Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 47, Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của Brom và Iot

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức:

 Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của Bom, Iot. So sánh tính oxi hóa của Clo, Brom, Iot.

 2. Kĩ năng:

 Kĩ năng thực hành, quan sát, giải thích hiện tượng.

II. Chuẩn bị:

1. Dụng cụ: 2. Hóa chất:

 - Ống nghiệm, giá để - dd NaBr, NaI.

 - Kẹp, thìa lấy hóa chất - Nước Clo, nước Brom, dd cồn Iot, hồ tinh bột

 - Ống hút nhỏ giọt

3. Tổ chức:

 Chia Hs thành những nhóm nhỏ ( khoảng 5 HS/ nhóm)

III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Hoạt động:

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 17143 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 47, Bài thực hành số 3: Tính chất hóa học của Brom và Iot, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 47:
BÀI THỰC HÀNH SỐ 3: 
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BROM VÀ IOT 
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	Củng cố kiến thức về tính chất hóa học của Bom, Iot. So sánh tính oxi hóa của Clo, Brom, Iot.
 2. Kĩ năng: 
 Kĩ năng thực hành, quan sát, giải thích hiện tượng.
II. Chuẩn bị:
Dụng cụ: 2. Hóa chất:
 - Ống nghiệm, giá để	- dd NaBr, NaI. 
 - Kẹp, thìa lấy hóa chất	- Nước Clo, nước Brom, dd cồn Iot, hồ tinh bột
 - Ống hút nhỏ giọt
3. Tổ chức:
 Chia Hs thành những nhóm nhỏ ( khoảng 5 HS/ nhóm)
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
GV: - Nêu nội dung cần thực hành. 
- Biểu diễn trước để HS quan sát làm các thí nghiệm.
- Lưu ý HS cách lấy hóa chất, nhất là nước Clo và nước Brom.
- Tránh không ngửi phải khí Clo và hơi Brom nên thí nghiệm 1,2 làm trong tủ hút.
Hoạt động 2: 
Thí nghiệm 1: 
Cho 1 ml dd NaBr vào ống nghiệm sau đó cho thêm vài giọt nước Clo vào, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết ptpư? so sánh tính oxi hóa của Brom và Clo?
GV: - Lấy hóa chất phải cẩn thận, khi hút hóa chất xong phải đậy bình hóa chất lại.
- Khi nhỏ nước Clo vào quan sát sự đổi màu của dd NaBr.
- Các bước thực hiện theo SGK.
HS: thực hiện
Hoạt động 3: 
Thí nghiệm 2: 
Cho 1 ml dd NaI vào ống nghiệm sau đó cho thêm vài giọt nước Brom vào, lắc nhẹ. Quan sát hiện tượng xảy ra, giải thích, viết ptpư? so sánh tính oxi hóa của Brom và Iot?
GV: - Thực hiện theo các bước trong SGK.
- Để bình nước Brom trong tủ hút rồi mới hút hóa chất.
HS: thực hiện
Hoạt động 4:
Thí nghiệm 3:
Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch hồ tinh bột rồi nhỏ thêm 1 giọt dd Iot. Sau đó đun nóng rồi để nguội lại. Quan sát hiện tượng xảy ra?
Hoạt động 5: 
GV: - Đánh giá buổi thực hành.
- Cho HS viết tường trình (nộp ngay sau buổi thực hành).
- Hướng dẫn HS thu dọn hóa chất, rửa dụng cụ thí nghiệm và vệ sinh phòng thí nghiệm.
Thí nhgiệm 1: So sánh tính oxi hóa của Brom và Clo
- Hiện tượng: màu dd NaBr có màu nâu ( nhỏ nhiều nước Clo thì có khí màu nâu bay ra)
- Giải thích: khí Brom (màu nâu) tạo thành tan trong dd NaBr làm dd NaBr đổi sang màu nâu
- Ptpư: Cl2 + 2NaBr à 2NaCl + Br2 
 tính oxi hóa của Clo mạnh hơn Brom
Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của Brom Và Iot
- Hiện tượng: màu dd NaI có màu đen ( nhỏ nhiều nước Brom thì có khí màu tím bay ra)
- Giải thích: khí Iot (màu đen tím) tạo thành tan trong dd NaI làm dd NaI đổi sang màu đen tím
- Ptpư: Br2 + 2NaI à 2NaBr + I2 
 tính oxi hóa của Brom mạnh hơn Iot
Thí nghiệm 3: 
Hiện tượng: 
 - Khi cho dd Iot vào thì dd hồ tinh bột chuyển sang màu xanh đen.
 - Khi đun nóng màu xanh đen biến mất ( dd trở lại không màu), để nguội dd có màu xanh đen trở lại.
IV. Củng cố: 
V. Rút kinh nghiệm: 
Tiết tự chọn tuần 24:
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: 
	Tính chất của Flo, Brom, Iot và các hợp chất của chúng.
	2. Kĩ năng:
	 Rèn kĩ năng cân bằng ptpư và giải bài tập của học sinh. 
II. Chuẩn bị:
	GV: các bài tập áp dụng. 
 HS: ôn lại bài cũ
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động: 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
Bài 1: 
Viết phương trình phản ứng theo sơ đồ sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có):
HF à F2à Cl2 à Br2 à I2 à KI à KNO3 
 NaClO à NaClO3 à O2 
GV: - Đánh số chuỗi phản ứng để tránh viết thiếu phương trình phản ứng.
- Dựa vào tính chất của các nguyên tố để viết phương trình phản ứng.
- Chú ý đến cân bằng phương trình phản ứng.
HS: làm bài
Hoạt động 2: 
Bài 2: 
Nhận biết các dd ttrong các lọ mất nhãn riêng biệt sau bằng phương pháp hóa học:
 KCl, K2CO3 , NaI, MgSO4 , KBr, KNO3 
GV: - Phân tích cách nhận từng chất cụ thể.
- Từ phân tích trên em có thể nhận chất nào trước?
- Dùng chất nào để nhận các chất trên?
- Để nhận được chất thì phản ứng phải xảy ra đặc trưng cho chất đó và hiện tượng phải rõ ràng.
HS: làm bài
Hoạt động 3: 
Bài 3: 
Cho m g hỗn hợp gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Mặt khác, để phản ứng hết m g hỗn hợp trên cần 7,84 lít khí Brom (đktc).
Viết phương trình phản ứng?
Tính m và %m các kim loại trong hỗn họp?
GV: - Hai kim loại trên có phản ứng với dung dịch HCl không?
- Hai kim loại có phản ứng với khí Brom không? Thu được chất nào?
- Đề cho được các dữ kiện nào? Yêu cầu tìm các đại lượng nào?
- Đề cho có liên quan đến công thức nào?
- Các dữ kiện đề cho có liên quan đến mấy phương trình phản ứng?
- Trình bày hướng giải bài toán?
HS: làm bài
Bài 1: 
1) 2HF đp F2 + H2 
2) F2 + 2 NaCl khan à 2NaF + Cl2 
3) Cl2 + 2NaBr à 2NaCl + Br2 
4) Br2 + 2NaI à 2NaBr + I2 
5) I2 + 2K t 2KI 
6) KI + AgNO3 à AgI + KNO3 
7) Cl2 + 2NaOH à NaCl + NaClO + H2O 
8) 3NaClO t 2NaCl + NaClO3 
9) 2NaClO3 t 2NaCl + 3O2 
Bài 2: 
- Lấy mỗi chất ra một ít làm mẫu thử (MT)
- Cho dd HCl vào các MT: MT có sủi bọt khí là K2CO3 : K2CO3 + 2HCl à 2KCl + CO2 + H2O
- Cho dd BaCl2 vào các MT còn lại: MT có kết tủa trắng là MgSO4: 
 MgSO4 + BaCl2 à BaSO4 + MgCl2 
- Cho dd AgNO3 vào các MT còn lại: 
 + MT có kết tủa trắng là KCl
 KCl + AgNO3 à AgCl + KNO3 
 + MT có kết tủa vàng nhạt là KBr: 
 KBr + AgNO3 à AgBr + KNO3 
 + MT có kết tủa vàng sậm là KI 
 KI + AgNO3 à AgI + KNO3 
 + MT không hiện tượng là KNO3 
Bài 3: 
a) Fe + 2HCl à FeCl2 + H2 (1) 
 ? 0,2 mol 
 2Fe + 3Br2 à 2FeBr3 (2)
 0,2 mol ? 
 Cu + Br2 à CuBr2 (3) 
 ? 0,05 mol 
b) Ta có: = = 0,2 mol
 = = 0,35 mol 
Từ pư (1), ta có: nFe = 0,2 mol
 Pư (2), ta có: (2) = = 0,3 mol 
 (3) = 0,35 – 0,3 = 0,05 mol
 Từ pư (3), ta có: nCu = 0,05 mol 
 mFe = 0,2 . 56 = 11,2 g 
 mCu = 0,05 . 64 = 3,2 g
 mhh = 11,2 + 3,2 = 14,4 g 
%mFe = = 77,8% 
%mCu = 100% - %mFe = 22,2% 
IV. Củng cố: 
V. Rút kinh nghiệm: 
 Kí duyệt của tổ trưởng
 Tuần 24: 03 – 03 – 2008 
 Phạm Thu Hà

File đính kèm:

  • docBài thực hành 3 (Tiết 47).doc