Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 9, Bài 5: Cấu hình Electron của nguyên tử
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết quy luật sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố hóa học.
- Đặc điểm và vai trò của các electron lớp ngoài cùng trong việc xác định tính kim loại, phi kim của nguyên tố.
2. Kĩ năng:
Viết cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố.
II. Chuẩn bị:
HS: ôn lại các khái niệm lớp, phân lớp, số e tối đa trong lớp, phân lớp.
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ: Làm bài 6 trang 22 SGK
2. Hoạt động:
Tuần 5 Tiết 9 Bài 5: CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết quy luật sắp xếp các electron trong vỏ nguyên tử của các nguyên tố hóa học. - Đặc điểm và vai trò của các electron lớp ngoài cùng trong việc xác định tính kim loại, phi kim của nguyên tố. 2. Kĩ năng: Viết cấu hình electron của các nguyên tử nguyên tố. II. Chuẩn bị: HS: ôn lại các khái niệm lớp, phân lớp, số e tối đa trong lớp, phân lớp. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: Làm bài 6 trang 22 SGK Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt đông 1: GV: - Ở trạng thái cơ bản các e chiếm các mức năng lượng như thế nào? - Các phân lớp được sắp xếp theo mức năng lượng tăng hay giảm? - Hướng dẫn học sinh viết sự sắp xếp các phân lớp theo qui tắc Lekcopki. HS: quan sát hình 1.10 và trả lời. Hoạt động 2: GV: - Cấu hình e được định nghĩa như thế nào? - Để viết được cấu hình e ta có những qui ước gì? - Số e tối đa ở mỗi phan lớp là bao nhiêu? - Các phân lớp s,p,d,f có thể chứa bao nhiêu electron? - Khi viết cấu hình e cần làm theo các bước nào? - Viết cấu hình e của các nguyên tử sau: 13Al; 23V? hướng dẫn HS viết theo mức năng lượng rồi sau dó mới sắp theo lớp. HS: trả lời và viết cấu hình. ( Hương dẫn HS cách viết gọn cấu hình e) Hoạt động 3: GV: - Thế nào là nguyên tố s, p, d, f? - Hướng dẫn HS cách xác định nguyên tố: để xác định nguyên tố đó thuộc nguyên tố s, p, d, f ta cần căn cứ vào số e cuối cùng điền vào phân lớp nào ( phân lớp e theo mức năng lượng) - Viết cấu hình e của các nguyên tố sau: 26Fe; 12Mg; 15P. - Các nguyên tố trên nguyên tố nào thuộc nguyên tố s, ,p,d, f? HS: viết cấu hình e và trả lời. Hoạt động 4: GV: - Viét cấu hình electron của các nguyên tử có kí hiệu sau: 7N, 11Na, 14Si, 17Cl, 18Ar, 20Ca. ( cho 3 HS lên viết cấu hình e) - Xác định các nguyên tố trên thuộc nguyên tố s, p, d, f ? - Xác định số e trên mỗi lớp e của các nguyên tử trên? - Từ cấu hình e của các nguyên tử trên, nguyên tử nguyên tố nào có phân lớp e ngoài cùng bão hòa, bán bão hòa? HS: viết cấu hình e và trả lời. Hoạt động 5: GV: - Xác định lớp ngoài cùng của các nguyên tử trên? - Các nguyên tử trên có số e lớp ngoai cùng là bao nhiêu? - Electron lớp ngoài cùng có đặc điểm gì? - Từ cấu hình e của 20 nguyên tố đầu. xác định nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? - Từ cấu hình e của các nguyên tố trên xác định nguyên tố nào là kim loại, phi kim, khí hiếm? HS: trả lời. I. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử: - Ở trạng thái cơ bản các e chiếm các mức năng lượng từ thấp đến cao. - Thứ tự sắp xếp các phân lớp theo chiều tăng mức năng lượng: 1s2s2p3s3p4s3d4p5s. II. Cấu hình eletron của nguyên tử: 1. Cấu hình electron của nguyên tử: - ĐN: cấu hình e nguyên tử biểu diễn sự phân bố e trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau. - Quy ước cách viết cấu hình e của nguyên tử: + Số thứ tự lớp e ghi bằng số: 1, 2, 3, + Phân lớp ghi bằng chữ cái thường: s,p,d,f + Số e trong mỗi phân lớp được ghi phía trên bên phải của phân lớp: s2, p6, d2, - Các bước viết cấu hình e của nguyên tử: Bước 1: Xác định số e của nguyên tử. Bước 2: Phân bố các e trên các phân lớp theo chiều tăng mức năng lượng và tuân theo qui tắc số e tối đa trong một phân lớp. Bước 3: Sau đó sắp các phân lớp theo các lớp khác nhau. VD: Cấu hình e của: 13Al : 1s22s22p63s23p1 23V : 1s22s22p63s23p63d34s2 - Cách xác định nguyên tố s, p, d, f: + Ngtố s là ngtố mà ngtử có e cuối cùng điền vào phân lớp s. + Ngtố p là ngtố mà ngtử có e cuối cùng điền vào phân lớp p. + Ngtố d là ngtố mà ngtử có e cuối cùng điền vào phân lớp d. + Ngtố f là ngtố mà ngtử có e cuối cùng điền vào phân lớp f. VD: 26Fe: 1s22s22p63s23p63d64s2 : ngtố d 12Mg: 1s22s22p63s2 : ngtố s 15P: 1s22s22p63s23p3 : ngtố p 2. Cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu: ( SGK) VD: 7N : 1s22s22p3 11Na: 1s22s22p63s1 14Si : 1s22s22p63s23p2 17Cl : 1s22s22p63s23p5 18Ar : 1s22s22p63s23p6 20Ca : 1s22s22p63s23p64s2 3. Đặc điểm của electron lớp ngoài cùng: - Lớp e ngoài cùng của các nguyên tử có tối đa 8e. - Nguyên tử có 8e lớp ngoài cùng ( trừ He: 1s2) không tham gia phản ứng, gọi là khí hiếm, chỉ tồn tại dạng 1 nguyên tử. - Nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 e lớp ngoài cùng, dễ nhường e. - Nguyên tử phi kim có 5, 6, 7e lớp ngoài cùng, dễ nhận e. - Nguyên tử có 4e lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim. IV. Củng cố: Biết được các bước viết cấu hình e của các nguyên tố, cách xác định nguyên tố kim loại, phi kim, khí hiếm, nguyên tố s,p,d,f. Về làm bài 4, 6 trang 28 SGK. Viết cấu hình electron của các nguyên tử có kí hiệu sau và nhận xét số e ở lớp ngoài cùng a) 11Na, 19K , 37Rb b) 7N, 15P, c) 17Cl, 35Br, d) 10Ne, 18Ar Ngày ..tháng .. năm2009 Kí duyệt Phạm Thu Hà
File đính kèm:
- CẤU HÌNH E CỦA NGUYÊN TỬ ( Tiết 8,9).doc