Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 26, Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa

A. Mục tiêu và yêu cầu của bài học:

 1. Kiến thức: Học sinh (HS) hiểu được: hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất ion, trong hợp chất cộng hoá trị; khái niệm và quy tắc xác định số oxi hoá.

2.Kỹ năng: HS vận dụng để xác định đúng hoá trị (điện hoá trị, cộng hoá trị) của một nguyên tố, số oxi hoá của các nguyên tố trong các đơn chất và hợp chất hoá học.

3.Tình cảm, thái độ: GV ôn hòa, lịch sự , gương mẫu. HS nghiêm túc nghe giảng bài, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập.

B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: (Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò):

 1.Giáo viên (GV) chuẩn bị bảng tuần hoàn.

 2.HS ôn tập về liên kết ion, liên kết cộng hoá trị để học tốt phần này.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 26, Bài 15: Hóa trị và số oxi hóa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HOÁ HỌC
Bài 15: HOÁ TRỊ VÀ SỐ OXI HOÁ
Tiết: 26 Lớp dạy: 10 cơ bản Ngày dạy
A. Mục tiêu và yêu cầu của bài học:
 1. Kiến thức: Học sinh (HS) hiểu được: hoá trị của một nguyên tố trong hợp chất ion, trong hợp chất cộng hoá trị; khái niệm và quy tắc xác định số oxi hoá.
2.Kỹ năng: HS vận dụng để xác định đúng hoá trị (điện hoá trị, cộng hoá trị) của một nguyên tố, số oxi hoá của các nguyên tố trong các đơn chất và hợp chất hoá học.
3.Tình cảm, thái độ: GV ôn hòa, lịch sự , gương mẫu. HS nghiêm túc nghe giảng bài, tham gia tích cực vào các hoạt động học tập. 
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: (Dụng cụ cần sử dụng của thầy và trò):
 1.Giáo viên (GV) chuẩn bị bảng tuần hoàn.
 2.HS ôn tập về liên kết ion, liên kết cộng hoá trị để học tốt phần này.
C. Hoạt động dạy - học: 
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: 
1/ Bảng so sánh:
Loại LK
LK ion NaCl
LK CHT Có cực HCl
Định nghĩa
LK được hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion Na+ , Cl-.
LK được tạo nên giữa H_Cl bằng 1 cặp e chung.
Bản chất LK
Na cho e, Cl nhận e.
Đôi e chung lệch về Cl do nó có độ âm điện lớn hơn.
x
2.1 (>1.7)
0.8 (0.4 -<1.7)
Đặc tính
Bền
Bền
2/TTNT cấu tạo từ những nguyên tử được sắp xếp 1 cách đều đặn,theo 1 trật tự nhất định trong không gian tạo thành 1 mạng tinh thể. Ơû các điểm nút là những nguyên tử LK nhau bằng các LKCHT. Lực LKCHT này rất lớn nên TTNT bền vững, rất cứng, tonc, tos khá cao.
3/TTPT cấu tạo từ những phân tử được sắp xếp 1 cách đều đặn,theo 1 trật tự nhất định trong không gian tạo thành 1 mạng tinh thể. Ơû các điểm nút là những phân tử LK nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy, TTPT dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
 GV nêu một trong các câu hỏi sau:
1/ Hãy so sánh về liên kết (LK) ion và LK cộng hoá trị (CHT) trong hợp chất NaCl, HCl.
2/ Tinh thể nguyên tử là gì? Liên kết giữa các nguyên tử trong tinh thể nguyên tử là liên kết gì? Liên kết này có ảnh hưởng gì đến tính chất chung của TTNT?
3/ Tinh thể phân tử là gì? Liên kết giữa các phân tử trong tinh thể phân tử là liên kết gì? Liên kết này có ảnh hưởng gì đến tính chất chung của TTPT?
HS trả lời câu hỏi
Hoạt động 2 (Nội dung bài học ) 
I. HOÁ TRỊ
 1. Hoá trị trong hợp chất ion.
 a. Qui tắc: Trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hoá trị của nguyên tố đó.
* GV nêu qui tắc: trong hợp chất ion, hoá trị của một nguyên tố bằng điện tích của ion và được gọi là điện hoá trị của nguyên tố đó.
** GV phân tích VD:NaCl là h/c ion được tạo bởi cation Na+ và anion Cl-, do đó Na có điện hoá trị là 1+, Cl có điện hoá trị là 1-.
GV: người ta qui ước, khi viết điện hoá trị, ghi giá trị của điện tích trước, dấu điện tích sau.
*** GV: em hãy xác định điện hoá trị của Ca, F trong h/c CaF2.
**** GV: em hãy xác định điện hoá trị của từng nguyên tố trong các h/c ion sau: K2O, CaCl2, Al2O3, KBr.
* HS theo dõi và ghi bài.
** HS ghi VD.
*** HS: CaF2 là h/c ion được tạo nên từ cation Ca2+ và anion F- nên điện hoá trị của Ca là 2+, của F là 1-.
**** HS vận dụng: K2O, CaCl2, Al2O3, KBr. Điện hoá trị:1+,2- 2+, 1- 3+, 2- 1+, 1-.
 b. Cách xác định điện hoá trị.
Kim loại ở nhóm IA, IIA, IIIA có 1, 2, 3e ngoài cùng, có thể nhường đi 1, 2, 3e nên trong h/c ion có ĐHT là 1+, 2+, 3+.
Phi kim thuộc nhóm VIA, VIIA có 6, 7e ngoài cùng có thể nhận thêm 2 hoặc 1e nên trong h/c ion có ĐHT là 6-8 = 2-, 7 -8 = 1-.
***** GV: qua VD trên, em có nhận xét gì về điện hoá trị của kim loại IA, IIA, IIIA và các nguyên tố phi kim VIA, VIIA?
***** HS dựa vào sách học sinh trả lời câu hỏi. 
Hoạt động 3 (Nội dung bài học)
 2.. Hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị.
 a.Qui tắc: Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết CHT của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hoá trị của nguyên tố đó.
 b.Cách xác định hoá trị: tính theo số LKCHT.
* GV nêu qui tắc: Trong hợp chất cộng hoá trị, hoá trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết CHT của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử và được gọi là cộng hoá trị của nguyên tố đó. 
** GV viết CTCT của NH3: 
Nguyên tử N có bao nhiêu LKCHT? Suy ra nguyên tố N có CHT bằng bao nhiêu? Mỗi nguyên tử H có bao nhiêu LKCHT? Suy ra nguyên tố H có CHT bằng bao nhiêu?
*** GV gọi 1 HS viết CTCT, xác định hoá trị từng nguyên tố trong phân tử nước và metan.
* HS ghi qui tắc.
** HS trả lời:N có 3 LKCHT nên nguyên tố N có CHT 3. Mỗi H có 1 LKCHT nên nguyên tố H có CHT 1. 
*** HS vận dụng: 
Trong H2O, H có CHT:1, O có CHT:2.
Và:
H có CHT1, C có CHT 4.
Hoạt động 4 (Nội dung bài học) 
II. SỐ OXI HOÁ.
 1. Khái niệm:
Số oxi hoá của một nguyên tố trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó trong phân tử, nếu giả định rằng liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử là liên kết ion.
 2.. Qui tắc xác định.
Qui tắc 1: 
Số oxi hoá của nguyên tố trong đơn chất bằng không.
Qui tắc 2:
Trong một phân tử, tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng không:
Qui tắc 3:
Số oxi hoá của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích ion đó. Trong ion đa nguyên tử, tổng số số oxi hoá của các nguyên tố bằng điện tích ion.
Qui tắc 4:
Trong hầu hết các hợp chất, số oxi hoá của hidro bằng +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại ( NaH, CaH2)
Số oxi hoá của oxi bằng -2 trừ trường hợp OF2, peoxit ( chẳng hạn H2O2).
* GV đặt vấn đề: Số oxi hoá thường được sử dụng trong việc nghiên cứu phản ứng oxi hoá khử.
** GV trình bày khái niệm số oxi hoá và từng qui tắc xác định số oxi hoá.
QT1: Yêu cầu HS cho VD.
QT2: Yêu cầu HS cho VD.
@ GV có thể nói rõvà mở rộng hơn theo kinh nghiệm: QT2: thì an + bm = 0. 
@Aùp dụng: tính soh của một nguyên tố chưa biết soh.
Ví dụ tính soh của S trong hợp chất 
QT3: Yêu cầu HS cho VD.
QT4:
*** GV bổ sung về cách viết số oxi hóa: chữ số viết thường, dấu viết trước, số viết sau,chúng được đặt trên nguyên tố hóa học. 
** HS ghi khái niệm, qui tắc, cho VD:
VD1: Trong phân tử đơn chất Na, Ca, Zn, Cu, H2, Cl2, N2 thì số oxi hoá của các nguyên tố đều bằng 0.
VD2: Trong NH3, số oxi hoá của H là +1, của N là -3.
@ HS trả lời:
Ta có : -1 .2 + x + (-2).4 = 0
 x= +6. vậy:
VD3:Số oxi hoá của của các nguyên tố ở các ion K+,Ca2+, Cl-, S2-. Lần lượt là +1, +2, -1,-2.
D. Củng cố, dặn dò:
 Yêu HS phân biệt hóa trị, số oxi hóa và cách tính số oxi hóa.
Công thức
Điện hoá trị
Số oxi hoá
NaCl
Na là 1+
Cl là 1 -
Na là +1
Cl là -1
Ca Cl2
Ca là 2+
Cl là 1 -
Ca là +2
Cl là -1
Công thức
Cộng hoá trị
Số oxi hoá
N N
N là 3
N là 0
Cl -Cl
Cl là 1
Cl là 0
O là 2 –
H là 1+
O là - 2
H là +1
 Cùng HS tổng kết toàn bài. 
 Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 (SGK 
E. Thông tin bổ sung:

File đính kèm:

  • docCHUONG 3BAI 15 HOA TRI VA SO OXI HOA.doc