Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 53,54 - Bài 32: Hiđrosunfua. Lưu huỳnh Đioxit. Lưu huỳnh Trioxit
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết: + Tính chất vật lí, tính chát hóa học của H2S, SO2, SO3.
+ So sánh tính chất của SO2, SO3.
- Hs hiểu: + Ngoài tính axit yếu, H2S còn có tính khử.
+ Nguyên nhân tính khử, tính oxi hóa của SO2
2. Kĩ năng:
Viết ptpư chứng minh tính khử của H2S, SO2, tính oxi hóa của SO3.
II. Chuẩn bị:
GV: các mô hình thí nghiệm
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Hoạt động:
Tiết 53,54: Bài 32: HIĐROSUNFUA. LƯU HUỲNH ĐIOXIT. LƯU HUỲNH TRIOXIT I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS biết: + Tính chất vật lí, tính chát hóa học của H2S, SO2, SO3. + So sánh tính chất của SO2, SO3. - Hs hiểu: + Ngoài tính axit yếu, H2S còn có tính khử. + Nguyên nhân tính khử, tính oxi hóa của SO2 2. Kĩ năng: Viết ptpư chứng minh tính khử của H2S, SO2, tính oxi hóa của SO3. II. Chuẩn bị: GV: các mô hình thí nghiệm III. Tiến trình dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: - H2S có những tính chất vật lí nào? Khí H2S có độc không? - H2S nặng hay nhẹ hơn không khí? Chứng minh H2S nặng hơn không khí? - H2S các em thấy có ở đâu? Mùi như thế nào? - Khi hòa tan khí H2S vào nước ta thu được chất nào? - dd H2S có tính axit hay trung tính? Dd H2S có thể cho mấy ion H+ khi tham gia phản ứng? - Từ đó em có thể cho biết khi tham gia phản ứng thì Axit Sunfuhiđric có thể cho ra mấy muối? đó là các muối nào? - Hướng dẫn học sinh cách biện luận để tìm công thức muối trong phản ứng H2S với NaOH HS: viết ptpư Hoạt động 2: GV: - Trong phân tử H2S thì S có số oxi hóa bao nhiêu? - S có các số oxi hóa nào? Như vậy trong phân tử H2S, S có số oxi hóa thấp nhất khi tham gia phản ứng thì số oxi hóa của S có thể tăng lên hay giảm đi? - Như vậy khi tham gia phản ứng thì H2S thể hiện tính oxi hóa hay tính khử? - Trong tự nhiên H2S có ở đâu? Quá trình hình thành H2S trong tự nhiên như thế nào? - Trong phòng thí nghiệm khí H2S được điều chế như thế nào? - Muối sunfua đa số tan hay không tan? Để nhận biết ion S2- ta dùng các chất nào? Màu của kết tử là màu nào? HS: trả lời và viết ptpư Hoạt động 3: GV: - Lưu huỳnh đioxit còn có tên gọi nào khác? - Hợp chất của phi kim với oxi thì có tính axit hay bazơ? - Một oxit axit có những tính chất hóa học cơ bản nào? - dd H2SO3 là axit có độ mạnh như thế nào? Khi phản ứng với bazơ tạo ra các muối nào? Biện luận tìm công thức muối tương tự với dd H2S HS: viết ptpư Hoạt động 4: GV: - Trong SO2 số oxi hóa của S là bao nhiêu? Như vậy khi tham gia phản ứng thì số oxi hóa của S có thể tăng lên hay giảm xuống? - SO2 khi tham gia phản ứng thể hiện tính oxi hóa hay tính khử? - Khi phản ứng với chất nào thì SO2 thể hiện tính oxi hóa, tính khử? - SO2 có các ứng dụng nào trong thực tế cuộc sống? - Để điều chế SO2 ta có thể điều chế từ các chất nào? - Quặng FeS2 có nhiều ở nước ta. HS: viết ptpư Hoạt động 5: GV: - SO3 có những tính chất vật lí cơ bản nào? - SO3 là một oxi axit, vậy SO3 có thể phản ứng với những chất nào? - SO3 khi phản ứng với bazơ tạo ra các muối nào? - SO3 phản ứng với bazơ để tìm công thức muối ta biện luận tương tự H2S - H2SO4 là chất có tính axit mạnh - Nêu các ứng dụng của SO3? HS: viết ptpư A. HIĐROSUNFUA: H2S I. Tính chất vật lí: II. Tính chất hóa học: 1. Tính axit: H2S dd H2S yếu hơn H2CO3 HiđroSunfua Axit Sunfuhiđric Dd H2S có tính axit yếu, tác dụng bazơ tạo 2 muối: xét pư H2S với NaOH T = * T tạo muối NaHS và H2S dư H2S + NaOH à NaHS + H2O * T tạo muối Na2S và NaOH dư H2S + 2NaOH à Na2S + 2H2O * 1< T < 2; tạo 2 muối NaHS và Na2S H2S + NaOH à NaHS + H2O H2S + 2NaOH à Na2S + 2H2O 2. Tính khử mạnh: S0 S-2 S+4 S+6 a. Tác dụng Oxi: 2H2S-2 + O2 thiếu t 2S0 + 2H2O 2H2S-2 + 3O2 dư t 2S+4O2 + 2H2O b. Tác dụng chất oxi hóa: H2S-2 + 4Cl2 + 4H2O à H2SO4 + 2HCl 2H2S-2 + SO2 à 3S0 + 2H2O III. Trạng thái tự nhiên và điều chế: - Trạng thái tự nhiên: có trong nước suối, khí núi lửa, sự phân hủy xác động thực vật, - Điều chế: FeS + 2HCl à FeCl2 + H2S Chú ý: Để nhận biết dd muối sunfua (S2-), H2S ta dùng dd Pb(NO3)2 , Cu(NO3)2 hoặc AgNO3 à đen Na2S + 2AgNO3 à Ag2S + 2NaNO3 B. LƯU HUỲNH ĐIOXIT: SO2 I. Tính chất vật lí: II. Tính chất hóa học: 1. SO2 là oxi axit: - Tan trong nước à H2SO3 axit Sunfurơ SO2 + H2O H2SO3 H2SO3 là axit yếu (mạnh hơn H2S, H2CO3), pư bazơ tạo 2 muối: Sunfit , hiđrosunfit - Tác dụng bazơ, oxit bazơ: SO2 + NaOH à NaHSO3 SO2 + 2NaOH à Na2SO3 + H2O SO2 + CaO à CaSO3 2. SO2 có tính khử và tính oxi hóa: - Thể hiện tính khử khi phản ứng chất oxi hóa mạnh: 2 + O2 xt, t 2 + Br2 + 2H2O à + 2HBr - Thể hiện tính oxi hóa khi pư chất khử mạnh: + 2H2S-2 à 3S0 + 2H2O + 6HI à H2S-2 + I2 + 2H2O III. Ứng dụng và điều chế SO2: 1. Ứng dụng: 2. Điều chế: - Phòng thí nghiệm: H2SO4 + Na2SO3 à Na2SO4 + SO2 + H2O - Trong công nghiệp: S + O2 t SO2 4FeS2 + 11O2 t 2Fe2O3 + 8SO2 C. LƯU HUỲNH TRIOXIT: SO3 I. Tính chất: 1. Tính chất vật lí: 2. Tính chất hóa học: SO3 là một oxit axit - Tác dụng với nước à dd H2SO4 SO3 + H2O à H2SO4 - Tác dụng bazơ, oxit bazơ: SO3 + NaOH à NaHSO4 SO3 + 2NaOH à Na2SO4 + H2O SO3 + CaO à CaSO4 II. Ứng dụng vẩn xuất: IV. Củng cố: V. Rút kinh nghiệm: Tiết tự chọn tuần 27: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tính chất hóa học của H2S, SO2, SO3. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng cân bằng ptpư và giải bài tập của học sinh. II. Chuẩn bị: GV: các bài tập áp dụng. HS: ôn lại bài cũ III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Bài 1: Viết ptpư theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có): Na2S SO2 à S à H2S à SO2 à SO3 à H2SO4 ZnS GV: - Dựa vào tính chất của các chất để viết phương trình phản ứng. - Chú ý đến điều kiện phản ứng HS: làm bài Hoạt động 2: Bài 2: Nhận biết các chất khí sau bằng phương pháp hóa học: O2 , N2 , O3 , H2S, SO2 GV: - Phân tích các chất dùng để nhận biết từng chất. - Từ sự phân tích trên sau đó chon thứ tự chất để nhận. - Hiện tượng phản ứng phải rõ ràng và đặc trưng cho từng chất. HS: làm bài Hoạt động 3: Bài 3: Cho hh Fe và FeS phản ứng với dd HCl dư thu được 2,464 lít (đktc) hh khí. Dẫn hết lượng hỗn hợp khí trên qua dd Pb(NO3)2 dư thu được 23,9 g kết tủa đen. Tính thể tích các khí trong hh khí? Tính khối lượng mỗi chất trong hh đầu? GV: - Hai chất trên có phản ứng với dd HCl không ? viết phương trình phản ứng xảy ra - Đề cho được các dữ kiện nào? Yêu cầu tính các đại lượn nào? - Liên quan đến công thức tính nào? HS: làm bài Bài 1: 1) SO2 + 2H2S 3S + 2H2O 2) S + 2Na t Na2S 3) S + H2 t H2S 4) S + Zn t ZnS 5) ZnS + 2HCl ZnCl2 + H2S 6) H2S + Na2O Na2S + H2O 7) 2Na2S + 3O2 t 2Na2O + 2SO2 8) 2H2S + 3O2 t 2SO2 + 2H2O 9) 2ZnS + 3O2 t 2ZnO + 2SO2 10) 2SO2 + O2 xt, t 2SO3 11) SO3 + H2O H2SO4 Bài 2: - Dẫn các khí qua dd AgNO3, khí tạo kết tủa den là H2S : H2S + 2AgNO3 à Ag2S + 2 HNO3 - Dẫn các khí còn lại qua dd Brom, khí làm mất màu dd Brom là SO2 SO2 + Br2 + 2H2O à H2SO4 + 2HBr - Dẫn các khí còn lại qua dd KI + hồ tinh bột, khí làm dd trên hóa xanh là O3 O3 + 2KI + H2O à 2KOH + I2 + O2 I2 làm hồ tinh bột hóa xanh - Cho than hồng vào 2 khí còn lại, khí làm than bùng cháy đỏ là O2, N2 làm than hồng tắt. Bài 3: a) Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 (1) ? 0,01 mol FeS + 2HCl à FeCl2 + H2S (2) ? 0,1 mol H2S + Pb(NO3)2 à PbS + 2HNO3 (3) ? 0,1 mol nPbS = Từ pư (3) = 0,1 mol nhh khí = + = mol = 0,11 – 0,1 = 0,01 mol = 0,01 . 22,4 = 0,224 lít = 0,1 . 22,4 = 2,24 lít b) Từ pư (1) nFe = 0,01 mol (2) nFeS = 0,1 mol mFe = 56. 0,01 = 0,56 g mFeS = 88 . 0,1 = 8,8 g IV. Củng cố: V. Rút kinh nghiệm: Kí duyệt của tổ trưởng Tuần 27: 24 – 03 – 2008 Phạm Thu Hà
File đính kèm:
- HiddroSSunfua (tiết 53,54).doc