Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 15, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử các nguyên tố hóa học - Nguyễn Thị Kim Trúc

- Cấu hình e lớp ngoài cùng của ngtử các ngtố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì ta nói rằng chúng biến đổi tuần hoàn.

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e ngtử chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các ngtố

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 15, Bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình Electron nguyên tử các nguyên tố hóa học - Nguyễn Thị Kim Trúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8.
Ngày soạn: 5/10/2010.
Tiết CT : 15.
Ngày dạy: 6/10/2010
 Bài 8: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON 
 NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
 A. Mục tiêu:1. Kiến thức: học sinh biết cấu hình e ngtử các ngtố hoá 
 học có sự biến đổi tuần hoàn, số e lớp ngoài cùng quyết định tính chất 
 hoá học của các ngtố nhóm A.
2. Kĩ năng: Học sinh vận dụng: nhìn vào vị trí của 1 ngtố trong một nhóm A suy ra được số e hoá trị của nó từ đó dự đoán tính chất hoá học của ngtố, giải thích sự biến đổi tuàn hoàn tính chất của các ngtố.
B. Chuẩn bị: bảng cấu hình e lớp ngoài cùng của các ngtố nhóm A
C. Tổ chức hoạt động dạy học:
Nội dung
Phương pháp
Giáo viên
Học sinh
I. Sự biến đổi cấu hình e ngtử các ngtố:
- Cấu hình e lớp ngoài cùng của ngtử các ngtố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kì ta nói rằng chúng biến đổi tuần hoàn.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình e ngtử chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các ngtố
II. Cấu hình e của ngtử các ngtố nhóm A:
1. Cấu hình e của ngtử các ngtố nhóm A:
 Trong 1 nhóm A: 
- cấu hình e lớp ngoài cùng các ngtử giống nhau nên tính chất hoá học các ngtố giống nhau 
- số e hoá trị = số e lớp ngoài cùng = STT của nhóm.
2. Một số nhóm A tiêu biểu:
 a. NhómVIIIA (khí hiếm):
- Gồm các nguyên tố: 
- Đặc điểm: có 8e lớp ngoài cùng nên bền vững, tồn tại trạng thái khí , phân tử chỉ có 1 nguyên tử.
b. Nhóm IA (kim loại kiềm):
- Gồm các nguyên tố:
- Đặc điểm: có 1e ở lớp ngoài cùng , xu hướng nhường 1e tạo ion 1+.
- Tính chất: là 1 kim loại điển hình
Tác dụng với phi kim, axit, H2O ..
VD:
c. Nhóm VIII (ha logen):
- Gồm các nguyên tố: 
- Đặc điểm: có 7e ở lớp ngoài cùng, xu hướng nhận thêm 1e tạo ion 1-.
Trạng thái đơn chất tồn tại ở dạng phân tử.
- Tính chất: là một phi kim điển hình.
Tác dụng với kim loại, hiđrô 
Hoạt động 1: kiểm tra bài cũ
Viết cấu hình e của các ngtố có a. z = 19, 25,28 và xác định vị trí trong BTH
b. X,Y tạo hợpchất X2Y3 có tổng số p là 74, số hạt mang điện dương của Y hơn X là 3.
 Hoạt động 2: 
Treo bảng 5 trong SGK cho HS nhận xét:
- Cấu hình e của các ngtố nhóm A biến đổi như thế nào?
- Bắt đầu mỗi chu kì là ngtố có cấu hình chung ntn? Đó là nguên tố gì?
- Kết thúc mỗi chu kì là ngtố có cấu hình chung ntn? Đó là nguên tố gì?
- Như vậy tính chất của các ngtố có biến đổi tuàn hoàn không? Vì sao?
 Hoạt động 3: 
Em có nhận xét gì về só e lớp ngoài cùng của các ngtố nhóm A? 
STT của nhóm A ntn so với e lớp ngoài cùng và e hoá trị?
Bổ sung: 
 Các ngtố s nằm ở nhóm I,IIA, các ngtố p nằm ở nhóm IIIA tới VIIIA
Hoạt động 4:
GV: dùng bảng HTTH lớn cho HS quan sát và cho biết các nhóm IA, VIIA, VIIIA gồm các nguyên tố nào?
GV: các nguyên tố này có đặc điểm gì?
GV: Xu hướng nhường hay nhận e? hoá trị là bao nhiêu?
GV: Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại? Phi kim?.
GV: cho 1 số pư để HS viết.
 HS1: làm câu a
HS2: làm cấu b
2ZX + 3ZY = 74
ZY – ZX = 3
ZX = 13, ZY = 16
CT: Al2S3
- Cấu hình e có sự lặp đi lặp lại.
- Bắt đầu chu kì là ngtố có cấu hình : ns1 là kim loại kiềm.
- Kết thúc chu kì là khí hiếm có cấu hình là ns2np6
- Tính chất của các ngtố cũng biến đổi tuần hoàn vì cấu hình e bđ tuần hoàn mà e lớp ngoài cùng quyết định tính chất của ngtố hoá học.
Các ngtố nhóm A có cùng số e lớp ngoài cùng tức là có cùng e hoá trị.
STT của nhóm A = Số e ngoài cùng = số e hoá trị. 
HS: M –1e ® M+
 X + 1e ® X- 
HS: trả lời.
Na + H2O ®
Fe + Cl2 ®
K + HCl ®
Br2 + H2 ®
Tổng quát: 
M + H2O ® M(OH)n + H2
Hoạt động 5: củng cố:
Dùng các bài tập 1,2,3,4,5 để củng cố nội dung bài học.
Hoạt động 6: hướng dẫn tự học ở nhà
Làm các bài tập 6,7 SGK, 2.15 đến 2.19.
Cho 7,8 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước dư thu được 2,24 lít khí (đktc). Tìm kim loại kiềm
Cho 8,8 gam hai kim loại pnc nhóm II tác dụng với dd HCl dư thu được 6,72 lít khí(đktc). Xác định 2 kim loại này biết chúng thuộc 2 chu kì liên tiếp.
**************

File đính kèm:

  • docbai 8.doc