Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 19,20 - Bài 11: Luyện tập: Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học
GV: - Nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
- Dựa vào đại lượng nào để xác định ô nguyên tố?
- Để biết nguyên tố đó ở chu kì, nhóm nào ta căn cứ vào đâu?
- Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì, nhóm?
- Nhóm A, B gồm các loại nguyên tố nào? Cách xác định loại nguyên tố?
- Trong cùng chu kì, nhóm A thì tính kim loại, phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện, hóa trị của nguyên tố biến đổi như thế nào?
- Độ âm điện có ảnh hưởng đến tính kim loại, phi kim của nguyên tố ra sao?
HS: trả lời
Tiết 19,20 và tiết tự chọn: Bài 11: LUYỆN TẬP: BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: HS hiểu - Cấu tạo bảng tuần hoàn - Sự biến đổi tuần hoàn cáu hình electron nguyên tử, tính chất của các nguyên tố hóa học. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn, giải các bài toán có liên quan. II. Chuẩn bị: GV dặn trước các bài tập trong tiết luyện tập. III. Tiến trình dạy học: Kiểm tra bài cũ: Hoạt động: Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: GV: - Nguyên tắc sắp xếp của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn? - Dựa vào đại lượng nào để xác định ô nguyên tố? - Để biết nguyên tố đó ở chu kì, nhóm nào ta căn cứ vào đâu? - Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì, nhóm? - Nhóm A, B gồm các loại nguyên tố nào? Cách xác định loại nguyên tố? - Trong cùng chu kì, nhóm A thì tính kim loại, phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện, hóa trị của nguyên tố biến đổi như thế nào? - Độ âm điện có ảnh hưởng đến tính kim loại, phi kim của nguyên tố ra sao? HS: trả lời Hoạt động 2: Bài 1: Nguyên tố Kr (Z = 36) Xác định vị trí Kr trong bảng tuần hoàn? b) Viết kí hiệu nguyên tử Kr? Biết trong nguyên tử Kr có số nơtron hơn số proton là 12 hạt. GV: - Xác định vị trí Kr trong bảng tuần hoàn ta cần xác định các đại lượng nào? - Để biết nguyên tố Kr ở chu kì, nhóm mấy thì căn cứ vào đâu? - Viết được kí hiệu nguyên tử ta cần biết đại lượng nào? HS: làm bài Hoạt động 3: Bài 2: Cho nguyên tố Mg có Z = 12 a) Xác định: + Mg là kim loại, phi kim hay khí hiếm? vì sao? + Hóa trị cao nhất với Oxi? + Công thức oxit, hiđroxit? Chúng có tính axit hay bazơ? Vì sao? b) So sánh tính chất của Mg với Na (Z = 11) và Al (Z = 13)? GV: - Để xác định được các yêu cầu trên càn viết được cấu hình electron của Mg. - Mg là kim loại nên ta so sánh tính kim loại của Mg với Na, Al. HS: làm bài Hoạt động 4: Bài 3: Cho nguyên tố As ở chu kì chu kì 4, nhóm VA trong bảng tuần hoàn. Viết cấu hình electron của As? Viết công thức oxit cao nhất của As? Oxit có tính axit hay bazơ? So sánh tính chất của As với P (Z = 15) và Sb ( Z = 51). GV: - Từ chu kì suy ra nguyên tử As có bao nhiêu lớp electron? - As ở nhóm VA ta suy ra được điều gì? - Từ 2 dữ kiện trên ta viết được cấu hình electron của As chưa? - Oxit của phi kim có tính axit hay bazơ? - Viết cấu hình e của P, Sb xem có cùng chu kì hay nhóm với As rồi so sánh. HS: làm bài Hoạt động 5: Bài 4: Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5, trong hợp chất của R với hiđro thì hiđro chiếm 3,846% về khối lượng. Tìm tên nguyên tố R? GV:- Từ oxit của R suy ra R ở nhóm mấy? - Biết nhóm của R suy ra công thức hợp chất của R với hiđro - Biết %H, vậy %R là bao nhiêu? - Áp dụng công thức: trong RHx thì = từ đó suy ra nguyên tử khối R tên R HS: làm bài Hoạt động 6: Bài 5: Hợp chất khí của nguyên tố R với hiđro là RH4, trong oxit cao nhất của R thì oxi chiếm 72,727% về khối lượng. Tìm tên nguyên tố R? GV:- Từ hợp chất của R với hiđro suy ra R ở nhóm mấy? - Biết nhóm của R suy ra công thức oxit cao nhất của R - Biết %O, vậy %R là bao nhiêu? - Áp dụng công thức: trong R2Ox thì từ đó suy ra nguyên tử khối R tên R HS: làm bài Họat động 7: Bài 6: Khi cho 6 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với nước thu được 3,36 lít khí ( đktc). Tìm tên kim loại ? b) Tính nồng độ % dung dịch sau phản ứng? Biết sau phản ứng thu được 200 gam dung dịch. GV:- Kim loại pư với nước sẽ thu được sản phẩm gồm chất nào? - Từ Vđktc ta tính được đại lượng nào? - Để tìm tên kim loại ta cần biết giá trị nào? - Dựa vào ptpư ta sẽ tính được số mol kim loại - Nêu công thức tính C%? HS: làm bài Hoạt động 8: Bài 7: Cho 7,8gam kim loại ở nhóm IA tác dụng hết với nước thu được 2,24 lít khí ( đktc). a) Tìm tên kim loại? b) Tính nồng độ mol/l dung dịch sau phản ứng? Biết sau phản ứng thu được 500 ml dung dịch. GV:- Kim loại pư với nước sẽ thu được sản phẩm gồm chất nào? - Từ Vđktc ta tính được đại lượng nào? - Để tìm tên kim loại ta cần biết giá trị nào? - Dựa vào ptpư ta sẽ tính được số mol kim loại - Nêu công thức tính CM? HS: làm bài SGK Bài 1: a) Cấu hình electron của Kr: 1s22s22p63s23p63d104s24p6 Vị trí Kr: STT: 36 Chu kì: 4 Nhóm: VIII A b) Kr có Z = P = 36 N = 36 + 12 = 48 A = Z + N = 84 Kí hiệu nguyên tử Kr là: Bài 2: Cấu hình electron của Mg là: 1s22s22p63s2 a) + Mg là kim loại vì có 2e lớp ngoài cùng. + Hóa trị cao nhất với oxi là 2. + Công thức oxit: MgO Hiđroxit: Mg(OH)2 Chúng có tính bazơ vì đây là oxit, hiđroxit của kim loại Mg, Na, Al ở cùng chu kì nên theo chiều Z tăng thì tính kim loại của Na > Mg > Al Bài 3: a) As ở chu kì 4 có 4 lớp electron ở nhóm VA có 5 e lớp ngoài cùng Cấu hình e của As: 1s22s22p63s23p63d104s24p3 b) Oxit cao nhất: As2O5 , có tính axit c) Cấu hình electron của: 15P: 1s22s22p63s23p3 51Sb: 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s25p3 Ta có P, As, Sb ở cùng nhóm VA, theo chiều Z tăng tính phi kim của P > As > Sb Bài 4: Oxit cao nhất của R là R2O5 R ở nhóm VA Hợp chất của R với hiđro: RH3 %R = 100% - %H = 96,154% Ta có: R = 75 R là Arsen Bài 5: Hợp chất của R với hiđro là RH4R ở nhóm IVA oxit cao nhất của R là RO2 %R = 100% - %O = 27,273% Ta có: R = 12 R là Cacbon Bài 6: a) Gọi tên kim loại và nguyên tử khối là R R + 2 H2O à R(OH)2 + H2 1 mol 1 mol 1mol 0,15 mol ß 0,15 mol ß 0,15 mol = = 0,15 mol Theo ptpư: nR = 0,15 mol MR = = 40 R là Canxi ( Ca) b) Dung dịch sau pư chứa Ca(OH)2 0,15 mol = 0,15 . 74 = 11,1 gam = = 5,55% Bài 7: a) Gọi tên và nhuyên tử khối kim loại là M 2R + 2H2O à 2 ROH + H2 2 mol 2 mol 1mol 0,2 mol ß 0,2 mol ß 0,1 mol = = 0,1 mol Theo ptpư: nM = 0,2 mol MM = = 39 R là Kali ( K) b) Dung dịch sau pư chứa KOH 0,2 mol Vdd = 500 ml = 0,5 lít = = 0,4 M IV. Củng cố: V. Rút kinh nghiệm: Kí duyệt của tổ trưởng Tuần 10: Phạm Thu Hà
File đính kèm:
- Luyện tập ( tiết 19,20).doc