Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 57,58 - Bài 34: Luyện tập Oxi và Lưu huỳnh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - Tính chất hóa học, điều chế Oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh.

 - Nhận biết muối, axit sunfuric, axit sunfuhiđric.

 2. Kĩ năng: HS vận dụng: giải các bài tập liên quan.

II. Chuẩn bị:

 GV dặn trước các bài tập trong tiết luyện tập.

III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Hoạt động:

 

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1485 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 57,58 - Bài 34: Luyện tập Oxi và Lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 57,58 và tiết tự chọn tuần 29:
Bài 34: LUYỆN TẬP: OXI VÀ LƯU HUỲNH
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	- Tính chất hóa học, điều chế Oxi, lưu huỳnh và các hợp chất của lưu huỳnh.
	- Nhận biết muối, axit sunfuric, axit sunfuhiđric.
	2. Kĩ năng: HS vận dụng: giải các bài tập liên quan. 
II. Chuẩn bị:
	GV dặn trước các bài tập trong tiết luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: - Oxi có những tính chất nào? Khi tham gia phản ứng Oxi thể hiện tính oxi hóa hay khử?
- Cách điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp?
- Lưu huỳnh có các số oxi hóa nào? Khi tham gia phản ứng Lưu huỳnh thể hiện tính oxi hóa hay tính khử?
- dd H2S có những tính chất hóa học cơ bản nào?
- Cách điều chế H2S? Để nhận biết muối sunfua và dd H2S ta dùng dung dịch nào?
- Axit Sunfuric loãng và đặc có những tính chất đặc trưng nào?
- Cách điều chế axit Sunfuric?
HS: trả lời, viết phương trình phản ứng
Hoạt động 2: 
Bài 1: 
Viết phương trình phản ưng theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
 H2SO4
FeS H2S SO2 SO3 
 S
GV: - Đánh số phương trình phản ứng để tránh viết thiếu.
- Dựa vào tính chất của các chất để viết phương trình phản ứng cho chính xác.
- Chú ý đến điều kiện phản ứng.
HS: làm bài
Hoạt động 3: 
Bài 2: 
Nhận biết các dung dịch sau bằng phương pháp hóa học: NaCl, HCl, MgSO4, Na2CO3, H2SO4, NaNO3
GV: - Phân tích cách nhận từng chất cụ thể bằng dung dịch nào
- Từ cơ sở đó ta chọn hóa chất để nhận biết các chất một cách tốt nhất.
- Khi cho một thuốc thử vào các dd cần xem có bao nhiêu chất xảy ra phản ứng? hiện tượng từng phản ứng
- Để nhận được chất thì hiện tượng xảy ra phải rõ ràng, đặc trưng cho từng chất và riêng biệt
HS: làm bài
Hoạt động 3: 
Bài 3: 
Nung hết 273,4 g hỗn hợp gồm KClO3 và KMnO4 với xúc tác MnO2 thu được 49,28 lít Oxi (đktc).
a) Tính %m các chất trong hỗn hợp đầu?
b) Cho lượng hỗn hợp trên phản ứng với dd HCl đặc dư thì thu được bao nhiêu lít khí Clo (đktc)?
GV: - Hai chất trên có bị phân hủy bởi nhiệt không? Khi phân hủy cho ra chất nào?
- Viết phương trình phản ứng xảy ra?
- Đề cho được các dữ kiện nào? Liên quan đến công thức nào?
- Đề yêu cầu tính các đại lượng nào? Liên quan đến công thức nào?
- Hai chất trên phản ứng với dung dịch HCl đặc ta thu được chất nào?
HS: làm bài
Hoạt động 4: 
Bài 4: 
Cho 7,8 g hỗn hợp gồm Mg và Al phản ứng với dung dịch H2SO4 2M loãng dư thu được 8,96 lít khí (đktc).
a) Tính %m các kim loại trong hỗn hợp?
b) Để trung hòa axit dư cần 50 g dung dịch NaOH 16%. Tính V dd HCl đã dùng?
GV: - Hai kim loại trên có phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng không?
- Chất khí thu được là chất khí nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra?
- Đề cho được các dữ kiện nào? Liên quan đến công thức nào?
- Đề yêu cầu tính các đại lượng nào? Liên quan đến công thức nào?
- Axit tham gia mấy phản ứng? để tính thể tích dung dịch ta càn tìm đại lượng nào?
HS: làm bài
Hoạt động 5: 
Bài 5: 
Cho 32,2 g hỗn hợp gồm Kẽm và Kim loại hóa trị II (đứng sau H2) phản ứng với dd H2SO4 loãng dư thu được 4,48 lít khí (đktc) và chất rắn A. Cho hết lượng A phản ứng với dung dịch H2SO4 đặc nòng thu được 6,72 lít khí (đktc).
a) Tính %m các kim loại trong hỗn hợp?
b) Tìm tên kim loại?
GV: - Hai kim loại trên có phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng không?
- Chất khí thu được là chất khí nào? Viết phương trình phản ứng xảy ra?
- Chất rắn A là chất nào còn lại sau phản ứng? viết phương trình phản ứng xảy ra
- Đề cho được các dữ kiện nào? Liên quan đến công thức nào?
- Đề yêu cầu tính các đại lượng nào? Liên quan đến công thức nào?
- Để tìm tên kim loại ta tìm đại lượng nào?
HS: làm bài
Hoạt động 6: 
Bài 6: 
Cho 68,34 g hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 và Na2SO4 phản ứng vừa đủ dd BaCl2 16% thu được dung dịch A và 132,81 g kết tủa.
a) Tính khối lượng dung dịch BaCl2 đã dùng?
b) Tính nồng độ % các chất trong dung dịch A?
GV: - Hai chất trên có phản ứng với dung dịch BaCl2 không?
- Kết tủa thu được là chất nào? Dung dịch A chứa các chất nào?
- Đề cho được các dữ kiện nào? Liên quan đến công thức nào ?
- Để tính khối lượng dung dịch BaCl2 ta cần tìm thêm đại lượng nào? Liên quan đến công thức nào?
- Gọi số mol các chất trong hỗn hợp rồi lập hệ phương trình để giải
HS: làm bài
SGK
Bài 1: 
1) FeS + 2HCl FeCl2 + H2S
2) H2S + 4Cl2 + 4H2O H2SO4 + 8HCl
3) 2H2S + 3O2 t 2SO2 + 2H2O
4) 2H2S + O2 t 2S + 2H2O 
5) S + H2 t H2S
6) S + O2 t SO2 
7) SO2 + 2H2S t 3S + 2H2O 
8) 2SO2 + O2 xt,t 2SO3 
9) SO2 + Br2 + 2H2O H2SO4 + 2HBr
10) 2H2SO4 đặc + Cu t CuSO4 + SO2 + 2H2O
11) SO3 + H2O H2SO4 
Bài 2: 
- Lấy mỗi chất ra 1 ít làm MT
- Cho dd HCl vào các MT, MT sủi bọt khí là Na2CO3
 Na2CO3 + 2HCl à 2NaCl + CO2 + H2O 
- Cho dd NaOH vào các MT còn lại, MT có kết tủa trắng là MgSO4 
 MgSO4 + 2NaOH à Mg(ỌH)2 + Na2SO4 
- Cho quì tím vào các MT còn lại:
 + MT làm quì tím hóa đỏ: HCl, H2SO4 (I)
 + MT không hiện tượng là NaCl, NaNO3 (II)
- Cho dd BaCl2 vào (I)
 + MT có kết tủa trắng là H2SO4
 H2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2HCl
 + MT không hiện tượng là HCl
- Cho dd AgNO3 vào (II)
 + MT có kết tủa trắng là NaCl
 NaCl + AgNO3 à AgCl + NaNO3 
 + MT không hiện tượng là NaNO3 
Bài 3: 
a) 2KClO3 t, xt 2KCl + 3O2 
 x 
 2KMnO4 t K2MnO4 + MnO2 + O2 
 y 
= mol
Ta có: mhh = 122,5.x + 158.y = 273,4 (1) 
 = + = 2,2 (2) 
Từ (1) và (2) ta được: x = 1,2 mol ; y = 0,8 mol
% = 53,77%
%= 100% - 53,77% = 46,23%
b) KClO3 + 6HCl à KCl + 3Cl2 + 3H2O 
 1,2 mol ? 
2KMnO4+16HCl à 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
 0,8 mol ?
 = 1,2 . 3 + 0,8 . = 5,6 mol
 = 5,6 . 22,4 = 125,44 lít
 Bài 4: 
a) Mg + H2SO4 à MgSO4 + H2 
 x x x 
 2Al + 3H2SO4 à Al2(SO4)3 + 3H2 
 y 
 = mol
Gọi số mol Mg trong hỗn hợp x mol
 Al y mol
 mhh = 24.x + 27.y = 7,8 (1)
 = x + = 0,4 (2) 
Từ (1) và (2) ta có: x = 0,1 mol
 y = 0,2 mol
%mMg = = 30,8%
%mAl = 100% - 30,8% = 69,2%
b) H2SO4 dư + 2NaOH à Na2SO4 + 2H2O 
 0,1 mol 0,2 mol 
 nNaOH = = 0,2 mol
= x ++ 0,1 =0,1 + + 0,1 = 0,5 mol
= = 0,25 lít
Bài 5: 
a) Gọi kim loại hóa trị II là M 
 Chỉ có Zn phản ứng với dd H2SO4 loãng, chát rắn A là M
 Zn + H2SO4 à ZnSO4 + H2 
 ? 0,2 mol 
 = = 0,2 mol
 n Zn = 0,2 mol mZn = 0,2 . 65 = 13 g
 mM = 32,2 – 13 = 19,2 g
%mZn = = 40,4% 
%mM = 100% - 40,4% = 59,6%
b) M + 2H2SO4 à MSO4 + SO2 + 2H2O 
 ? 0,3 mol 
 = = 0,3 mol
 nM = 0,3 mol MM = = 64 
Vậy M là Cu
Bài 6: 
a) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 à 3BaSO4 + 2AlCl3 
 x 3x 3x 2x 
 Na2SO4 + BaCl2 à BaSO4 + 2NaCl
 y y y 2y
 Gọi số mol Al2(SO4)3 trong hỗn hợp là x mol
 Na2SO4 y mol
= = 3x + y = = 0,57 mol
= 0,57 . 208 = 118,56 g
 = = 741 g
b) mhh = 342.x + 142.y = 68,34 (1) 
 = 3x + y = = 0,57 mol (2) 
Từ (1) và (2) ta có: x = 0,15 mol
 y = 0,12 mol
 = 2 . 0,15 . 133,5 = 40,05 g
mNaCl = 2 . 0,12 . 58,5 = 14,04 g
mdd A = 68,34 + 741 – 132,81 = 646,53 g
= = 6,2%
= = 2,2%
IV. Củng cố: 
V. Rút kinh nghiệm: 
 Kí duyệt của tổ trưởng 
 Tuần 29: 08 – 04 – 2008
 Phạm Thu Hà

File đính kèm:

  • docLuyện tập Oxi và Lưu huỳnh (tiết 57,58).doc