Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - Huỳnh Võ Việt Thắng

I./ Mục đích yêu cầu:

 1. Về kiến thức:

 _Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn.

 _Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn: Ô, chu kì, nhóm A,B, họ Lantan, Actini.

 2. Về kỹ năng:

 _Từ vị trí trong bảng TH suy ra cấu hình e và ngược lại.

3. Về thái độ:

 _Tin tưởng vào khoa học, chân lí khoa học, tinh thần làm việc nghiêm túc

II./ Chuẩn bị:

 1. Giáo viên: Hình vẽ ô nguyên tố, bảng hệ thống tuần hoàn

 2. Học sinh: Xem trước bài học, ôn lại kiến thức cấu hình e.

 

doc25 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn - Huỳnh Võ Việt Thắng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tích hạt nhân 
IV. DẶN DÒ:
Về nhà làm bài tập SGK , xem trước bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM:
	
Bài 12:
Tiết 19,20
SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC. 
ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Tuần 	: 7
Ngày soạn	: 27/09/2009
Ngày dạy	: 30/09/2009
Lớp	: 10CBA2
I./ Mục đích yêu cầu:
	1. Về kiến thức:
_Khái niệm và qui luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong chu kì và nhóm.
_Sự biến đổi hóa trị của các nguyên tố với hidro và hóa trị cao nhất đối với oxi trogn chu kì và nhóm.
_Sự biến đổi tính axit, tính bazơ của các oxit và hidroxit trong chu kì và nhóm A.
_Hiểu được nội dung định luật tuần hoàn.
	2. Về kỹ năng:
	_Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản của các nguyên tố trong chu kì và nhóm.
	_Viết được công thức hóa học, chỉ ra tính axit, bazơ của hidroxit tương ứng.
	3. Về tư tưởng:
	_Thái độ học tập tích cực, niềm tin trong cuộc sống, tin vào thế giới duy vật biện chứng.
	_Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội.
II./ Chuẩn bị:
	1. Giáo viên: Giáo án và hệ thống câu hỏi, bảng 2.4, 2.5, bảng HTTH.
	2. Học sinh: Xem trước bài mới
	3. Phương pháp: Đàm thoại nêu vấn đề.
III./ Tiến trình dạy học:
	Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài củ (10’)
	_Nêu sự biến đổi về bán kính nguyên tử trong chu kì và nhóm A? Vì sao có sự biến đổi đó? (4đ)
	_Năng lượng ion hóa thứ nhất là gì? Sư Biến đổi năng lượng ion hóa thứ nhất như thế nào trong chu kì và nhóm A? Nguyên nhân của sự biến đổi đó? (4đ)
	_Độ âm điện là gì? Sự biến đổi độ âm điện trong chu kì và nhóm A? (2đ)
TG
Hoạt động của Gíao viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
10’
20’
15’
10’
15’
 Hoạt động 2: 
_Hãy viết cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố sau: Na, Mg, Al, P, S, Cl và từ đó rút ra kết luận tính kl, tính pk? 
* Nhận xét:
_Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhưòng electron, tính kim loại của nguyên tố đó càng mạnh .
- Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhận electron, tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh.
M ’ Mn+ + ne 
X - ne ’ X n-
* Hoạt động 3:
_Dựa vào khái niệm về tính kim loại, tính phi kim và dựa vào quy luật biến đổi độ âm điện, năng lượng ion hoá của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, dẫn dắt HS tìm hiểu quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim.
_Chứng minh quy luật bằng chu kì 3 và các nguyên tố thuộc nhóm IA, VIIA . 
* Hoạt động 4: Bảng 2.4 trình bày công thức oxit cao nhất của các nguyên tố thuộc chu kì 3, 4 và công thức hợp chất khí với hidro của cac nguyên tố thuộc chu kì 3 , 4. Từ công thức oxit, Yêu cầu HS xác định hoá trị cao nhất của các nguyên tố đối với oxi và phát hiênn quy luật biến đổi hoá trị cao nhất của các nguyên tố với oxi theo chu kì cũng như hoá trị của các nguyên tố phi kim thuộc chu kì 3 và 4 . Từ công thức hợp chất khí với hidro, Yêu cầu HS xác định và phát hiện quy luật biến đổi hoá trị của các nguyên tố trong hợp chất với hidro theo chu kì.
* Hoạt động 5:
_Yêu cầu HS tìm ra quy luật biến đổi tính axit – bazơ của các oxit và hidroxit theo chu kì và theo nhóm.
* Hoạt động 6:
 - Dùng hình thức kễ chuyện, cho HS thấy rằng ở thời đại Men-de-leep, mặc dầu chưa biết rỏ về cấu tạo nguyên tử, nhưng Men-deleep đã phát hiện ra quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố, nhờ sự tiến bộ của khoa học, người ta đã giải thích được nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố chính à do sự biến đổi tuần hoàn cấu trúc electron của nguyên tử các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- Cách phát biểu định luật tuần hoàn ngày nay có khác với cách phát biểu của Men –deleep năm 1869, nhưng quy luật tuần hoàn mà Men – de le- ep phát hiện ra vẫn giử nguyên giá trị .
Na ( z = 11) : [Ne] 3s1
Mg(z=12) : [Ne] 3s2
Al(z=13) : [Ne] 3s2 3p1
P (z=15) : [Ne] 3s2 3p3
S (z=16) : [Ne] 3s2 3p4
Cl (z=17) : [Ne] 3s2 3p5 
- Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương
 - Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhưòng electron, tính kim loại của nguyên tố đó càng mạnh .
 - Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm .
 - Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhận electron, tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh .
_Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
_Giải thích :
Na > Mg > Al > Si < P < S < < Cl
_Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải) thì năng lượng ion hoá, độ âm điện tăng dần đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khã năng nhường e giảm nên tính kim loại giảm, khã năng nhận e tăng nên tính phi lim tăng.
 Li < Na < K < Rb < Cs
_Trong một nhóm A ,theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần .
_Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới) thì năng lượng ion hoá, độ âmđiện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khã năng nhường electron tăng, nên tính kim loại tăng, khã năng nhận electron giảm, nên tính phi kim giảm.
-Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hoá trị cao nhất của các nguyên tố với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7 , còn hoá trị với hidro của các phi kim giảm từ 4 đến 1.
- Nhận xét : Hoá trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hoá trị với hidro của các phi kim biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
- Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hidroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
- Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hidroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.
Nhận xét : Tính axit – bazơ của các oxit và hidroxit tương ứng của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của đện tích hạt nhân nguyên tử .
_Định luật tuần hoàn: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”.
I. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố 
Tính kim loại, tính phi kim
_Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhường electron để trở thành ion dương.
_Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhường electron, tính kim loại của nguyên tố đó càng mạnh.
_ Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ nhận thêm electron để trở thành ion âm.
_Nguyên tử của nguyên tố nào càng dễ nhận electron, tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh .
2. Sự biến đổi tính kim loại, tính phi kim
_Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
_Giải thích: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trái sang phải) thì năng lượng ion hoá, độ âm điện tăng dần đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần àm cho khã năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khã năng nhận electron tăng nên tính phi lim tăng .
_Trong một nhóm A ,theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng tho8ì tính phi kim giảm dần .
_Giải thích : Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân (từ trên xuống dưới) thì năng lượng ion hoá, độ âmđiện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khã năng nhường electron tăng, nên tính kim loại tăng, khã năng nhận electron giảm, nên tính phi kim giảm.
Nhận xét : Tính kim loại, tinh phi kim của các nguyên tố nhóm A biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân .
II. Sự biến đổi về hoá trị của các nguyên tố :
_Trong một chu kì, đi từ trái sang phải, hoá trị cao nhất của các nguyên tố với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7 , còn hoá trị với hidro của các phi kim giảm từ 4 đến 1 .
_Nhận xét : Hoá trị cao nhất của một nguyên tố với oxi, hoá trị với hidro của các phi kim biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân .
III. Sự biến đổi tính axit – bazơ của oxit và hidroxit tương ứng
_Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của oxit và hidroxit tương ứng giảm dần, đồng thời tính axit của chúng tăng dần.
_Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính bazơ của các oxit và hidroxit tương ứng tăng dần, đồng thời tính axit của chúng giảm dần.
Nhận xét : Tính axit – bazơ của các oxit và hidroxit tương ứng của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của đện tích hạt nhân nguyên tử .
IV. Định luật tuần hoàn :
“Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến d0ổi tuần hoàn theo chiều tăng của đien tích hạt nhân nguyên tử”
	Hoạt động 7: Cũng cố (10’)
1. So sánh tính bazo của các hidroxit trong mỗi dãy sau và có giải thích ngắn gọn : 
 a. Ca(OH)2 ; Sr(OH)2 ; Ba(OH)2 
 b. NaOH ; Al(OH)3
 c. Ca(OH)2 ; CsOH 
2. So sánh tính axit của các chất trong mỗi dãy sau và giải thích ngắn gọn :
H2CO3 ; H2SiO3 
H2SiO3 ; H3PO4 ; H2SO4 
 	3. Hãy viết các phương trình hoá học của các phản ứng giửa các oxit sau với nước (nếu có ) : Na2O ; SO3 ; Cl2O7 ; CO2 ; CaO ; N2O5 và nhận xét về tính chất axit-bazơ của sản phẩm
IV. DẶN DÒ:
Về nhà làm bài tập trong Sách Bài tập Hóa học 10.
Xem trước bài mới.
V. RÚT KINH NGHIỆM:

Bài 13:
Tiết 21
Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Tuần 	: 7
Ngày soạn	: 27/09/2009
Ngày dạy	: 02/10/2009
Lớp	: 10CBA2
I./ Mục đích yêu cầu:
	1. Về kiến thức:
_Hiểu được mối quan hệ giữ vị trí với cấu tạo của các nguyên tố, tính chất cơ bản của nguyên tố, với thành phần và tính chất của các đơn chất và hợp chất.
_Mối quan hệ giữa các nguyên tố lân cận.
	2. Về kỹ năng:
	_Từ vị trí suy ra được cấu hình, cấu tạo, tính chất hóa học cơ bản, so sánh tính kim loại tính phi kim giữa các nguyên tố lân cận.
 	3. Về tư tưởng:
	_Rèn luyện thái độ học tập nghiêm túc. Thích học môn hóa học.

File đính kèm:

  • docGiao an hoa hoc 1ONC chuong 2.doc