Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 22 - Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS biết

 - Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion?

 - Liên kết ion được hình thành như hế nào?

 2. Kĩ năng:

 HS vận dụng; Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của hợp chất ion.

II. Chuẩn bị:

 GV: hình vẽ tạo thành phân tử NaCl, tinh thể NaCl.

III. Tiến trình dạy học:

1. Kiểm tra bài cũ:

2. Hoạt động:

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 22 - Bài 12: Liên kết ion - Tinh thể ion, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 22:
CHƯƠNG III: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Bài 12: LIÊN KẾT ION – TINH THỂ ION
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS biết
	- Ion là gì? Khi nào nguyên tử biến thành ion? Có mấy loại ion?
	- Liên kết ion được hình thành như hế nào?
 2. Kĩ năng:
 HS vận dụng; Liên kết ion ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của hợp chất ion.
II. Chuẩn bị:
	GV: hình vẽ tạo thành phân tử NaCl, tinh thể NaCl.
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ: 
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: - Trong ngtử thì hạt nào mang điện? số p so với số e như thế nào?
- vậy ngtử có trung hòa về điện không?
- Ngtử khi nhường hoặc nhận e thì sẽ mang điện tích gì?
- Ngtử sau khi nhường hoặc nhận e được gọi là gì?
- Ngtử kim loại có mấy e lớp ngoài cùng? Xu hướng nhường hay nhận e?
- Kim loại sau khi nhường e sẽ mang điện tích gì? Đươc gọi tên là gì?
 Ngtử nhường mấy e thì sẽ mang điện tích mấy cộng.
- Ngtử phi kim có xu hướng nhường hay nhận e? nhận thêm bao nhiêu e?
- Khi nhận thêm e thì sẽ mang điện tích âm hay dương?
 Ngtử nhận mấy e thì mang điện tích mấy trừ.
HS: trả lời
Hoạt động 2:
GV: - Cho các ion: Fe3+ , Ca2+, Cl- đây là các ion đơn ngtử.
- Từ các ion trên, em có thể kết luận ion đơn ngtử là ion đợc tạo nên từ mấy ngtử, mang điện tích âm hay dương?
- Ion đa ngtử:,,, 
- Ion đa ngtử được tạo nên từ mấy ngtử trở lên? Mang điện tích âm hay dương?
HS: trả lời và ghi định nghĩa
Hoạt động 3:
GV: - Na ở nhóm IA, vậy Na có khả năng nhường mấy e? tạo thành ion dương mấy cộng?
- Clo ở nhóm VIIA, để nền Clo nhận thêm mấy e? tạo thành ion âm hay dương?
- Hai điện tích trái dấu hút hay đẩy nhau?
- Hướng dẫn HS cách biểu diễn bằng ptpư, giải thích các số 2 . 1e.
- Hướng dẫn cách viết hợp chất giữa 2 ion: Am+ và Bn- là: AnBm ( m,n phải tối giản).
- Cho VD: Al pư O2 cho HS viết sự tạo thành ion và hợp chất.
 Kết luận sự hình thành liên kết ion.
HS: làm VD
Hoạt động 4:
GV: - Quan sát tinh thể NaCl, trên mỗi đỉnh của lập phương nhỏ là tinh htể NaCl hay ion Na+, Cl-?
- Các ion này phân bố như thế nào?
 Tinh thể NaCl là tinh thể ion
- Hợp chất ion có những tính chất nào?
+ Độ bền liên kết?
+ khả năng nóng chảy, bay hơi?
- Độ tan và tính dẫn điện của tinh thể ion?
HS: trả lời
I. Sự hình thành ion, cation, anion:
1. Ion, cation, anion:
 - Khi Ngtử nhường hoặc nhận e thì trở thành phần tử mang điện gọi là ion.
 - Ngtử kim loại có xu hướng nhường e để trở thành ion dương gọi là Cation.
VD: Na à Na+ + 1e Cation natri
 Mg à Mg2+ + 2e Cation magiê
 Al à Al3+ + 3e Cation nhôm
 - Ngtử phi kim có khuynh hướng nhận e để trở thành ion âm gọi là anion
VD: N + 3e à N3- Anion nitrua
 S + 2e à S2- Anion sunfua
 Br + 1e à Br- Anion bromua
2. Ion đơn ngtử và ion đa ngtử:
 - Ion đơn ngtử là ion được tạo nên từ 1 ngtử.
VD: Các ion: Fe3+ , Ca2+, Cl- , .
 - Ion đa ngtử là nhóm các ngtử mang điện tích dương hoặc âm.
VD: Các ion: , , , 
II. Sự hình thành liên kết ion:
 VD: Xét phản ứng của Natri với Clo:
 Na à Na+ + 1e
 Cl + 1e à Cl – 
 Na+ + Cl – à NaCl
Biểu diễn bằng ptpư:
 2 Na + Cl2 à 2 NaCl
 NatriClorua
 2. 1e
VD: Nhôm phản ứng với oxi
 Al à Al3+ + 3e
 O + 2e à O2-
 2Al3+ + 3O2- à Al2O3 
Biểu diễn bằng ptpư:
 4 Al + 3O2 2 Al2O3 
 4 . 3e Nhômoxit
Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
III. Tinh thể ion:
1. Tinh thể NaCl:
 - Trong mạng tinh thể NaCl, các ion Na+, Cl- phân bố luân phiên đều đặn trên các đỉnh của hình lập phương nhỏ.
 - Thể rắn, NaCl tồn tại dạng tinh thể ion.
2. Tính chất chung của hợp chất ion:
 - Tinh thể ion khá bền, hợp chất ion đều rắn, khó nóng chảy, bay hơi.
 - Tan nhiều trong nước. Khi nóng chảy, hòa tan vòa nước có tính dẫn điện, ở trạng thái rắn không dẫn điện. 
IV. Củng cố:
 Giải thích và biểu diễn được sự tạo thành liên kết ion trong các hợp chất ion.
 Về làm bài tập SGK
V. Rút kinh nghiệm: 
 Kí duyệt của tổ trưởng
 Tuần 11:
 Phạm Thu Hà

File đính kèm:

  • docLiên kết ion (tiết 22).doc
Giáo án liên quan