Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 13, Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Hoạt động 1:

GV: - Quan sát bảng tuần hoàn.

 - Điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thay đổi như thế nào?

 - Viết cấu hình e của 3Li ; 5B ; 11Na?

 - Các nguyên tố trong cùng một hàng có đặc điểm gì giống nhau?

 - Các nguyên tố trong cùng một cột có gì giống nhau?

HS: Viết cấu hình e và trả lời câu hỏi.

Hoạt động 2:

GV: - Quan sát ô nguyên tố Mg, ô nguyên tố này chô biết các đại lượng nào về Mg?

 - Nhìn vào bảng tuần hoàn ta thấy số thứ tự nguyên tố bằng với là đại lượng nào?

 - Xác định các đại lượng Z, N, E của nguyên tố ở ô 15?

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1931 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Tiết 13, Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 Tiết 13:
Chương II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS biết
	- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
	- Cấu tạo của bảng tuần hoàn.
	2. Kĩ năng:
	Từ vị trí nguyên tố suy ra các đại lượng có liên quan của nguyên tố.
II. Chuẩn bị:
	GV: Bảng tuần hoàn.
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: - Quan sát bảng tuần hoàn.
 - Điện tích hạt nhân của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thay đổi như thế nào?
 - Viết cấu hình e của 3Li ; 5B ; 11Na? 
 - Các nguyên tố trong cùng một hàng có đặc điểm gì giống nhau? 
 - Các nguyên tố trong cùng một cột có gì giống nhau?
HS: Viết cấu hình e và trả lời câu hỏi.
Hoạt động 2: 
GV: - Quan sát ô nguyên tố Mg, ô nguyên tố này chô biết các đại lượng nào về Mg?
 - Nhìn vào bảng tuần hoàn ta thấy số thứ tự nguyên tố bằng với là đại lượng nào?
 - Xác định các đại lượng Z, N, E của nguyên tố ở ô 15?
HS: Trả lời
Hoạt động 3: 
GV: - Từ cấu hình e của Li và B ta thấy có gì chung?
 - Li và B ở cùng chu kì, vậy chu kì gồm các nguyên tố có cấu hình e như thế nào?
 - Quan sát 7 chu kì, ta thấy mỗi chu kì bắt đầu và kết thúc bằng nguyên tố nào?
 - Giữa số thứ tự chu kì và số lớp e có mối liên hệ gì?
 - Bảng tuần hoàn gồm mấy chu kì?
HS: trả lời
Hoạt động 5:
Bài tập: Cho nguyên tử nguyên tố 35Br.
 a) Viết cấu hình electron của Br? Xác định vị trí Br trong bảng tuần hoàn?
 b) Br là kim loại hày phi kim? Vì sao?
GV: - Xác định vị trí gồm: số thứ tự, chu kì, 
 - Để biết nguyên tố là kim loại hay phi kim ta dựa vào đại lượng nào?
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
 - Các nguyên tố được xếp theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
 - Các nguyên tố có cùng số lớp electron được xếp thnàh một hàng.
 - Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị được xếp thành một cột.
II. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
 1. Ô nguyên tử:
 Số thứ tự nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.
VD: Ca ở ô 20 => nguyên tử Ca có Z= P = E = 20
 2. Chu kì: 
 - Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp e được xếp theo chiều điẹn tích hạt nhân tăng.
 - Chu kì bắt đàu bằng một kim loại kiềm vàkết thúc bằng khí hiếm ( trừ chu kì 1).
 - Số thứ tự chu kì bằng số lớp electron trong nguyên tử.
 - Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì: 3 chu kì nhỏ ( 1,2,3) và 4 chu kì lớn ( 4,5,6,7).
Bài tập:
 a) 35Br 1s22s22p63s23p63d104s24p5 
 Vị trí Br: STT: 35
 Chu kì 4
b) Br là phi kim và có 7 e lectron lớp ngoài cùng.
3. Củng cố:
 Biết cách xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
 Về làm bài tập SGK
Tuần 7 Tiết 14:
Chương II: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ
HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN
Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiếp)
I. Mục tiêu:
 1. Kiến thức: HS biết
	- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
	- Cấu tạo của bảng tuần hoàn.
	2. Kĩ năng:
	Từ vị trí nguyên tố suy ra các đại lượng có liên quan của nguyên tố.
II. Chuẩn bị:
	GV: Bảng tuần hoàn.
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Hoạt động:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1:
GV: - Từ cấu hình electron của Li, Na. ta thấy có đặc điểm gì giống nhau?
 - Các nguyên tố trong cùng nhóm được xác định như thế nào?
 - Từ cấu hình electron, muốn xác định nguyên tố ở nhóm mấy ta căn cứ vào đại lượng nào?
 - Dựa vào bảng tuần hoàn, xác định nguyên tố ở nhóm A, B gồm khối các nguyên tố nào?
HS: trả lời
Hoạt động 2:
GV: - Nhận xét cấu hình electron của Mg, Ca, Sc và xác định vị trí của 3 nguyên tử trên?
Hs thảo luận nhóm, cử đại diện lên bảng
Hoạt động 3:
GV: - Nhận xét cấu hình electron của O, S và xác định vị trí của 2 nguyên tử trên, đồng thời nêu tính chất của chúng?
Hs thảo luận nhóm, cử đại diện lên bảng
Hoạt động 4:
GV: - Nhận xét cấu hình electron của F, Cl, Br và xác định vị trí của 3 nguyên tử trên, đồng thời nêu tính chất của chúng?
Hs thảo luận nhóm, cử đại diện lên bảng
Hoạt động 5:
Bài tập: Cho nguyên tử nguyên tố Fe, Cr, Cu
Viết cấu hình electron của các nguyên tố. Xác định vị trí chúng trong bảng tuần hoàn?
GV: - Xác định vị trí gồm: số thứ tự, chu kì, nhóm, phân nhóm A, B.
 - Để biết nguyên tố là kim loại hay phi kim ta dựa vào đại lượng nào?
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
II. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:
 1. Ô nguyên tử:
 2. Chu kì: 
 3. Nhóm nguyên tố: 
 - Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
 - Nguyên tử các nguyên tố trong cùng nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự nhóm. 
 - Nhóm A gồm các nguyên tố s, p.
 Nhóm B gồm các nguyên tố d, f.
Bài tập:
 Fe(z=26) 1s22s22p63s23p63d64s2 
Stt 26, ck4, nhóm VIIIB
Cr (z=24) 1s22s22p63s23p63d54s1 
Stt 24, ck4, nhóm VIB
Cu(z=29) 1s22s22p63s23p63d104s1 
Stt 29, ck4, nhóm IB
3. Củng cố:
 Biết cách xác định vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
 Về làm bài tập SGK
Ngày ......tháng ....năm 2009
Ký duyệt

File đính kèm:

  • docBẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC ( TIẾT 13).doc