Giáo án Hóa học 10 cơ bản (Bản chuẩn)

1/ Nguyên tử :

Nguyên tử của bất kì nguyên tố nào cũng gồm có hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ có một hay nhiều electron mang điện tích âm.

+ electron kí hiệu là e, có điện tích 1-, khối lượng rất nhỏ (không đáng kể so với khối lượng nguyên tử)

+ Hạt nhân nguyên tử gồm hạt proton và nơtron. Hạt proton kí hiệu là p, có điện tích 1+. Trong nguyên tử số p = số e. Hạt nơtron kí hiệu là n, không mang điện, có khối lượng bằng khối lượng của hạt proton

2/ Nguyên tố hóa học :

Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử có cùng số hạt proton trong hạt nhân.

Những nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học đều có tính chất hóa học giống nhau.

3/ Hóa trị của một nguyên tố :

Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử của nguyên tố khác.

Hóa trị của nguyên tố được xác định theo hóa trị của nguyên tố H (được chọn làm đơn vị) và hóa trị của O (là hai đơn vị)

Trong một công thức hóa học, tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia. ax = by.

 

doc50 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1524 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản (Bản chuẩn), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g 1 chu kì từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố với oxi tăng từ 1 ® 7, hóa trị của phi kim với H giảm từ 4 ®1
Ví dụ1 : Chu kì 3
Nhóm I II III IV V VI VII 
 Na2O MgO Al2O3 SiO2 P2O5 SO3 Cl2O7 
 SiH4 PH3 H2S HCl
Công thức chung : 
Nhóm I II III IV V VI VII 
 R2O RO R2O3 RO2 R2O5 RO3 R2O7 
 RH4 RH3 H2R HR
III/ Oxit và hidroxit các nguyên tố nhóm A :
Ví dụ : 
NaOH ; Ba(OH)2 ; Fe(OH)3 
Al(OH)3 = HAlO2.2H2O
S(OH)6 = H2SO4.2H2O
* Khái niệm hidroxit : Là hợp chất có dạng X(OH)n
X : kim loại hoặc phi kim
n : hóa trị (hình thức) hay mức oxi hóa của X
+ Tính bazơ của oxit, hidroxit biến thiên cùng chiều với tính kim loại của nguyên tố 
+ Tính axit của oxit, hidroxit biến thiên cùng chiều với tính phi kim của nguyên tố
* Qui luật : 
Trong 1 chu kì theo chiều tăng của ĐTHN (trái ® phải) tính bazơ của oxit, hidroxit tương ứng yếu dần, tính axit mạnh dần.
Trong 1 nhóm A theo chiều tăng của ĐTHN (trên ® dưới) tính bazơ của oxit, hidroxit tương ứng mạnh dần, tính axit yếu dần.
Ví dụ1 : Chu kì 3 
NaOH
Mg(OH)2
Al(OH)3
H2SiO3
H3PO4
H2SO4
HClO4 
Bazơ kiềm mạnh
Bazơ ít tan
Hidroxit lưỡng tính
Axit yếu
Axit trung bình
Axit mạnh
Axit mạnh nhất
Na2O
MgO 
Al2O3
SiO2
P2O5
SO3
Cl2O7
Oxit bazơ kiềm
Oxit bazơ không tan
Oxit lưỡng tính
Oxit axit
Oxit axit
Oxit axit
Oxit axit
Ví dụ2 : Nhóm IIIA 
B2O3 ; H3BO3 là axit
Al2O3 ; Al(OH)3 = HAlO2.H2O lưỡng tính
Tl2O3 ; Tl(OH)3 là bazơ
(Ga, In tương tự tali)
* Vẽ bảng 7 SGK tr. 55
H
Li
Be
B
C
N
O
F
Na
Mg 
Al
Si
P
S
Cl
K
Ca
Ga
Ge
As
Se
Br
Rb
Sr
In
Sn
Sb
Te
I
Cs
Ba
Tl
Pb
Bi
Po
At
Fr
Tính bazơ giảm, tính axit tăng 
IV/ Định luật tuần hoàn :
“Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử”
Tiết 18
Bài 10 :
Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
b ˜ a
I/ Mục tiêu :
	1/ Kiến thức : Củng cố kiến thức về bảng tuần hoàn 
	2/ Kĩ năng : Rèn luyện kĩ năng để giải được các bài tập liên quan đến bảng tuần hoàn. Quan hệ giữa vị trí và cấu tạo ; quan hệ giữa vị trí và tính chất ; so sánh tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận.	
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Bảng phụ hoặc giấy A3, viết lông, nam châm. Phiếu học tập
III/ Phương pháp dạy học chủ yếu : Phương pháp tổ chức cho học sinh xây dựng phương hướng và áp dụng phương hướng do mình đề xuất giải quyết một vấn đề cụ thể theo các bước : Giáo viên đặt vấn đề. Học sinh trình bày phương hướng giải quyết. Học sinh giải quyết vấn đề. Học tự mình ứng dụng sơ đồ trên để giải quyết các vấn đề tương tự.
IV/ Thiết kế các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 :
Giáo viên đặt vấn đề : Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó được không ?
Phiếu học tập số 1 : Nguyên tố X có số thứ tự 19, chu kì 4 nhóm IA. Xác định cấu tạo nguyên tử của X.
Hoạt động 2 : 
Cho cấu hình electron nguyên tử của một nguyên tố xác định vị trí nguyên tố (ô nguyên tố, chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn.
Phiếu học tập số 2 : Cho nguyên tố Y có cấu hình electron nguyên tử là : 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2. Xác định vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Hoạt động 3 :
+ Giáo viên củng cố lại mối quan hệ giữa vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu hình electron nguyên tử của nó.
Hoạt động 4 :
Giáo viên đặt vấn đề : Biết vị trí một nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó được không ? 
Phiếu học tập số 3 : Nguyên tố Cl ở ô thứ 17, chu kì 3, nhóm VIIA, tính chất hóa học cơ bản của clo là gì ? (là kim loại, phi kim hay khí hiếm ; hóa trị cao nhất với oxi ® công thức oxit cao nhất, hóa trị với hidro ® công thức hợp chất với hidro ; công thức hidroxit tương ứng (nếu có), tính axit hay bazơ của chúng)
Hoạt động 5 :
+ Giáo viên đặt vấn đề : Dựa vào qui luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể so sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận được không ? 
Phiếu học tập số 4 : So sánh tính phi kim của P (Z = 15) ; Si (Z = 14) ; As (Z =33). So sánh tính bazơ của Al(OH)3 ; NaOH ; Mg(OH)2.
I/ Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử của nó :
* Học sinh thảo luận nhóm và trình bày phương hướng giải quyết :
+ Biết số thứ tự của nguyên tố suy ra được số đơn vị điện tích hạt nhân, tổng số proton, tổng số electron.
+ Biết số thứ tự của chu kì suy ra được số lớp electron.
+ Biết số thứ tự của nhóm suy ra số electron hóa trị. Đối với các nguyên tố nhóm A số electron hóa trị = số electron ngoài cùng = số thứ tự nhóm.
* Học sinh giải quyết vấn đề : 
+ Số thứ tự 19 ® số đơn vị điện tích hạt nhân là 19 ® có 19 proton, 19 electron 
+ Chu kì 4 ® có 4 lớp electron.
+ Nhóm IA ® có 1 electron ngoài cùng.
* Học sinh thảo luận nhóm và trình bày phương hướng giải quyết :
+ Từ cấu hình electron ® số electron ® số proton ® số thứ tự nguyên tố 
+ Từ cấu hình electron ® nguyên tố s hoặc p ® thuộc nhóm A
 nguyên tố d ® thuộc nhóm B
+ Từ cấu hình e ® số electron ngoài cùng (hoặc số electron hóa trị) ® số thứ tự của nhóm
+ Từ cấu hình electron ® số lớp electron ® số thứ tự của chu kì
* Học sinh giải quyết vấn đề : 
+ Tổng số electron là 23 ® số thứ tự nguyên tố.
+ Nguyên tố d ® thuộc nhóm B
+ Số electron hóa trị là 5 ® nhóm VB
+ 4 lớp electron ® chu kì 4
* Số thứ tự nguyên tố = Z
* Số thứ tự chu kì = số lớp electron 
* Nguyên tố s, p ® thuộc nhóm A, nguyên tố d ® thuộc nhóm B
 Số thứ tự nhóm = số electron hóa trị = số electron ngoài cùng + số electron ở phân lớp d hoặc f chưa bão hòa (trừ 2 cột cuối của nhóm VIIIB)
II/ Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố :
 Biết vị trí của một nguyên tố suy ra tính chất hóa học cơ bản của nó.
+ Tính kim loại, phi kim.
+ Hóa trị cao nhất với oxi = số thứ tự nhóm ® công thức oxit cao nhất.
+ Hóa trị của phi kim với hidro = 8 – số thứ tự nhóm ® công thức hợp chất với hidro
+ Oxit, hidroxit của kim loại thường là bazơ, oxit, hidroxit của phi kim thường là axit
* Học sinh thảo luận nhóm và trình bày phương hướng giải quyết :
+ Từ vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn có thể suy ra :
- Nguyên tố thuộc nhóm IA, IIA, IIIA là kim loại (trừ B và H)
- Nguyên tố thuộc nhóm VA, VIA, VIIA có tính phi kim (trừ Sb, Bi, Po)
- Hóa trị cao nhất của nguyên tố trong hợp chất với oxi, hóa trị của phi kim với hidro.
- Công thức oxit cao nhất, công thức hợp chất khí với Hidro (nếu có)
- Công thức hidroxit tương ứng (nếu có) và tính axit hay bazơ của chúng
* Học sinh giải quyết vấn đề : 
+ Cl ở chu kì 3 nhóm VIIA là phi kim
+ Hóa trị cao nhất của Cl trong hợp chất với oxi là 7, công thức oxit cao nhất là Cl2O7
+ Hóa trị của Cl với hidro là 8 – 7 = 1, công thức hợp chất với hidro là HCl
+ Cl2O7 là oxit axit và HClO4 là axit mạnh nhất.
III/ So sánh tính chất hóa học của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận :
* Học sinh thảo luận nhóm và trình bày phương hướng giải quyết : về qui luật biến đổi tính chất 
* Trong một chu kì theo chiều điện tích hạt nhân tăng (từ trái sang phải) :
- Tính kim loại yếu dần, tính phi kim mạnh dần
- Oxit và hidroxit có tính bazơ yếu dần, tính axit mạnh dần
* Trong một nhóm A theo chiều điện tích hạt nhân tăng (từ trên xuuống dưới)
- Tính kim loại mạnh dần, tính phi kim yếu dần
- Oxit và hidroxit có tính bazơ mạnh dần, tính axit yếu dần
* Học sinh giải quyết vấn đề : so sánh tính chất hóa học của P (Z = 15) ; Si (Z = 14); S (Z = 16) 
+ Trong bảng tuần hoàn P, Si, S cùng thuộc chu kì 3, xếp theo thứ tự điện tích hạt nhân tăng ta được dãy Si, P, S. Trong cùng chu kì khi điện tích hạt nhân tăng tính phi kim tăng, vậy tính phi kim của Si yếu hơn P yếu hơn S. 
Tiết 19, 20
Bài 11 :
LUYỆN TẬP : BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
b ˜ a
I/ Mục tiêu :
	1/ Kiến thức : Học sinh nắm vững : Cấu tạo của bảng tuần hoàn. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, phi kim, bán kính nguyên tử, độ âm điện, hóa trị của nguyên tố, tính axit, bazơ của oxit và hidroxit các nguyên tố. Định luật tuần hoàn.
	2/ Kĩ năng : Có kĩ năng sử dụng bảng tuần hoàn : Từ vị trí nguyên tố suy ra tính chất, cấu tạo nguyên tử và ngược lại.	
II/ Chuẩn bị đồ dùng dạy học : Bài tập ôn tập. Phiếu học tập
III/ Phương pháp dạy học chủ yếu : Học sinh tham gia các hoạt động củng cố kiến thức, vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề.
IV/ Thiết kế các hoạt động dạy học :
Hoạt động của thầy 
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 :
Phiếu học tập số 1 : Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Cấu tạo bảng tuần hoàn. 
Hoạt động 2 :
Phiếu học tập số 2 : 
1/Thế nào là chu kì ? Đặc điểm của chu kì ? 
2/ Có bao nhiêu chu kì nhỏ, chu kì lớn ? Mỗi chu kì có

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 10Co banchuan.doc