Giáo án Hóa học 10 – Học kì 1

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Biết được:

 - Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau.

 - Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

 - Định nghĩa liên kết ion.

2.Kĩ năng:

- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể.

- Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể.

 3.Thái độ: Tích cực, chủ động

II.TRỌNG TÂM:

- Sự hình thành cation, anion.

- Ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử.

- Sự hình thành liên kết ion.

III.PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng - phát vấn - kết nhóm.

IV. CHUẨN BỊ:

Giáo viên: Mô hình sự tạo thành ion Li+, F-, phân tử NaCl, mô hình tinh thể NaCl

Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục.

2.Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

Viết cấu hình electron nguyên tử có Z = 3, 12, 16, 17, 9? Xác định tính chất cơ bản của nguyên tố?

3.Bài mới:

Đặt vấn đề: Có thể hiểu một cách đơn giản, liên kết hoá học là sự kết hợp giữa các nguyên tử để tạo thành phân tử hay tinh thể. Khi tạo thành liên kết hoá học, nguyên tử thường có xu hướng đạt tới cấu hình electron bền vững của khí hiếm với 8 electron lớp ngoài cùng (trừ He). Sự hình thành liên kết đó như thế nào, bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu về liên kết ion

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1980 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 – Học kì 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Theo công thức electron, mỗi nguyên tử C hay O đều có 8e ở lớp ngoài cùng đạt cấu hình của khí hiếm nên phân tử CO2 bền vững . 
4. Củng cố: Làm bài tập 6/64 SGK
5. Dặn dò: 
- Học bài
- Làm bài tập
- Chuẩn bị phần tiếp theo
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................. 
@Ngày soạn: 23/10/2013
BÀI 13: LIÊN KẾT CỘNG HOÁ TRỊ (tiết 2)
Tiết 24
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.
- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.
- Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion.
2. Kĩ năng: Dự đoán được kiểu liên kết hoá học có thể có trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng.
 3. Thái độ: Tích cực, chủ động
II. TRỌNG TÂM: 
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học.
- Quan hệ giữa liên kết ion và liên kết CHT.
III.PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng – phát vấn - kết nhóm.
IV. CHUẨN BỊ:
*Giáo viên: Giáo án
*Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: (8 phút)
1/ Trình bày sự tạo thành liên kết cộng hoá trị của các phân tử : H2 , HCl và CO2?
2/ So sánh sự tạo thành liên kết trong phân tử NaCl và HCl?
Gợi ý trả lời:
HS 1 : Viết công thức electron và công thức cấu tạo các phân tử H2, HCl và CO2. Giải thích 
HS 2 : Giải thích sự tạo thành liên kết ion (NaCl) và liên kết cộng hoá trị (HCl) 
3.Bài mới: 
Đặt vấn đề: Chúng ta đã biết liên kết hoá trị được hình thành như thế nào, bây giờ thử tìm hiểu xem những hợp chất có liên kết cộng hoá trị thì có tính chất như thế nào?
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị
GV cho HS đọc SGK và tự tổng kết theo các nội dung sau:
1/ Kể tên các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị?
2/ Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị?
HS : Thảo luận 2 phút, sau đó kết luận :
GV có thể hướng dẫn HS làm các thí nghiệm:
- Hoà tan đường, rượu etilic, iot vào nước 
- Hoà tan đường, iot vào benzen 
Þ So sánh khả năng hoà tan của các chất trong dung môi khác nhau 
3/ Tính chất của các chất có liên kết cộng hoá trị 
a/ Trạng thái: Các chất mà phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị có thể là :
- Các chất rắn: đường, lưu huỳnh, iot ….
- Các chất lỏng: nước, rượu, xăng, dầu …..
- Các chất khí: khí cacbonic, khí clo, khí hidro …
b/ Tính tan:
- Các chất có cực như rượu etylic, đường,… tan nhiều trong dung môi có cực như nước 
- Phần lớn các chất không cực như lưu huỳnh, iot, các chất hữu cơ không cực tan trong dung môi không cực như benzen, cacbon tetra clorua,…..
· Nói chung các chất có liên kết cộng hoá trị không cực không dẫn điện ở mọi trạng thái 
Hoạt động 2: Độ âm điện và liên kết hoá học
GV tổ chức cho HS thảo luận, so sánh để rút ra sự giống nhau và khác nhau giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion 
HS: Thảo luận theo nhóm 
Rút ra kết luận:
GV kết luận: Như vậy giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion có sự chuyển tiếp với nhau. Sự phân loại chỉ có tính chất tương đối. Liên kết ion có thể được coi là trường hợp riêng của liên kết cộng hoá trị 
GV đặt vấn đề: Để xác định kiểu liên kết trong phân tử hợp chất, người ta dựa vào hiệu độ âm điện. Theo thang độ âm điện của Pau – linh, người ta dùng hiệu độ âm điện để phân loại 1 cách tương đối loại liên kết hoá học theo quy ước sau :
GV hướng dẫn HS vận dụng bảng phân loại liên kết trên để làm các thí dụ trong SGK 
GV : Nhận xét cách giải
III/ ĐỘ ÂM ĐIỆN VÀ LIÊN KẾT HOÁ HỌC 
1/ Quan hệ giữa liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực và liên kết ion 
a/ Trong phân tử, nếu cặp electron chung ở giữa 2 nguyên tử liên kết ta có liên kết cộng hoá trị không cực 
b/ Nếu cặp electron chung lệch về 1 nguyên tử (có giá trị độ âm điện lớn hơn) thì đó là liên kết cộng hoá trị có cực 
c/ Nếu cặp electron chung lệch hẳn về 1 nguyên tử, ta sẽ có liên kết ion 
2/ Hiệu độ âm điện và liên kết hoá học 
Quy ước :
Hiệu độ âm điện(Dc)
Loại liên kết
0 £ (Dc) < 0,4
0,4 £ (Dc) < 1,7
(Dc) ³ 1,7
Liên kết CHT không cực 
Liên kết cộng hoá trị có cực
Liên kết ion 
a) Trong NaCl : (Dc) = 3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 ® liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion 
b) Trong phân tử HCl : (Dc) = 3,16 – 2,2 = 0,96 
® 0,4 < (Dc) < 1,7 ® liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hoá trị có cực 
c) Trong phân tử H2 : Dc = 2,20 – 2,20 = 0,0 
® 0 £ Dc < 0,4 ® liên kết giữa H và H là liên kết cộng hoá trị không cực 
4. Củng cố: Làm bài tập 2, 5/64
5. Dặn dò:
- Phân biệt liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực, liên kết ion 
- Sử dụng hiệu độ âm điện để xét tính chất ion, cộng hoá trị của 1 số hợp chất, đơn chất
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................. 
@Ngày soạn: 25/10/2013
BÀI 14: LUYỆN TẬP: LIÊN KẾT HOÁ HỌC 
Tiết 25
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Củng cố kiến thức về liên kết hoá học:
- Sự hình thành liên kết ion
- Sự hình thành liên kết cộng hoá trị
2.Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử, xác định loại liên kết
3.Thái độ: Phát huy tính tự lực của học sinh
II TRỌNG TÂM: 
Rèn luyện kĩ năng giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử, xác định loại liên kết
III.PHƯƠNG PHÁP: Diễn giảng - Phát vấn - Hoạt động cá nhân
IV. CHUẨN BỊ:
*Giáo viên: Phiếu học tập (5 bài tập)
*Học sinh: Ôn bài cũ
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, đồng phục...
2.Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình luyện tập
3.Bài mới: 
Đặt vấn đề: Để củng cố kiến thức đã học về liên kết hoá học, chúng ta sẽ làm một số bài tập
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1:Kiến thức cần nắm vững
Gv phát vấn học sinh các kiến thức: Sự tạo thành ion, liên kết ion, liên kết cộng hoá trị có cực, không cực, quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hoá học.
I. Kiến thức cần nắm vững:
- Sự tạo thành cation, anion.
- Liên kết ion, sự hình thành liên kết ion.
- Liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị có cực, không cực.
- Mối quan hệ giữa hiệu độ âm điện và liên kết hoá học.
Hoạt động 2: Vận dụng
Gv phát phiếu học tập cho học sinh
Hs làm việc các nhân và ghi vào phiếu học tập
Bốn học sinh lên bảng làm bài tập 1→ 4
Một số học sinh khác mang phiếu học tập lên cho GV chấm
Hs khác theo dõi bài làm trên bảng, nhận xét
Gv đánh giá
Bt1: Xác định số e, số p, số n trong các nguyên tử và ion sau:
Bt2: Viết sự tạo thành ion của nguyên tử: 
Bt3: Giải thích sự hình thành liên kết ion trong phân tử: MgO, MgCl2, Na2O
Bt4: Giải thích sự hình thành liên kết cộng hoá trị trong phân tử: H2S; CH4; C2H4 
Bt5: Xác định loại liên kết trong phân tử các hợp chất sau: HF; HBr; Cl2; NH3; NaBr; CaO
BT1: 
Ntử/Ion
Số e
Số p
Số n
18
16
16
10
8
9
18
18
22
18
17
18
23
26
30
0
1
1
BT2: 
Bt3:
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................................................
..............................................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................................. 
@Ngày soạn: 27/10/2013
BÀI 15: HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ
Tiết 26
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được:
- Điện hoá trị, cộng hóa trị của nguyên tố trong hợp chất.
- Số oxi hoá của nguyên tố trong các phân tử đơn chất và hợp chất. Những quy tắc xác định số oxi hoá của nguyên tố.
2.Kĩ năng: Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số
phân tử đơn chất và hợp

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 10 chuong 3.doc