có số oxi hoá +4, +6)

 HS hiểu:

 Tính chất hoá học chung của các nguyên tố nhóm oxi là tính phi kim mạnh nhưng kém các nguyên tố nhóm halogen.

 Quy luật về biến đổi cấu tạo và tính chất các nguyên tố trong nhóm oxi.

 Quy luật về biến đổi tính chất các hợp chất với hidro và hợp chất hidroxit của các nguyên tố trong nhóm oxi.

 

doc35 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 6: Nhóm oxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
û lâu khí H2S.
Hoạt động 3: tính chất hoá học
GV nêu: khí H2S tan vào nước tạo thành dung dịch H2S (axit sunfuhiđric) là axit yếu, yếu hơn axit H2CO3.
Gv:Xu hướng hóa học của H2S khi tham gia phản ứng?
(-) S-2 S0 S+4 S+6
Trạng thái oxi hóa S chỉ tăng.
® H2S là chất khử mạnh.
Gv:Tên gọi của axit H2S?
Gv:Tính chất hóa học chung của 1 axit?
(-) Tác dụng:chất chỉ thị màu, kim loại, oxit bazơ, bazơ, muối.
* Mỗi nhóm sẽ thảo luận để lấy các ví dụ về tính chất hóa học của axit H2S?
Gv:Axit H2S là axit mấy lần axit? Có thể tạo những muối nào?
Gv:Làm sao để biết sản phẩm tạo thành là muối nào?
(-) Lập tỉ lệ: 
* Thường dd H2S + KL kiềm ® Muối axit
2K + H2S ® 2KHS + H2
Còn với các KL khác tạo muối sunfua.
Đặc biệt, H2S khan không tác dụng với Ag, Cu, Hg nhưng khi có mặt hơi nước thì lại tác dụng khá nhanhlàm bề mặt kim loại bị xám lại.
VD: đồ vật bằng Ag để lâu ngoài không khí bị xám lại do bị ô nhiễm H2S.
4Ag + H2S + O2 ® 2Ag2S¯ + H2O
	(đen)
GV làm thí nghiệm đốt H2S hoặc mô tả theo hình 6.4 SGK.
Cho HS quan sát sự oxi hóa chậm H2S bằng cách chặn ngang ngọn lửa H2S bằng 1 bình cầu đựng nước lạnh ® hiện tượng:
Có 1 lớp bột S màu vàng bám ở đáy bình.
Gv:HS giải thích hiện tượng dung dịch H2S để lâu ngoài không khí có màu vàng?
Gv:HS viết sản phẩm tạo thành?
(-) Do Cl2 có tính oxi hóa mạnh ® đẩy S ra khỏi H2S.
Gv:Dự đoán sản phẩm khi pha thêm H2O?
(-) Sản phẩm: HCl + H2SO4 
GV bổ sung thêm:
H2S + 2FeCl3 ® 2FeCl2 + 2HCl + S¯
2H2S + SO2 ® 3S¯ + H2O
Hoạt động 4: trạng thái tự nhiên và điều chế
GV: người ta ước tính các chất hữu cơ trên trái đất sản sinh khoảng 33 tấn H2S hàng năm. Trong đó 1 lượng lớn từ rác do con người thải ra. H2S là hóa chất gây ô nhiễm môi trường nặng nề, có thể gây độc trực tiếp, phần lớn chuyển thành SO2 gây ra hiện tượng mưa axit.
* Trong công nghiệp: không điều chế do khí H2S là hóa chất độc hại.
Hoạt động 5: Tính chất của muối sunfua
* Nhận biết gốc sunfua (S2-): dùng dung dịch Pb(NO3)2 ® hiện tượng ¯ đen (PbS).
VD: 
H2S + Pb(NO3)2 ® PbS¯ + 2HNO3
Na2S + Pb(NO3)2 ® PbS¯ + 2NaNO3
Hoạt động 6: củng cố và dặn dò
- Nêu tính chất hoá học của H2S, vì sao H2S có tính khử mạnh mà không có tính oxi hoá?
- H2S khi tác dụng với kiềm cho mấy loài muối?
- Về nhà làm bài tập 5 Sgk, soạn trước bài các oxit của S.
Bài 44: HIDRO SUNFUA
I. CẤU TẠO PHÂN TỬ H2S
 Phân tử H2S có cấu tạo giống phân tử nước: liên kết giữa nguyên tử H và S là liên kết cộng hoá trị có cực. Phân tử H2S là phân tử có cực.
II. TÍNH CHẤT VẬT LÝ.
- H2S là chất khí, không màu, mùi trứng thối.
- Rất độc và ít tan trong nước.
- Nặng hơn không khí
III. HÓA TÍNH
H2S là chất khử mạnh, dung dịch H2S có tính axit yếu.
1. Dung dịch H2S có tính axit yếu.
Khí H2S ® dd H2S: axit sunfuhiđric – là axit yếu (yếu hơn H2CO3)
- Axit H2S không làm quỳ tím đổi màu.
H2S + Ca ® CaS + H2­
H2S + Na2O ® Na2S + H2O
H2S + CuCl2 ® CuS¯ + 2HCl
	(đen)
H2S + NaOH ® NaHS + H2O (1)
	Natrihiđrosunfua
H2S + 2NaOH ® Na2S + 2H2O (2)
	Natrisunfua
Đặt 
A ≤ 1: tạo muối NaHS ® xảy ra pứ (1)
A ≥ 2: tạo muối Na2S ® xảy ra pứ (2)
1 < A < 2: tạo 2 muối ® xảy ra (1), (2)
2. H2S là chất khử mạnh.
a). Tác dụng với O2
* Cháy không hoàn toàn: thiếu O2
2 H2S + O2 ® 2S¯ + 2H2O
	(màu vàng)
* Cháy hoàn toàn: đủ O2
2 H2S + 3O2 ® 2SO2 + 2H2O
* Dung dịch H2S để lâu ngoài không khí sẽ bị vẩn đục màu vàng do bị O2 của không khí oxi hóa thành S.
b). Tác dụng với Cl2 (F2, Br2)
H2S + Cl2 ® S¯ + 2HCl
H2S + 4Cl2 + 4H2O ® 8HCl + H2SO4
Chất khử
c). Tác dụng với hợp chất oxi hóa khác.
H2S + H2SO4 ® SO2­ + H2O + S¯
IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN – ĐIỀU CHẾ.
1. Trạng thái tự nhiên.
H2S có ở khí ga, xác động vật, nước thải nhà máy.
2. Điều chế.
* Trong phòng thí nghiệm:
FeS + 2HCl ® FeCl2 + H2S­
V. TÍNH CHẤT CỦA MUỐI SUNFUA
- Muối sunfua tan trong nước :Na2S, K2S, CaS, BaS, (NH4)2S
 Na2S + HCl ® 2NaCl + H2S­
- Muối sunfua không tan trong nước nhưng tan trong axit loãng: MnS, FeS, ZnS.
- Muối sunfua không tan trong nước và không tan trong axit loãng: CuS, Ag2S, CdS, HgS, PbS, SnS
Các muối không tan có màu đặc trưng.
Ngày soạn
Tuần 26 tiết 70
Bài 45: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU.
	Học sinh biết:
	- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của SO2, SO3 và H2SO4.
	- Các giai đoạn sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp.
	- Cách nhận biết ion sunfat.
	Học sinh hiểu: Từ cấu tạo phân tử và số oxi hoá suy ra tính chất của SO2, SO3 và H2SO4.
II. CHUẨN BỊ:
	Hoá chất gồm: Na2SO3, dd KMnO4, dd H2SO4 đặc và loãng, klFe, CuSO4.5H2O, đường kính trắng và lưu huỳnh.
III. PHƯƠNG PHÁP.
	Đàm thoại nêu vấn đề + thí nghiệm trưc quan.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
	1. Oån định
	2. Kiểm tra bài cũ
	Nêu tính chất hoá học của H2S viết phương trình minh hoạ cho tính axit của H2S
	Nêu tinh chất hoá học của H2S viết phương trình minh hoạ cho tính khử mạnh của H2S
	3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐÔNGJ CỦA TRÒ
Hoạt động 1: cấu tạo phân tử và tính chất vật lí của lưu huỳnh.
Gv: viết cấu hình electron của S và O.
Gv: giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử SO2.
Gv: viết công thức cấu tạo, xác định số oxi hoá của lưu huỳnh trong SO2.
Gv: nêu tính chất vật lí của lưu huỳnh đioxit.
Hoạt động 2: tính chất hoá học của SO2.
Gv: từ số oxi hoá có thể có của S trong các chất và số oxi hoá của S trong phân tử SO2 cho biết tính chất của SO2.
Gv: viết các phương trình phản ưng sau:
SO2 + H2O -> 
SO2 + NaOH (tl 1:1)
SO2 + NaOH (1:2)
Gv: gọi tên các sp.
Gv: 
Gv: viết phương trình theo chuổi biến hoá:
So S+6
Gv: Ngoài tính chất của một oxit axit SO2 còn có tính chất gì?
Gv: biểu diển thí nghiềm điều chế SO2 và dẩn khí vào dd KMnO4.
Gv: giải thích hiện tượng viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của SO2
Gv: khi dẩn SO2 vào dd Brom củng làm mất màu dd. 
Gv: hướng dẩn học sinh suy luận, viết phưong trình phản ứng và rút ra kết luận.
Gv: để khử tinh độc của SO2 trong quá trình sx hoá chất và chuyển nó thành S, người ta dùng hoá chất nào để thực hiện được quá trình đó? Xđ tính chất của các chất tham gia phản ứng.
Gv: một số kim loại có thể bị oxi hoá bởi SO2, Hoàn thành phản ứng. Mg + SO2 ->
Hoạt động 3: SO2 chất gây ô nhiễm môi trường
Gv: cho học sinh thảo luận các câu hỏi:
 - Tại sao lưu huỳnh là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường?
 - Các nguồn sinh ra khí SO2. cần làm gì để hạn chế lượng SO2 thai ra trong không khí?
Hoạt động 4: ứng dụng và điều chế SO2
Gv: Hãy nêu các ứng dụng của SO2.
Gv: trình bày phương pháp điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Viết các phương trình phản ứng.
Gv: tại sao không tiến hành thu SO2 bằng phương pháp đẩy nước giống như thu oxi? Tại sao phản đăc miếng băng tẩm xúc trên miệng lọ?
Hoạt động 5: củng cố và dặn dò.
làm các bài tập 1,2,3,4,5 SGK trang 186 để củng cố bài.
Về nhà làm bài tập 10 SGK + soạn phần axit sunfuric
Bài 45: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH
I. LƯU HUỲNH DIOXIT
 1. Cấu tạo phân tử
 Hoặc
 2. Tính chất vật lí.
 Là chất khí, mùi hắc, nặng hơn không khí, là khí độc.
 Lưu huỳnh dioxit tan nhiều trong nước.
 3. Tính chất hoá học.
 a. Lưu huỳnh dioxit là oxit axit.
 - SO2 tan trong nước tạo thành dung dịch axit sunfurơ
 SO2 + H2O H2SO3
 H2SO3 là một axit yếu và không bền.
 - SO2 tác dụng Oxit bazơ tạo muối.
 - SO2 tac dụng với dung dịch bazơ tạo hai loại muối: trung hoà và muối axit.
 SO2 + NaOH -> NaHSO3 (1)
 SO2 + 2NaOH -> Na2SO3 + H2O (2) 
 Đặt 
A ≤ 1: tạo muối NaHSO3 ® xảy ra pứ (1)
A ≥ 2: tạo muối Na2SO3 ® xảy ra pứ (2)
1 < A < 2: tạo 2 muối ® xảy ra (1), (2)
 b. Lưu huỳnh dioxit vừa là chất khử vừa là chất oxi hoá.
 Nguyên tố S trong pt SO2 có số oxi hoá +4 là số oxi hoá trung gian -2,0 và +6 nên vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
 - SO2 là chất khử tác dụng với chất oxi hoá mạnh.
 SO2 + Br2 + 2H2O -> 2HBr + H2SO4
 5SO2 + KMnO4 +2H2O -> K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
 SO2 là chất oxi hoá tác dụng với chất khử mạnh hơn.
 SO2 + 2H2S -> 3S + 2H2O
 SO2 + 2Mg -> S + MgO
 4. Lưu huỳnh dioxit là chất gây ô nhiễm.
(SGK)
 5. Ưùng dụng và điều chế lưu huỳnh dioxit.
 a. Ưùng dụng.(SGK)
 b. điều chế.
 - Trong phòng thí nghiệm.
 Na2SO3 + H2SO4 -> Na2SO4 + SO2 + H2O
 Thu khí SO2 bằng cách đẩy không khí.
 - Trong công nghiệp.
 + đốt S.
 + Đốt quặng sunfua kim loại.
 4FeS2 + 11O2 -> 2Fe2O3 + 8SO2
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày soạn
Tuần 27 tiết 71
Bài 45: HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA LƯU HUỲNH
I. MỤC TIÊU.
	Học sinh biết:
	- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của SO2, SO3 và H2SO4.
	- Các giai đoạn sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp.
	- Cách nhận biết ion sunfat.
	Học sinh hiểu: Từ cấu tạo phân tử và số oxi hoá suy ra tính chất của SO2, SO3 và H2SO4.
II. CHUẨN BỊ:
	Hoá chất gồm: Na2SO3, dd KMnO4, dd H2SO4 đặc và loãng, klFe, CuSO4.5H2O, đường kính trắng và lưu huỳnh.
III. PHƯƠNG PHÁP.
	Đàm thoại nêu vấn đề + thí nghiệm trưc quan.
IV. CÁC BƯỚC LÊN LỚP
	1. Oån định
	2. Kiểm tra bài cũ
	Nêu tính chất hoá học của SO2 viết phương trình minh hoạ cho tính oxit axit của SO2

File đính kèm:

  • docGANCch6.doc