Giáo án Hóa học 10 – Học kì 1 từ tiết 49 đến tiết 60

I. MỤC TIÊU:

*Học sinh biết:

Biết được: Oxi: Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng; tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp.

Hiểu được: Oxi có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi.

 *Kĩ năng:

 - Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của oxi.

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế.

 - Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất và điều chế.

*Thái độ: Nhận thức được tầm quan trọng của oxi trong đời sống và có ý thức bảo vệ môi trường

II.PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng – phát vấn- kết nhóm.

III. CHUẨN BỊ:

*Giáo viên:

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

- Soạn bài từ SGK, SBT , STK .

*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

IV. NỘI DUNG:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục.

2.Kiểm tra bài cũ: (0 phút)

3.Bài mới:

Đặt vấn đề: Oxi có vai trò rất quan trọng trong đời sống và sản xuất, chúng có tính chất như thế nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu

 

doc21 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 – Học kì 1 từ tiết 49 đến tiết 60, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dẫn HS rút ra kết luận
3.Trạng thái tự nhiên điều chế:
- H2S có ở khí ga, xác động thực vật, nước thải nhà máy.
- Điều chế: FeS + 2HCl " FeCl2 + H2S#
4.Củng cố : Hướng dẫn HS tóm tắt trọng tâm bài đã học:
 + H2S là axít yếu, là chất khử mạnh
 + Làm bài tập 8/139 SGK
5.Dặn dò: 
- Hs làm các bài tập 1à10 trang 138, 139 SGK 
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................. 
@Ngày soạn: .............................
BÀI 32: HIDRO SUNFUA - LƯU HUỲNH DIOXIT -
LƯU HUỲNH TRIOXIT (tiết 2)
Tiết 54
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức:
- Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit, ứng dụng, phương pháp điều chế SO2, SO3.
- Hiểu được tính chất hoá học SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). 
2.Kĩ năng: 
- Dự đoán, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của SO2, SO3. 
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất của SO2, SO3.
- Phân biệt H2S, SO2 với khí khác đã biết.
- Tính % thể tích khí H2S, SO2 trong hỗn hợp.
3.Thái độ: Ý thức được sự độc hại của SO2
II. TRỌNG TÂM:
Tính chất hoá học của SO2 (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử). 
III.PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng- phát vấn- Hoạt động nhóm
IV. CHUẨN BỊ:
*Giáo viên:
- Hóa chất: Na2SO3, HCl, KMnO4
- Dụng cụ: bình cầu, ống nghiệm, cốc, ống dẫn cao su, phiễu nhỏ giọt, bảng tính tan
*Học sinh: -Học bài cũ và làm BT VN trước khi đến lớp ; Chuẩn bị bài mới.
V. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục
2.Kiểm tra bài cũ: (10 phút)
Viết ptpư hoá học dựa vào chuỗi biến hoá sau (ghi rõ đk pư , nếu có)
 FeS → H2S → S → SO2 → H2SO4
3.Nội dung bài mới:
Đặt vấn đề: Giới thiệu về hợp chất của lưu huỳnh
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính chất vật lí của SO2
- Gv cho hóc inh quan sát lọ chứa khí SO2, liên hệ bài thực hành số 4 trả lời:
+Nêu tính chất vật lí của SO2 ?(Trạng thái, mùi đặc trưng? độc tính?)
+Tỷ khối so với KK? Tính tan trong nước?
II. Lưu huỳnh đioxít: SO2
1. Tính chất vật lí:
- Khí không màu, mùi hắc, rất độc.
- Nặng hơn 2 lần KK và tan nhiều trong nước. ()
Hoạt động 2: Tính chất hoá học của SO2
- Nhận xét về thành phần cấu tạo của SO2? → Tính chất của oxit axit?
- Hs trả lời
- Tương tự H2S, tạo 2 loại muối
- Hs cho ví dụ, viết sản phẩm cho ví dụ
- GV thông tin cho hs bài toán SO2 + ddNaOH
2.Tính chất hóa học
a. Lưu huỳnh đioxít là oxít axít:
- Tan trong nước tạo axít tương ứng 
SO2 + H2O H2SO3 (axít sunfuarơ →Tính axít yếu )
- Tính axít :H2S < H2SO3 < H2CO3
- Không bền, dễ phân huỷ tạo SO2 
- Có thể tạo 2 loại muối:
+ Muối trung hòa: Na2SO3, CaSO3…
+ Muối axít: NaHSO3, Ba(HSO3) …
SO2 + NaOH " NaHSO3 
SO2 + 2NaOH " Na2SO3 + H2O
- Xác định số oxi hoá của S trong SO2?
→ Dự đoán tính chất hoá học của SO2? 
- Gv yêu cầu học sinh viết phương trình minh hoạ cho tính khử và tính oxi hoá của SO2
- Gv trình diễn thí nghiệm SO2 + dd KMnO4 
b.SO2 là chất vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
- Nguyên tố S trong SO2 có số oxi hóa trung gian (+4)
 ( tính khử )
 ( tính oxi hoá )
" SO2 vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
* Lưu huỳnh đioxit là chất khử:
* Lưu huỳnh đioxít là chất oxi hoá:
Hoạt động 3: Ứng dụng và điều chế SO2
- Nêu ứng dụng của SO2 trong đời sống?
- Nêu phương pháp Đ/chế SO2 trong PTN và trong CN? 
HS:tự đọc SGK nêu:
- Phương pháp Đ/chế SO2 trong PTN 
- Phương pháp Đ/chế SO2 trong CN
→ Viết PTHH
3. Ứng dụng và điều chế:
a. Ứng dụng: ( SGK)
b. Điều chế:
* Trong PTN: Cho H2SO4 đun nóng trong Na2SO3 (phản ứng trao đổi )
NaSO3 + H2SO4 " Na2SO4 + SO2 + H2O
* Trong CN: Đốt S trong khí O2 hoặc đốt quặng pirít sắt (phản ứng oxi hóa-khử)
Ptpư: S + O2 SO2 
 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
Hoạt động 4:Tính chất, ứng dụng, sản xuất SO3
- Nêu tính chất vật lí của SO3 ?
- Viết ptpư thể hiện SO3 là 1 oxit axit mạnh?
- Nhận xét về số oxi hoá của S trong SO3?
→ SO3 thể hiện tính chất gì?
- Nêu ứng dụng của SO3
II. Lưu huỳnh trioxit: SO3 
1. Tính chất:
- Chất lỏng, không màu.
- Tan vô hạn trong nước và trong axít sunfuric
 SO3 + H2O " H2SO4 
 nSO3 + H2SO4 " H2SO4.nSO3 (ôleum)
- SO3 là một oxít axít mạnh:
 SO3 + MgO " MgSO4
 SO3 + 2NaOH " Na2SO4 + H2O
- SO3 là một chất oxi hoá mạnh
2. Ứng dụng và sản xuất: ( SGK)
- H2S, SO2, SO3 có thể gây độc hại cho con người, là 1 trong những nguyên nhân gây nên mưa axít.
HS: có ý thức khử chất độc, hại,làm thí nghiệm để Chống ô nhiễm môi trường
Cách xử lí chất thải:
H2S, SO2, SO3 là dùng nước vôi trong
4. Củng cố : 
Bài tập 1: Từ các chất : H2S, MgSO3, S, FeS2, O2, dung dịch H2SO4. Viết phương trình phản ứng tạo ra SO2?
+) MgSO3 + H2 SO4 " MgSO4 + SO2 +H2O
+) S + O2 SO2 
+) 2H2S + 3O2 2SO2 + 2H2O
+) 4FeS2 +11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2 
Bài tập 2: Viết phương trình phản ứng, xác định rõ vai trò oxi hoá – khử của các chất:
 H2S + SO2 "
 SO2 + Br2 + H2O "
5. Dặn dò : 
- Học bài, làm bài tập
- Chuẩn bị bài axit sunfuric
Rút kinh nghiệm :
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................. 
@Ngày soạn: ............................
BÀI 33: AXIT SUNFURIC. MUỐI SUNFAT (tiết 1)
Tiết 55
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: 
Biết được: Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.
Hiểu được: 
- H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu...)
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
2.Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất axit sunfuric.
- Viết phương trình hóa học minh hoạ tính chất .
3.Thái độ: Cẩn thận khi làm việc với axit
II. TRỌNG TÂM:
- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước.
- H2SO4 loãng có tính axit mạnh.
III.PHƯƠNG PHÁP: 
- Gv đặt vấn đề
- Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
- Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
IV. CHUẨN BỊ:
*Giáo viên: 
- Hoá chất: H2SO4(l), đặc, Zn, Cu, CuO, CaCO3, quì tím, ddCuSO4, NaOH, tờ giấy, đường, ...
- Dụng cụ: Ống nghiệm, đèn cồn, giá ống nghiệm, đũa thuỷ tinh
*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: Viết PTHH hoàn thành dãy chuyển hoá sau:
 FeS → H2S →S → SO2 → SO3 → H2SO4
3.Bài mới: 
Đặt vấn đề: Chúng ta đã được học về những hợp chất nào của S?Hợp chất chứa S(+6) có tính oxi hoá rất mạnh, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về hợp chất đó là axit sunfuric 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Tính chất vật lí của axit sunfuric
- Gv cho học sinh quan sát lọ chứa axit sunfuric đặc → Nhận xét?
- Gv thông tin cho học sinh về cách pha loãng H2SO4 →Vì sao?
- Gv giải thích
A. Axit sunfuric:
I. Tính chất vật lí:
- Axit sunfuric là chất lỏng, sánh, không màu, không bay hơi
- D= 1,84g/cm3
- Tan vô hạn trong nước và toả nhiều nhiệt
Hoạt động 2: Tính chất hoá học của axit sunfuric loãng
- Gv hướng dẫn học sinh thực hiện thí nghiệm chứng minh tính axit của axit sunfuric
- Hs thực hiện theo nhóm, kết luận, viết phương trình minh hoạ
II. Tính chất hoá học:
1. Axit sunfuric loãng:
- Quỳ tím hoá đỏ
- Tác dụng với kim loại đứng trước H→ H2
- Tác dụng với bazơ và oxit bazơ
- Tác dụng với muối của axit yếu hơn
Hoạt động 3: Tính chất hoá học của axit sunfuric đặc
- Trong H2SO4, S có mức oxi hoá bao nhiêu?
→ Dự đoán tính chất của H2SO4?
- Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm đối chứng H2SO4 loãng và đặc với Cu
- Hs thực hiện, nêu hiện tượng, nhận xét về HSO4 đặc
- Hs viết PTHH theo nhóm:
+ H2SO4 với kim loại
+ H2SO4 với phi kim
+ H2SO4 với hợp chất
- Gv thông tin
b. Tính chất của axit sunfuric đặc: 
Ä Tính oxi hoá mạnh
H2SO4 đặc, nóng oxi hoá hầu hết kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim (C,S,P…) và nhiều hợp chất → SO2, kim loại có hoá trị cao nhất
+ Với kim loại:
M + H2SO4 đặc → M2(SO4)n + SO2/S/H2S + H2O
(n là mức oxi hoá cao nhất của kim loại M)
2H2SO4 + 2Ag → Ag2SO4 + SO2 + 2H2O
6H2SO4+2Fe → Fe2(SO4)3+ 3SO2 + 6H2O
+ Với phi kim:
5H2SO4 + 2P → 2H3PO4 + 5SO2  + 2H2O
2H2SO4 + C → CO2 + 2SO2  + 2H2O
+ Với hợp chất:
3H2SO4 + H2S → 4SO2 + 4H2O
H2SO4 + 2HBr → Br2 + SO2 + H2O
Lưu ý: H2SO4đặc, nguội không phản ứng với Al, Fe, Cr → thụ động hoá
- Trình chiếu thí nghiệm đường + H2SO4đăc 
- Hs quan sát, nhận xét, viết pthh
- Gv giải thích
- Gv lưu ý học sinh 

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 10 chuong 6.doc