Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 23,24 - Bài 13: Liên kết cộng hóa trị
Hoạt động 1:
GV: - Liên kết giữa kim loại với phi kim là liên kết ion. Vậy liên kết giữa phi kim với phi kim thuộc loại liên kết gì?
- Cấu hình electron của 1H như thế nào?
- Để bền thì H phải đạt cấu hình e của nguyên tử nào?
- Vậy H cần thêm bao nhiêu e để bền?
- Mỗi ngtử H sẽ góp chung 1e để đạt cấu hình e bền, tạo thành cặp e chung.
- Cặp e chung không lẹch về phía ngtử H nào cả.
HS: phát biểu và ghi bài.
Hoạt động 2:
GV: - Viết cấu hình e của 7N?
- Ngtử N cần thêm bao nhiêu e để bền? mỗi ngtử N sẽ góp chung bao nhiêu e?
- Biểu diễn sự tạo thành phân tử N2?
- Trong phân tử N2 có bao nhiêu cặp e chung? liên kết ba
- Các ngtử liên kết với nhau bằng 1,2,3 cặp e chung sẽ tạo ra liên kết tương ứng là đơn, đôi, ba.
Tiết 23,24: Bài 13: LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS biết - Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị trong đơn chất, hợp chất - Khái niệm về liên kết cộng hóa trị, tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị. 2. Kĩ năng: HS vận dụng: biểu diễn sự tạo thành liên kết cộng hóa trị II. Chuẩn bị: GV và HS: bảng tuần hoàn. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: Liên kết ion là gì? Biểu diễn sự tạo thành phân tử AlCl3, Na2O? Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: - Liên kết giữa kim loại với phi kim là liên kết ion. Vậy liên kết giữa phi kim với phi kim thuộc loại liên kết gì? - Cấu hình electron của 1H như thế nào? - Để bền thì H phải đạt cấu hình e của nguyên tử nào? - Vậy H cần thêm bao nhiêu e để bền? - Mỗi ngtử H sẽ góp chung 1e để đạt cấu hình e bền, tạo thành cặp e chung. - Cặp e chung không lẹch về phía ngtử H nào cả. HS: phát biểu và ghi bài. Hoạt động 2: GV: - Viết cấu hình e của 7N? - Ngtử N cần thêm bao nhiêu e để bền? mỗi ngtử N sẽ góp chung bao nhiêu e? - Biểu diễn sự tạo thành phân tử N2? - Trong phân tử N2 có bao nhiêu cặp e chung? liên kết ba - Các ngtử liên kết với nhau bằng 1,2,3 cặp e chung sẽ tạo ra liên kết tương ứng là đơn, đôi, ba. HS: biểu diễn Hoạt động 3: GV: - Viết cấu hình e của ngtử 1H, 17Cl? - Để đạt cáu hình e bền thì ngtử H, Cl cần thêm bao nhiêu e để bền? - Mỗi ngtử sẽ góp chung bao nhiêu e? - Độ âm điện của Cl, H là bao nhiêu? - Khi đó cặp e chung sẽ lệch về phía ngtử nào? liên kết này được gọi là liên kết cộng hóa trị có cực - Viết cấu hinh e của 12C, 8O? - Ngtử C, O cần thêm bao nhiêu e để bền? - Mỗi ngtử sẽ góp chung bao nhiêu e? - Biẻu diễn sự tạo thành phân tử CO2? - Liên kết C = O là liên kết cộng hóa trị có cực nhưng phân tử CO2 không phân cực do 2 liên kết C = O ngược chiều nên tổng hợp lực bằng o. HS: trả lời Hết tiết 23 Hoạt động 4: GV: - Chất có liên kết cộng hóa trị có thể ở các trạng thái nào? - Chất có cực có thể tan trong dung môi như thế nào? - Chất không có cực tan trong dung môi như thế nào? HS: trả lời Hoạt động 5: GV: - Liên kết khi nào được gọi là liên kết cộng hóa trị? - Liên kết cộng hóa trị không có cực, có cực? - Liên kết ion là gì? - Từ các loại liên kết trên em thấy mức độ hút cặp e chung về phía ngtử có độ âm điện lớn hơn như thế nào? - Hiệu độ âm điện có liên quan thế nào đến loại liên kết trong phân tử? - Người ta phân chia loại liên kết dựa vào độ âm điện như thế nào? HS: trả lời Hoạt động 6: Trong các chất sau: NaCl, Cl2, CH4, C2H4. Chất nào có liên kết cộng hóa trị không có cực, liên kết ion, biểu diễn sự tạo hành các chất trên? GV: - Xác định laọi liên kết trước. - Xác định số e lớp ngoài cùng à số e cần để đạt cấu hình e bền. - Viết công thức e, ctct HS: làm bài I. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị: 1. Liên kết cộng hóa trị hình thành giữa hai ngtử giống nhau. Sự hình thành đơn chất: a. Sự hình thành phân tử hiđro(H2): Cấu hình e 1H: 1s1 để đạt cấu hình e bền của He: 1s2 thì mỗi ngtử H sẽ góp chung 1e H · + ·H à H : H à H – H Công thức e Ctct Liên kết H – H gọi là lk đơn b. Sự hình thành phân tử Nitơ (N2): . . . . . . Cấu hình e 7N: 1s22s22p3 mỗi ngtử N cần thêm 3e để bền à mỗi ngtử góp chung 3e :N + N: à :N N: à NN Liên kết NN gọi là liên kết ba Kết luận: - Liên kết cộng hóa trị là liên kết giữa hai ngtử bằng một hoặc nhiều cặp e chung. - Liên kết mà cặp e chung không lệch về phía ngtử nào gọi là liên kết cộng hóa trị không cực. 2. Liên kết giữa các ngtử khác nhau. Sự hình hnàh họp chất: a. Sự hình thành phân tử Hiđroclorua (HCl): Cấu hình 1H : 1s1 17Cl: 1s22s22p63s23p5 Ngtử H và Cl cần thêm 1e để đạt cấu hình e bền ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ mỗi ngtử góp chung 1e H· + ·Cl: à H :Cl à H – Cl Do độ âm điện Cl > H nên cặp e chung lệch về phía ngtử Cl Liên kết mà cặp e chung lệch về phía 1 ngtử gọi là liên kết cộng hóa trị có cực hoặc liên kết cộng hóa trị phân cực. . . . . . . ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ b. Sự hình thành phân tử khí Cacbonđioxit (CO2): C + 2 :O à O:: C ::O à O = C = O Liên kết C = O gọi là liên kết đôi Liên kết C = O phân cực nhưng phân tử O = C = O không phân cực. 3. Tính chất của các chất có liên kết cộng hóa trị: Chất có liên kết cộng hóa trị có thể là: - Chất rắn, lỏng, khí. - Chất có cực tan nhiều trong dung môi có cực. - chất không có cực tan nhiều trong dung môi không phân cực. II. Độ âm điện và liên kết hóa học: 1. Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không có cực, có cực, liên kết ion: - Nếu cặp e chung ở giữa 2 ngtử à lk cộng hóa trị không có cực. - Nếu cặp e chung lệch về phía 1 ngtử à lk cộng hóa trị có cực. - Nếu cặp e chung chuyển hẳn về một ngtử à lk ion. 2. Hiệu độ âm điện và liên kết hóa học: Hiệu độ âm điện Lk hóa học Từ 0,0 à < 0,4 Lk không có cực 0,4 à < 1,7 Lk có cực 1,7 Lk ion VD: trong phân tử NaCl, hiệu độ âm điện: 3,16 – 0,93 = 2,23 > 1,7 à Lk giữa Na và Cl là liên kết ion. IV. Củng cố: Biểu diễn sự tạo thành chất có liên kết cộng hóa trị Phân biệt các loại liên kết Làm bài tập về nha V. Rút kinh nghiệm: Tiết tự chọn tuần 12: I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Ôn lại kiến thức đã học ở bài liên kết ion, liên kết cộng hóa trị. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng giải bài tập của học sinh. II. Chuẩn bị: GV: các bài tập áp dụng. HS: ôn lại bài cũ III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: Bài 1: Xác định số p,n,e, A và viết cấu hình electron của các ion sau: a) ; , b) , , GV: - Nguyên tử khi nào mới trở thành ion dương, âm? - Khi nguyên tử trở thành ion thì các hạt nào không thay đổi, hạt nào thay đổi? - Ion dương, âm có số electron so với nguyên tử ban đầu thay đổi như thế nào? - Khi nguyên tử nhường electron thì nhường electron nào trước? - Khi nguyên tử nhận thêm electron thì electron nhận thêm được điền vào lớp nào? à để tránh sai khi viết cấu hình e của ion ta nên viết cấu hình e của nguyên tử trước rồi sau đó mới viết lại cấu hình e của ion. HS: làm bài Hoạt động 2: Bài 2: X,A,Z là những nguyên tử có số điện tích hạt nhân là 9,19,8. a) Viết cấu hình e và xác định vị trí của A,X,Z trong bảng uần hoàn? b) Dự đoán liên kết giữa X và A, A và Z, X và Y? GV: - Trong nguyên tử các hạt nào bằng nhau? - Để xác định nguyên tử nguyên tố đó nằm ở ô thứ mấy trong bảng tuần hoàn ta dựa vào đại lượng nào? - Xác định vị trí nguyên tố ta xác định các đại lượng nào? - Thông thường liên kết giữa nguyên tử với nguyên tử nào tạo ra liên kết ion, liên kết cộng hóa trị có cực, không ó cực? HS: làm bài. Hoạt động 3: Bài 3: Cho 10,8 gam Al phản ứng vừa đủ với khí Clo thu được muối X. a) Tính thể tích khí Clo ( đktc) cần dùng? b) Tính khối lượng muối X thu được? GV: - Viết ptpư xảy ra. - Nêu công thức tính thể tích ở dktc? - Để tính thê tích Clo ở đktc ta càn tìm đại lượng nào? - Muối thu được là muối nào? - Nêu công thức tính khối lượng một chất? - Theo ptpư thì đề đã cho đại lượng nào rồi? - Từ ptpư ta tính được số mol của Clo, AlCl3 , từ đó ính thể tích Clo và khối lượng muối. HS: làm bài Bài 1: a) có số p = 20, A = 40 N = 20 Số e = 18 (vì đã nhường đi 2e) Cấu hình e: 1s22s22p63s23p6 có số p = 26, A = 56 N = 30 số e = 24 ( vì đã nhường đi 2e) Cấu hình e: 1s22s22p63s23p63d6 có số p = 19, A = 39 N = 20 Số e = 18 (vì đã nhường đi 1e) Cấu hình e: 1s22s22p63s23p6 b) có số p = 17, A = 35 N = 18 Số e = 18 (vì đã nhận thêm 1e) Cấu hình e: 1s22s22p63s23p6 có số p = 15, A = 31 N = 16 Số e = 18 (vì đã nhận thêm 3e) Cấu hình e: 1s22s22p63s23p6 có số p = 8, A = 16 N = 8 Số e = 10 (vì đã nhận thêm 2e) Cấu hình e: 1s22s22p6 Bài 2: a) Cấu hình e của: 9X: 1s22s22p5 Vị trí: STT: 9 Chu kì: 2 Nhóm: VIIA 19A: 1s22s22p63s23p64s1 Vị trí: STT: 19 Chu kì: 4 Nhóm: IA 8Z: 1s22s22p4 Vị trí: STT: Chu kì: 2 Nhóm: VIA b) X,Z là phi kim A là kim loại Liên kết giữa A với X, A với Z là liên kết ion Liên kết giữa X với Z là liên kết cộng hóa trị có cực Bài 3: a) 2 Al + 3 Cl2 à 2 AlCl3 2 mol 3 mol 2 mol 0,4 mol à ? à ? nAl = = 0,4 mol Theo ptpư: = = 0,6 mol = 0,6 . 22,4 = 13,44 lít b) Theo ptpư: = = 0,4 mol = 0,4 . 133,5 = 53,4 gam III. Rút kinh nghiệm: Kí duyệt của tổ trưởng Tuần 12: Phạm Thu Hà
File đính kèm:
- Liên kết cộng hóa trị (tiết 23,24).doc