Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 52: Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 Chứng minh: + tính oxi hóa mạnh của Oxi, Lưu huỳnh

 + tính khử của Lưu huỳnh

 + sự biến đổi trạng thái của Lưu huỳnh theo nhiệt độ.

 2. Kĩ năng:

 Kĩ năng thực hành, quan sát, giải thích hiện tượng.

II. Chuẩn bị:

1. Dụng cụ: 2. Hóa chất:

 - Ống nghiệm, giá để, bình tam giác - dây thép, bột Sắt, than gỗ.

 - Kẹp, thìa lấy hóa chất - KMnO4

 - Đèn cồn

3. Tổ chức:

 Chia Hs thành những nhóm nhỏ ( khoảng 5 HS/ nhóm)

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 52: Bài thực hành số 4: Tính chất của oxi, lưu huỳnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 52:
BÀI THỰC HÀNH SỐ 4: 
TÍNH CHẤT CỦA OXI, LƯU HUỲNH 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	Chứng minh: + tính oxi hóa mạnh của Oxi, Lưu huỳnh
 + tính khử của Lưu huỳnh
 + sự biến đổi trạng thái của Lưu huỳnh theo nhiệt độ. 
 2. Kĩ năng: 
 Kĩ năng thực hành, quan sát, giải thích hiện tượng.
II. Chuẩn bị:
Dụng cụ: 2. Hóa chất:
 - Ống nghiệm, giá để, bình tam giác	- dây thép, bột Sắt, than gỗ. 
 - Kẹp, thìa lấy hóa chất	- KMnO4 
 - Đèn cồn
3. Tổ chức:
 Chia Hs thành những nhóm nhỏ ( khoảng 5 HS/ nhóm)
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: - Trong phản ứng giữa Sắt với Oxi, không dể dây sắt dính vào thành bình, trong bình để lại ít nước.
- Khi đun nóng phải dùng kẹp để kẹp ống nghiệm.
- Trong phản ứng S cháy trong Oxi, cần đậy kín bình để không cho khí SO2 thoát ra ngoài.
- Quan sát hiện tượng rõ ràng, ghi đầy đủ theo yêu cầu.
Hoạt động 2: 
Cho HS điều chế Oxi từ KMnO4 bằng cách đẩy nước ra khỏi bình. Để lại một ít nước trong bình.
Hoạt động 3: Thí nghiệm 1
Đốt nóng dây sắt cho nóng đỏ rồi đưa nhanh vào bình Oxi. Quan sát và giải thích hiện tượng, viết ptpư. Xác định vai trò từng chất trong phản ứng?
GV: - Dùng kẹp để kẹp dây sắt đã cuộn hình lò xo một phần (gắn thêm thanh gỗ) rồi đốt phần hình lò xo.
- Đưa nhanh vào bình Oxi khi dây sắt đã cháy đỏ.
- Xác định chất khử, Oxi hóa trong phản ứng
HS: thực hiện
Hoạt động 4: Thí nghiệm 2
Cho S rắn vào ống nghiệm rồi đun trên ngọn lửa đèn cồn. Quan sát hiện tượng xảy ra?
GV: - Khi đun không để miệng ống nghiệm quay vào mặt.
Hoạt động 5: Thí nghiệm 3
Trộn một ít bột Fe với bột S rồi cho vào ống nghiệm. Đun hỗn hợp. Quan sát và giải thích hiện tượng, viết ptpư. Xác định vai trò từng chất trong phản ứng?
GV: - Trộn bột Fe và S theo tỉ lệ khối lượng 7 : 4
- Đun khi hỗn hợp đỏ thì ngưng đun
Hoạt động 6: Thí nghiệm 4 
Cho S vào mui đồng rồi đốt S cháy trong không khí (ngọn lửa sáng mờ) rồi đưa nhanh vào bình chứa Oxi. Quan sát và giải thích hiện tượng, viết ptpư. Xác định vai trò từng chất trong phản ứng?
GV: - Lấy S cho đầy mui đồng rồi đốt trên đèn cồn
- Khi đưa vào bình Oxi cần đưa nhanh và đậy kín bình lại.
Hoạt động 7: 
GV: - Cho HS nộp tường trình
- Hướng dẫn HS thu dọn hóa chất, dụng cụ.
- Quét dọn, vệ sinh phòng thí nghiệm.
Thí nghiệm 1: Tính oxi hóa của Oxi
Dây sắt cháy sáng chói, có các hạt màu nâu đỏ bắn ra quanh thành bình – dó là Fe3O4 
 3Fe + 2O2 t Fe3O4 
 Fe là chát khử
 O2 là chất Oxi hóa
Thí nghiệm 2: Sự biến đổi trạng thái của S theo nhiệt độ
Chất rắn màu vàng à Chất lỏng màu vàng à lỏng màu đỏ nâu à hơi màu da cam
Thí nghiệm 3: Tính oxi hóa của Lưu huỳnh
- Hiện tượng: Trước pư: hỗn hợp màu vàng xám
 Sau pư: chất rắn màu xám đen
- Pư: Fe + S t FeS 
 Fe: chất khử
 S: chất oxi hóa
Thí nghiệm 4: Tính khử của Lưu huỳnh
Lưu huỳnh cháy trong Oxi cho ngọn lửa màu xanh
 S + O2 t SO2 
 S: chất khử
 O2: chất oxi hóa
IV. Củng cố: 
V. Rút kinh nghiệm: 
Tiết tự chọn tuần 26:
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	Tính chất hóa học và điều chế Oxi, Ozon, Lưu huỳnh
	2. Kĩ năng:
	 Rèn kĩ năng cân bằng ptpư và giải bài tập của học sinh. 
II. Chuẩn bị:
	GV: các bài tập áp dụng. 
 HS: ôn lại bài cũ
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
Bài 1: 
Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
KClO3 à O2 à S à H2S àSO2 à CaSO3 à SO2 
 ZnS à ZnO à ZnCl2 à AgCl 
GV: - Đánh số thứ tự phương trình phản ứng.
- Dựa vào tính chất của các chất để viết phương trình phản ứng.
- Chú ý đến điều kiện phản ứng.
HS: làm bài
Hoạt động 2: 
Bài 2: 
Đun hỗn hợp gồm 6,5 gam Zn và 2,24 gam Lưu huỳnh trong bình không có không khí. Tính %m các chất trong hỗn hợp sau phản ứng?
GV: - Khi đun hỗn hợp trên thì phản ứng nào xảy ra?
- Từ khối lượng Kẽm và Lưu huỳnh ta tính được số mol Kẽm, Lưu huỳnh không?
- Đề cho số mol 2 chất phản ứng, làm thế nào để biết các chất có phản ứng đủ hay dư?
- Hỗn hợp sau phản ứng gồm các chất nào?
- Đề yêu cầu tính các dữ kiện nào? Liên quan đến công thức nào?
HS: làm bài
Hoạt động 3: 
Bài 3: 
Cho 11 gam hỗn hợp gồm Al và Fe tác dụng vừa đủ 12,8 gam lưu huỳnh thu được hỗn hợp chất rắn.
 a) Tính %m mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu?
 b) Tính khối lượng muối thu được?
GV: - Hai chất trên có phản ứng với Lưu huỳnh không?
- Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
- Đề cho được các dữ kiện nào? Từ các dữ kiện trên ta tính được các đại lượng nào?
- Đề yêu cầu tính các đại lượng nào? Liên quan đến công thức nào?
- Thiết lập mối quan hệ giữa dữ kiện cần tính với dữ kiện đề cho như thế nào?
- Muối thu được sau phản ứng là muối nào? Nêu công thức tính khối lượng các muối đó?
HS: làm bài
Hoạt động 4: 
Bài 4: 
Đun nóng hỗn hợp gồm 9,6 g Mg và 8 g S thu được hỗn hợp chất rắn A, cho hết lượng A trên phản ứng với dd HCl dư thu được hỗn hợp khí B. a) Tính %m các chất trong hỗn hợp A?
b) Tính thể tích các khí trong hỗn hợp B?
GV: - Khi đun nóng hỗn hợp trên có phản ứng xảy ra không?
- Từ dữ kiện đề cho ta tính được các đại lượng nào?
- Chất rắn A chứa các chất nào? 
- Đề yêu cầu tìm đại lượng nào? Liên quan đến công thức tính nào?
- Khi cho A phản ứng với dung dịch HCl thì chất nào phản ứng?
- Hỗn hợp khí thu được gồm các chất nào? Công thức để tính thể tích như thế nào?
HS: làm bài
Bài 1: 
1) 2KClO3 t 2KCl + 3O2 
2) 2H2S + O2 t 2S + 2 H2O
3) S + H2 t H2S 
4) 2H2S + 3O2 t 2SO2 + 2 H2O 
5) SO2 + CaO CaSO3 
6) CaSO3 + 2HCl CaCl2 + SO2 + H2O 
7) S + Zn t ZnS
8) 2ZnS + 3O2 t 2ZnO + 2SO2 
9) ZnO + 2HCl ZnCl2 + H2O 
10) ZnCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Zn(NO3)2 
Bài 2: 
 Zn + S t ZnS 
 ? 0,07 mol ? 
 n Zn = = 0,1 mol 
 n S = = 0,07 mol
Từ ptpư ta thấy S phản ứng hết, Zn dư
 hỗn hợp sau phản ứng chứa ZnS, Zn dư
 n ZnS = 0,07 mol
 n Zn dư = 0,1 – 0,07 = 0,03 mol
m ZnS = 0,07 . 97 = 6,79 g
m Zn dư = 0,03 . 65 = 1,95 g
mhh = 6,79 + 1,95 = 8,74 g
%mZn dư = = 22,31%
%mZnS = 100% - 22,31% = 77,69%
Bài 3: 
a) 2Al + 3S t Al2S3 
 x 
 Fe + S t FeS
 y y y 
 n S = = 0,4 mol
Gọi số mol Al trong hỗn hợp x mol
 Fe y mol
mhh = 27x + 56y = 11 (1) 
nS = + y = 0,4 (2) 
Từ (1) và (2), suy ra: x = 0,2 mol
 y = 0,1 mol 
%mAl = = 49,1%
%mFe = 100% - 49,1% = 50,9%
b) mMuối = + mFeS = 150. + 88.y
 = 150.0,1 + 88.0,1 = 23,8 g
Bài 4: 
a) Mg + S t MgS
 ? 0,25 ? 
 nMg = = 0,4 mol
 nS = = 0,25 mol
Theo ptpư và đề cho ta thấy Mg dư và S hết
Chất rắn A gồm: MgS: 0,25 mol
 Mg dư = 0,4 – 0,25 = 0,15 mol
 mhh = 0,15.24 + 0,25. 56 = 17,6 g
%mMgS = = 79,5%
%mMg dư = 100% - 79,5% = 20,6%
b) MgS + 2HCl à MgCl2 + H2S
 0,25 0,25 
 Mg dư + 2HCl à MgCl2 + H2 
 0,15 0,15 
V khí = = 0,25.22,4 + 0,15.22,4 = 8,96 lít
IV. Củng cố: 
V. Rút kinh nghiệm: 
 Kí duyệt của tổ trưởng
 Tuần 26: 17 – 03 – 2008 
 Phạm Thu Hà

File đính kèm:

  • docBài thực hành 4 (tiết 52).doc