Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 3: Liên kết hóa học

I. Mục tiêu

 HS biết:

 - Khái niệm về liên kết hoá học. Nội dung quy tắc bác tử.

 - Sự hình thành các anion (ion âm), Cation (ion dương), ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

 - Sự hình thành liên kết ion. Định nghĩa liên kết ion.

 - Khái niệm tinh thể ion, mạng tinh thể ion, tính chất chung của các hợp chất ion.

 - Viết cấu hình e của ion đơn nguyên tử.

II. Chuẩn bị

 Mẫu vật tinh thể Natri Clorua, mô hình tinh thể Natri Clorua.

III. Phương pháp

 Phối hợp các PP như đàm thoại, gợi mở, trực quan.

IV. Tiến trình tiết dạy

 1. Ổn định- kiểm tra sĩ số.

 2. Kiểm tra bài cũ: Kim loại, phi kim có mấy e hóa trị? Nguyên tử dễ cho hay nhận e?

 3. Bài mới:

 

doc28 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 3: Liên kết hóa học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động 1: Liên kết hoá học
Gv: Thế nào là liên kết hoá học? 
 Nguyên nhân sự hình thành LKHH ? 
 Có mấy kiểu liên kết hoá học?
HS trả lời.
Hoạt động 2: Liên kết ion
Gv: Thế nào là liên kết ion? 
 Điều kiện để 2 nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ion?
HS trả lời.
Hoạt động 3: Liên kết cộng hoá trị
Gv: Thế nào là liên kết cộng hoá trị? 
 Điều kiện để 2 ngtử liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị?
HS trả lời.
Gv: Liên kết cộng hoá trị và liên kết ion giống và khác nhau ntn? Lấy vd minh hoạ.
HS trả lời.
Hoạt động 4: Sự lai hoá các obitan nguyên tử
Gv: kẻ bảng
HS điền thông tin vào chỗ trống
Gv: thế nào là lai hoá các AO? lai hoá sp, lai hoá sp2, lai hoá sp3?
HS trả lời.
Gv: Điều kiện để các obitan lai hoá với nhau?
HS trả lời.
Gv: thế nào là xen phủ trục, xen phủ bên?
HS trả lời.
Gv: Thế nào là liên kết đơn, liên kết bội?
HS trả lời.
Hoạt động 5: bài tập
Bài 1: giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử LiF, KBr, CaCl2
- 2HS lên bảng làm: LiF, CaCl2 
( tương tự 2a, 2b trang 68 SGK)
- GV cùng cả lớp sửa bài.
( Các phân tử còn lại HS tự giải thích).
Bài 2: Sử dụng mô hình xen phủ obitan nguyên tử để giải thích sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử I2, HBr.
( tương tự 1b, 2a trang 74 SGK)
- 2HS lên bảng làm ( cĩ vẽ hình).
- GV cùng cả lớp sửa bài.
Hoạt động 6: củng cố và dặn dò
 - Làm các bài tập 3, 4 sgk 82
 - Tiết sau nếu cịn giờ sửa thêm BT 8 tr 80 SGK.
A. Kiến thức cần nắm vững
I. Liên kết hoá học
 1. Khái niệm về liên kết hoá học
 2. Áp dụng quy tắc bát tử giải thích sự hình thành liên kết hoá học.
II. Liên kết ion
III. Liên kết CHT
IV. Sự lai hoá các obitan nguyên tử
Kiểu lai hoá
Góc liên kết
Dạng hình học
sp
sp2
sp3
B. BaØi tập.
Bài 1:
 * Sự hình thành phân tử LiF
 - Sự hình thành ion
 Li ® Li+ + 1e
 F + 1e ® F-
 - Hai ion trái dấu hút nhau: 
 Li+ + F- ® LiF
 Phân tử LiF hình thành nhờ lực hút tĩnh điện giữa hai ion Li+ và F-
Bài 2:
 * Phân tử HBr
 - Obitan 1s của nguyên tử H xen phủ trục với obitan 4p chứa e độc thân của nguyên tử Br, tạo một liên kết s.
 - Phân tử HBr tạo thành nhờ 1 liên kết đơn. 
 * Phân tử I2 
 - 2 Obitan 5p chứa e độc thân của 2 nguyên tử I xen phủ trục với nhau tạo một liên kết s.
 - Phân tử I2 tạo thành nhờ 1 liên kết đơn.
Tiết 32
IV. Tiến trình tiết dạy:
	1. Ổn định- kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ ( kết hợp trong tiết dạy).
	3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Hoạt động 1: Bài tập
Bài 3: Viết công thức cấu tạo và công thức e của các phân tử sau: PH3, HNO3, SO2, C4H10.
Gv: Cho biết mỗi nguyên tử trong phân tử còn thiếu bao nhiêu e để đạt cấu hình bền của khí hiếm gần nhất, chúng cần phải góp bao nhiêu e với các nguyên tử khác?
- 4HS lên viết CT e, CTCT.
Gv: Cho biết liên kết nào là liên kết cộng hoá trị có cực, không cực và liên kết cho- nhận?
Gv: cho biết CTCT của C4H10 có còn cách viết nào khác không?
Bài 4: Dựa vào lí thuyết lai hoá các obitan nguyên tử, mô tả sự hình thành liên kết trong các phân tử BeCl2, BCl3. Biết BeCl2 có dạng đường thẳng còn BCl3 có dạng tam giác đều.
- Gv: cho biết BeCl2 có dạng đường thẳng vậy Be có kiểu lai hoá nào? 
 ( tương tự BeH2 trang 80 SGK)
Gv: Cho biết các AO nào trong nguyên tử Be tổ hợp với nhau ?
HS trả lời.
Gv: các AO lai hoá này có gì giống và khác nhau?
HS trả lời.
Gv: cho biết các obitan lai hoá của nguyên tử Be xen phủ với các obitan nào của Clo?
HS trả lời.
- Gv: cho biết BCl3 có dạng tam giác đều vậy B có kiểu lai hoá nào?
 ( tương tự BF3 trang 80 SGK)
Gv: Cho biết các obitan gì trong nguyên tử B tổ hợp với nhau để tạo 3AO lai hoá sp2 ?
 Các obitan lai hoá này có điểm gì giống và khác nhau?
 Cho biết các obitan lai hoá của nguyên tử B xen phủ với các obitan nào của Clo?
HS trả lời.
Bài 8 tr80 SGK: Mô tả sự hình thành liên kết trong phân tử HCl, C2H4, CO2, N2.
( HCl: xem 2a tr 75 SGK, N2: xem 3 tr 80).
Chú ý: 
- C ở trạng thái cơ bản có 2 cặp e đã ghép đôi và 2 e độc thân. Để đạt c.h.e bền giống khí hiếm thì C cần góp 4e, trong khi nó chỉ có 2e độc thân. Do đó C phải ở trạng thái kích thích.
- Một nguyên tử muốn ở trạng thái kích thích thì phải có cặp e ghép đôi và có AO trống (cùng lớp).
- Các AO lai hóa chỉ xen phủ trục, tạo lk xich-ma.
- Lk pi chỉ được tạo ra do xen phủ bên của các AO p không lai hóa.
- Giải thích sự hình thành lk trong các phân tử 2 ngtử: chỉ trình bày sự xen phủ chứ không có sự lai hóa.
Gọi 2HS làm: C2H4, CO2. 
GV cùng cả lớp xem lại bài bạn.
Hoạt động 2: củng cố và dặn dò.
 Về nhà làm thêm các bài tập trong SBT.
Bài 19: LUYỆN TẬP (tt)
Bài 3:
 * PH3
 H:P:H H – P – H
 H H
 * SO2
 S S
 O O O O
 * HNO3
 O O
 H:O:N H – O – N 
 O O
 * C4H10
 H H H H H H H H
 H : C : C : C : C : H H – C – C – C – C – H 
 H H H H H H H H
 H H H H H H
 H C C C H H C C C H
 H C H H C H 
 H H H H H H
Bài 4:
 * Phân tử BeCl2:
 - 1AO 2s và 1 AO 2p của nguyên tử Be tổ hợp với nhau tạo thành 2AO lai hoá sp giống hệt nhau, nằm trên đường thẳng nhưng ngược chiều. Trên 2AO lai hoá đều chứa e độc thân.
 - 2AO lai hoá sp của nguyên tử Be xen phủ trục với 2AO 3p chứa e độc thân của hai nguyên tử Clo. 
Phân tử BeCl2 có dạng đường thẳng.
* Phân tử BCl3:
 - 1AO 2s và 2 AO 2p của nguyên tử B tổ hợp với nhau tạo 3 AO lai hoá sp2 giống hệt nhau, hướng từ tâm đến 3 đỉnh của tam giác đều. Trên mỗi obitan này đều có 1 e độc thân.
 - 3 AO lai hoá sp2 của B xen phủ trục với 3 AO 3p chứa e độc thân của 3 nguyên tử Clo. 
Phân tử BCl3 có dạng tam giác.
Bài 8:
* C2H4: ( đã giảng trong bài phần 2 tr 79-80)
6C: 1s2 2s2 2p2 
6C* :1s2 2s1 2p3 
 1AOs + 2AOp ® 3AO lai hóa sp2 
2 ngtử C, mỗi ngtử dùng 1AO lai hóa sp2 xen phủ trục với nhau để tạo 1lk s C-C.
Mỗi ngtử C dùng 2AO lai hóa sp2 còn lại xen phủ với 2AO1s của 2H tạo 2 liên kết s C-H.
Mỗi ngtử C còn 1AO2p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo 1 lk p C-C.
( vẽ hình)
* CO2: 
 6C: 1s2 2s2 2p2 
 6C* : 1s2 2s1 2p3 
 1AOs + 1AOp ® 2AO lai hóa sp 
8O: 1s2 2s2 2p4
Ngtử C dùng 2AO lai hóa sp ( chứa e độc thân) xen phủ trục với 2AO 2p của 2ngtử O để tạo 2 lk s C-O.
Ngtử C còn 2AO2p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với 2AO 2p còn lại của 2ngtử O tạo 2 lk p C-O.
( vẽ hình)
Ngày soạn : 25/10/09
Tiết 33
Bài 20: TINH THỂ NGUYÊN TỬ. TINH THỂ PHÂN TỬ
I. Mục tiêu:
	HS hiểu:
	Thế nào là tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
	Tính chất chung của tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
II. Chuẩn bị:
	GV: Tranh vẽ tinh thể iot, tinh thể nước đá, tinh thể kim cương.
III. Phương pháp:
	Hoạt động nhóm ( Đàm thoại nêu vấn đề theo hệ thống câu hỏi bên dưới) + Trực quan
IV. Tiến trình tiết dạy:
	1. Ổn định- kiểm tra sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 Ở bài “Khái niệm về LKHH. Lk ion” em đã học khái niệm tinh thể, tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion. Hãy nhắc lại các nội dung trên?
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
Hoạt động 1: Thí dụ tinh thể nguyên tử
Gv nêu vấn đề: Đại diện cho tinh thể nguyên tử là kim cương.
Hs: quan sát tranh vẽ mô hình tinh thể kim cương + nghiên cứu sách giáo khoa để nhận biết tinh thể kim cương.
- Gv: Cho biết tại nút mạng là nguyên tử, phân tử hay ion?
 Trong tinh thể kim cương có liên kết gì?
 Trong tinh thể kim cương, C có lai hoá gì?
- Đại diện 1 nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung (nếu cần).
- GV chốt lại.
Hoạt động 2: Tính chất tinh thể nguyên tử
- Gv: Cho biết thế nào là tinh thể nguyên tử?
 Cho biết các nguyên tử trong tinh thể liên kết với nhau bằng liên kết gì?
 Liên kết cộng hoá trị là liên kết bền vậy cho biết tinh chất ccủa tinh thể nguyên tử?
- Đại diện 1 nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung (nếu cần).
- GV chốt lại. 
Hoạt động 3: Một số mạng tinh thể phân tử
Gv đặt vấn đề: đại diện cho tinh thể phân tử là tinh thể iot và tinh thể nước đá.
Quan sát tranh vẽ và cho biết các hạt gì ở nút mạng?
Cho biết cấu trúc của mạng tinh thể iot và tinh thể nước đá?
- Đại diện 1 nhóm trả lời và nhóm khác bổ sung (nếu cần).
- GV chốt lại.
* Liên hệ thực tế: khi làm nước đá, ta thấy có sự giãn nở thể tích ( gặp lạnh lại nở ra!).
Hoạt động 4: tính chất của tinh thể phân tử
Gv: hướng dẫn HS nghiên cứu sgk để rút ra:
 + Tính chất chung của các chất có cấu trúc mạng tinh thể phân tử.
 + Nguyên nhân gây nên những tính chất đó. 
Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò
 - Nêu đặc điểm cấu trúc và tính chất của mạng tinh thể nguyên tử và tinh phân tử ?
 - Về nhà làm các bài tập 4 và 6 tr 85 SGK.
I. Tinh thể nguyên tử
 1. Thí dụ: mạng tinh thể kim cương
 Nút mạng tinh thể là các nguyên tử cacbon. 
 Trong tinh thể kim cương, mỗi ngtử C ở trạng thái lai hoá sp3 liên kết với 4 nguyên tử C khác nằm ở 4 đỉnh của tứ diện đều, tiếp tục các đỉnh lại liên kết với các nguyên tử C khác.
2. Tính chất chung của tinh thể nguyên tử
 Trong tinh thể các nguyên tử nằm ở nút của mạng, liên kết với nhau bằng liên kết cộng hoá trị.
 Liên ke

File đính kèm:

  • docGA 10NCchuong 3.doc
Giáo án liên quan