Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 49, Bài 29: Oxi - Ozon

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 - HS biết: tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của Oxi và Ozon là tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của Ozon mạnh hơn Oxi.

 - Hs hiểu: + Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của của Oxi và Ozon.

 + Nguyên tắc điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm.

 2. Kĩ năng:

 Viết phương trình phản ứng giữa Oxi với các đơn chất và hợp chất. .

II. Chuẩn bị:

 GV: Bình chứa khí Oxi, mẫu than, dây sắt, rượu etylic.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2559 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 49, Bài 29: Oxi - Ozon, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 49:
Chương 6: OXI – LƯU HUỲNH
Bài 29: OXI - OZON
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	- HS biết: tính chất vật lí, tính chất hóa học cơ bản của Oxi và Ozon là tính oxi hóa mạnh. Tính oxi hóa của Ozon mạnh hơn Oxi.
	- Hs hiểu: + Nguyên nhân tính oxi hóa mạnh của của Oxi và Ozon.
	 + Nguyên tắc điều chế Oxi trong phòng thí nghiệm.
 2. Kĩ năng:
	Viết phương trình phản ứng giữa Oxi với các đơn chất và hợp chất. .
II. Chuẩn bị:
	GV: Bình chứa khí Oxi, mẫu than, dây sắt, rượu etylic.
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: - Căn cứ vào bảng hệ thống tuần hoàn, xác định: số thứ tự, chu kì, nhóm và cấu hình electron của Oxi?
- Từ cấu hình electron, để đạt cấu hình bền nguyên tử Oxi cần thêm bao nhiêu electron? Từ đó em có thể biểu diễn sự tạo thành phân tử Oxi?
- Oxi là một nguyên tố chiếm tỉ lệ cao trong không khí, vậy Oxi ở trạng thái nào, màu sắc, mùi vị ra sao?
- Khi tham gia phản ứng Oxi nhận thêm bao nhiêu electron? Thể hiện số oxi hóa bao nhiêu trong hợp chất?
- Khi đó Oxi thể hiện tính oxi hóa hay tính khử?
HS: trả lời 
Hoạt động 2: 
GV: - làm thí nghiệm đốt dây sắt trong khí Oxi. Cho HS quan sát hiện tượng xảy ra?
- Thí nghiệm: đốt than nóng đỏ rồi cho vào bình chứa khí Oxi. HS quan sát hiện tượng xảy ra?
- Thí nghiệm: đốt cháy rượu Etylic trong Oxi không khí. Quan sát hiện tượng xảy ra?
- Viết phương trình phản ứng, xác định số oxi hóa của Oxi trong phản ứng trên?
HS: quan sát, viết phương trình phản ứng và xác định số oxi hóa của Oxi.
Hoạt động 3: 
GV: - Kể tên một số ứng dụng của Oxi trong thực tế cuộc sống: trong lò rèn, bình thở trong bệnh viện, . . 
- Oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm từ các chất nào?
- Trong công nghiệp Oxi được điều chế từ các chất nào?
- Trong điều chế Oxi từ nước có hòa tan thêm dd H2SO4 hoặc dung dịch NaOH nhằm tăng tính dẫn điện của dung dịch điện phân.
HS: trả lời, viết phương trình phản ứng
Hoạt động 4:
GV: - Công thức phân tử của Ozon? Ozon có những tính chát vật lí cơ bản nào?
- Ozon thể hiện tính chất hóa học cơ bản nào khi tham gia phản ứng? 
- So với Oxi thì tính oxi hóa của Ozon như thế nào?
- Ozon có thể tham gia các phản ứng nào?
- Để nhận biết Ozon ta dùng các chất nào? Hiện tượng của phản ứng như thế nào?
HS: trả lời và viết phương trình phản ứng.
Hoạt động 5: 
GV: - Ozon có ở đâu? Và tác dụng của tầng Ozon đối với trái đất và các sinh vật như thế nào?
- Ozon được tạo thành từ nguyên tố nào? Dưới điều kiện nào?
- Ozon có thể được tạo thành từ: quá trình in giấy, từ máy photo, 
- Ứng dụng hiện nay của Ozon là gì? Dựa vào tính chất nào của Ozon mà ta sử dụng nó?
HS: trả lời.
A. OXI: 
I. Vị trí và cấu tạo: 
 STT: 8 Chu kì: 2 Nhóm: VIA
 Cấu hình e: 1s22s22p4 Ctpt: O2 Ctct: O = O
II. Tính chất vật lí:
 - Khí Oxi không màu, không mùi, không vị, nặng hơn không khí.
 - Oxi tan ít trong nước.
III. Tính chất hóa học:
 Oxi có tính oxi hóa mạnh, có số oxi hóa -2 trong hợp chất. Trừ: F2O
 1. Tác dụng kim loại: trừ Au, Pt
 Kim loại + Oxi à Oxit bazơ
 2Mg + O2 à 2MgO 
 4Al + 3O2 à 2Al2O3 
 3Fe + 2O2 à Fe3O4 
2. Tác dụng phi kim: trừ Halogen
 Phi kim + O2 à Oxit axit 
 C + O2 à CO2 
 S + O2 à SO2 
3. Tác dụng hợp chất: 
 cả chất vô cơ và hữu cơ 
 2CO + O2 à 2CO2 
 C2H5OH + 3O2 à 2CO2 + 3H2O 
IV. Ứng dụng: SGK 
V. Điều chế: 
 1. Trong phòng thí nghiệm: 
 Nhiệt phân các chất giàu Oxi như: KMnO4, KClO3, KNO3, 
 2KMnO4 à K2MnO4 + MnO2 + O2 
 2KClO3 à 2KCl + 3O2 
2. Trong công nghiệp: 
 - Không khí làm sạch rồi chưng cất phân đoạn thu được O2 lỏng.
 - Điện phân nước: 2H2O à 2H2 + O2 
B. OZON: 
I. Tính chất:
 1. Tính hất vật lí: Khí Ozon màu xanh nhạt, mùi đặc trưng.
 2. Tính chất hóa học:
 - Ozon có tính oxi hóa mạnh và mạnh hơn Oxi.
 Ag + O2 t thường không pư
 2Ag + O3 t thường Ag2O + O2 
- Oxi hóa nhiều kim loại (trừ Au, Pt), nhiều phi kim và hợp chất khác.
- Nhận biết O3 dùng dd KI + hồ tinh bột
2KI + O3 + H2O à 2KOH + I2 + O2 
 O3 làm dd KI + hồ tinh bột hóa xanh
II. Ozon trong tự nhiên: 
 - Có ở tầng bình lưu cách mặt đất khoảng 20 – 30 Km. Tầng Ozon hấp thụ tia tử ngoại bảo vệ con người và sinh vật khỏi tác hại của tia này.
 - Ozon tạo thành từ Oxi dưới tác dụng của tia tử ngoại: 3O2 tia tử ngoại 2O3 
III. Ứng dụng: 
 - Một lượng nhỏ khí Ozon sẽ làm không khí trong lành. Lượng nhiều sẽ gây ngộ độc.
 - Dùng để tẩy trắng tinh bột, dầu ăn, 
 - Chữa sâu răng, sát trùng nước sinh hoạt, 
IV. Củng cố: Biết tính chất hóa họ đặc trưng của Oxi, Ozon
 Về làm bài tập SGK
V. Rút kinh nghiệm: 
Tiết 50 và tiết tự chọn tuần 25:
Bài 3: LUYỆN TẬP: OXI - OZON
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	 Tính chất hóa học, điều chế Oxi, Ozon.
	2. Kĩ năng: HS vận dụng: giải các bài tập liên quan. 
II. Chuẩn bị:
	GV dặn trước các bài tập trong tiết luyện tập.
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu tính chất hóa học đặc treng của nguyên tố Oxi? Viết phương trình phản ứng chứng minh.
Hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
Bài 1: 
Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
NaClO3 à O2 à CO2 à CaCO3 à CaCl2 à AgCl
 MgOà MgSO4àMg(OH)2à MgO
GV: - Đánh số phương trình phản ứng để tránh viết thiếu phương trình phản ứng.
- Dựa vào tính chất của các chất để viết phương trình phản ứng.
- Chú ý đến điều kiện xảy ra phương trình phản ứng.
HS: viết ptpư 
Hoạt động 2: 
Bài 2: 
Cho m gam Zn phản ứng với Oxi dư thu được chất rắn A, cho hết lượng A trên phản ứng với dd HCl 0,1 M thu được 16,32 gam muối. Tính m và thể tích Oxi pư và dd HCl đã dùng?
GV: - Phản ứng có xảy ra không? Nếu có thì viết phương trình phản ứng.
- Đề cho được các dữ kiện nào? Và đề yêu cầu tính các đại lượng nào?
- Muối thu được là muối nào? Tính số mol muối đươc hay không?
- Muốn tính khối lượng Zn ta cần tìm đại lượng nào?
HS: làm bài.
Hoạt động 3: 
Bài 3: 
Có hỗn hợp khí Oxi và Ozon. Sau một thời gian Ozon bị phân hủy hết thu được chất khí duy nhất có thể tích tăng thêm 2%. ( pư 2O3 à 3O2). Tính %V các chất trong hỗn hợp đầu? Các khí đo trong cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất.
GV: - Các khí đo trong cùng điều kiện t, P, ta suy ra được điều gì?
- Khí sau phản ứng là khí nào?
- Thể tích tăng thêm 2% có ý nghĩa gì?
 - Ta tính thể tích các chất trước và sau phản ứng. Từ đó tính thể tích tăng thêm so với ban đầu. Thể tích tăng thêm so với ban đầu sẽ chiếm 2%.
HS: làm bài
Hoạt động 4: 
Bài 4: 
Đốt hết 3,6 gam Cacbon trong 6,72 lít khí Oxi ở 00C, 1,5 atm thu được hỗn hợp khí A.
a) Tính %n các khí trong hỗn hợp A?
b) Dẫn hết hỗn hợp khí A qua dd Ca(OH)2 thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
GV: - Viết phương trình phản ứng xảy ra
- Từ dữ kiện đề cho ta tính được số mol chất nào?
- Đề cho số mol 2 chất phản ứng, làm thế nào để biết chất phản ứng hết, chất dư?
- Từ cách biện luận trên ta tấy hỗn hợp A chứa các chất nào?
- Nêu công thức tính %n các chất trong hỗn hợp.
- Khi dẫn hỗn hợp A qua dung dịch Ca(OH)2 thì chất nào phản ứng? viết phương trình phản ứng. 
- Kết tủa thu được là chất nào? Tính khối lượng bằng cách nào?
HS: làm bài
Hoạt động 5: 
Bài 5: 
Để phản ứng hết hỗn hợp gồm Al và Mg cần 5,6 lít Oxi (đktc) và thu được 18,2 gam chất rắn.
a) Tính %m mỗi kim loại trong hỗn hợp?
b) Để phản ứng hết lượng hỗn hợp trên cần bao nhiêu lít dd HCl 1M?
GV: - Hai chất trên có phản ứng với Oxi không? Có thì viết phương trình phản ứng.
- Chất rắn sau phản ứng là chất nào?
- Từ các dữ kiện đề cho ta tính được số mol chất nào?
- Nêu công thức tính %m các chất trong hỗn hợp? từ công thức trên ta tính các đại lượng nào?
à thiết lập hệ phương trình để giải bài toán trên
- Hai chất có phản ứng với dd HCl không? Viết phương trình phản ứng xảy ra.
- Muốn tính thể tích dd HCl cần tìm thêm đại lượng nào?
HS: làm bài
Bài 1: 
1) 2NaClO3 t 2NaCl + 3O2 
2) O2 + C t CO2 
3) CO2 + CaO à CaCO3 
4) CaCO3 + 2HCl à CaCl2 + CO2 + H2O 
5) CaCl2 + 2AgNO3 à 2AgCl + Ca(NO3)2 
6) O2 + 2Mg t 2MgO 
7) MgO + H2SO4 à MgSO4 + H2O 
8) MgSO4 + 2NaOH à Mg(OH)2 + Na2SO4 
9) Mg(OH)2 t MgO + H2O 
Bài 2: 
 2 Zn + O2 t 2 ZnO
 ? 0,12 mol 
 ZnO + 2HCl à ZnCl2 + H2O 
 ? 0,12 mol 
Ta có: = = 0,12 mol
Từ ptpư ta có: n ZnO = 0,12 mol
 = = 0,06 mol
 n Zn = 0,12 mol
 n HCl = 0,12 . 2 = 0,24 mol
m Zn = 0,12 . 65 = 7,8 gam
= 0,06 . 22,4 = 1,344 lít
Vdd HCl = = 2,4 lít
Bài 3: 
Gọi số thể tích Oxi trong hỗn hợp là x lít
 Ozon y lít
 2O3 à 3O2
 2 l 3l
 y l l 
Thể tích hỗn hợp trước phản ứng: x + y lít
 Sau phản ứng : x + lít
Thể tích tăng: (x + ) - (x + y) = 0,5.y lít
Ta có: = 2 % x = 24.y
 % = = 96%
% = 100% - 96% = 4%
Bài 4: 
a) C + O2 t CO2 
 0,3 ? ? 
nC = mol
 = 0,45 mol
Ta có: C hết, O2 dư
Hỗn hợp A chứa: O2 : 0,45 – 0,3 = 0,15 mol
 CO2 : 0,3 mol
nhh = 0,15 + 0,3 = 0,45 mol 
 %= = 33,3 % 
%= 100 % - 33,3 % = 66,7 % 
b) CO2 + Ca(OH)2 à CaCO3 + H2O 
 0,3 mol 0,3 mol 
 = 0,3 . 100 = 30 gam
Bài 5: 
a) 4Al + 3O2 t 2Al2O3 
 x 
 2Mg + O2 t 2MgO 
 y y 
Ta có: = + = = 0,25 (1) 
 mrắn = 102 + 40y = 18,2 (2)
Từ (1), (2) ta có: x = 0,2 mol ; y = 0,2 mol
 mhh = 0,2.27 + 0,2.24 = 10,2 g
%mAl = = 52,9%
%mMg = 100% - 52,9% = 47,1%
b) 2Al + 6HCl à 2AlCl3 
 0,2 0,6 
 Mg + 2HCl à MgCl2 + H2 
 0,2 0,4 
nHCl = 0,6 + 0,4 = 1 mol
VHCl = = 1 lít 
IV. Củng cố: 
V. Rút kinh nghiệm: 
 Kí duyệt của tổ trưởng
 Tuần 25: 10 – 03 – 2008
 Phạm Thu Hà

File đính kèm:

  • docOxi - Ozon (tiết 49,50).doc