Giáo án: hóa học 10 – cơ bản bài 7: bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

HS biết được:

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).

2. Kĩ năng :

Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và

ngược lại.

II. Trọng tâm:

- Ô nguyên tố.

- Chu kì nguyên tố.

- Nhóm nguyên tố.

- Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

- Giáo án điện tử, máy chiếu.

- Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

pdf3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3299 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án: hóa học 10 – cơ bản bài 7: bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Trần Bình Trọng Giáo án: Hóa học 10 – cơ bản 
Tổ: Hóa Giáo viên: Trần Thị Trà Vinh 
Tiết: 13-14. 
Bài 7: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC 
I. Mục tiêu: 
 1. Kiến thức: 
 HS biết được: 
 - Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 
 - Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B). 
 2. Kĩ năng : 
 Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron và 
ngược lại. 
II. Trọng tâm: 
 - Ô nguyên tố. 
 - Chu kì nguyên tố. 
 - Nhóm nguyên tố. 
 - Mối liên hệ giữa cấu hình electron và vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn. 
III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh : 
 - Giáo án điện tử, máy chiếu. 
 - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 
IV. Phương pháp dạy học chủ đạo : 
 - Đàm thoại nêu vấn đề. 
 - Sử dụng phương tiện trực quan. 
V . Tiến trình lên lớp : 
 1. Ổn định lớp. 
 2. Nội dung bài mới : 
Hoạt động của GV Hoạt động 
của HS 
Nội dung ghi bảng 
GV cho HS nhìn vào 
bảng tuần hoàn, lần lượt 
giới thiệu các nguyên tắc 
sắp xếp các nguyên tố 
trong bảng tuần hoàn. 
Yêu cầu HS nhắc lại 
các nguyên tắc. 
HS nhắc lại. 
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong 
bảng tuần hoàn: 
 - Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng 
dần của điện tích hạt nhân nguyên tử. 
 - Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong 
nguyên tử được xếp thành một hàng. 
 - Các nguyên tố có số electron hóa trị như nhau 
được xếp thành một cột. 
GV giới thiệu cho HS 
biết các dữ liệu ghi trong 
HS chú ý lắng 
nghe, ghi chép. 
II. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố 
hóa học: 
Trường THPT Trần Bình Trọng Giáo án: Hóa học 10 – cơ bản 
Tổ: Hóa Giáo viên: Trần Thị Trà Vinh 
ô nguyên tố: số hiệu 
nguyên tử, kí hiệu hóa 
học, tên nguyên tố, 
nguyên tử khối, độ âm 
điện, cấu hình electron, 
số oxi hóa. 
Yêu cầu HS xác định 
số hiệu nguyên tử, số 
đơn vị điện tích hạt 
nhân, số electron và số 
proton của nguyên tố 
kali ở ô 19. 
HS xác định: 
kali ở ô 19 có 
kí hiệu hóa học 
là K và có số 
hiệu nguyên tử 
là 19 nên số 
đơn vị điện 
tích hạt nhânlà 
19, e = p = 19. 
 1. Ô nguyên tố: 
 Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô 
của bảng gọi là ô nguyên tố. 
 Số thứ tự của ô nguyên tố = Z. 
 Ví dụ: Kali ở ô 19 có kí hiệu hóa học là K. 
Kali có Z = e = p = 19. 
GV giới thiệu cho HS 
biết chu kì là các hàng 
trong bảng tuần hoàn. 
Yêu cầu HS rút ra khái 
niệm chu kì? 
GV giới thiệu khái 
quát từ chu kì 1 đến 7, 
lưu ý đến chu kì 2 và 3: 
+ Chu kì bắt đầu bằng 
một kim loại kiềm và kết 
thúc là một khí hiếm (trừ 
chu kì 1 và 7). 
+ Chu kì 1, 2, 3 là các 
chu kì nhỏ. 
+ Chu kì 4, 5, 6, 7 là 
các chu kì lớn. 
HS trả lời: 
Chu kì là dãy 
các nguyên tố 
có cùng số lớp 
electron. 
HS lắng nghe, 
ghi chép. 
 2. Chu kì: 
 Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của 
chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo 
chiều điện tích hạt nhân tăng dần. 
 Số thứ tự của chu kì = số lớp electron. 
 Chu kì 1 gồm 2 nguyên tố. 
 Chu kì 2 và 3 gồm 8 nguyên tố. 
 Chu kì 4 và 5 gồm 18 nguyên tố. 
 Chu kì 6 gồm 32 nguyên tố. 
 Chu kì 7 chưa hoàn thành. 
  + Chu kì 1, 2, 3 là các chu kì nhỏ. 
 + Chu kì 4, 5, 6, 7 là các chu kì lớn. 
GV cho HS biết các 
nhóm được xếp thành 
một cột và yêu cầu HS 
đưa ra khái niệm nhóm 
nguyên tố? 
GV chỉ vào vị trí của 
nhóm A và nhóm B trên 
bảng tuần hoàn. Yêu cầu 
HS rút ra các đặc điểm 
của nhóm A và B. 
HS trả lời: 
Nhóm nguyên 
tố là tập hợp 
các nguyên tố 
mà nguyên tử 
có cấu hình 
electron tương 
tự nhau. 
Nhóm A gồm 
nguyên tố s và 
nguyên tố p. 
Nhóm B gồm 
nguyên tố d và 
nguyên tố f. 
 3. Nhóm nguyên tố: 
 - Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà 
nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do 
đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp 
thành một cột. 
 - Có 2 loại nhóm: 
 + Nhóm A gồm nguyên tố s và nguyên tố p. 
 + Nhóm B gồm nguyên tố d và nguyên tố f. 
 - Số thứ tự của nhóm = số electron hóa trị. 
 + Nhóm A: số electron hóa trị = số electron 
lớp ngoài cùng. 
 + Nhóm B: số electron hóa trị = tổng số 
electron tính từ phân lớp chưa bão hòa gần nhất 
Trường THPT Trần Bình Trọng Giáo án: Hóa học 10 – cơ bản 
Tổ: Hóa Giáo viên: Trần Thị Trà Vinh 
trở ra ( trừ 2 cột cuối nhóm VIIIB). 
3. Củng cố bài học: 
 - GV củng cố toàn bộ bài học, nhấn mạnh các đặc điểm của nhóm A. 
 - Yêu cầu HS về nhà học bài, làm bài tập và chuẩn bị bài mới. 
VI. Rút kinh nghiệm: 
……………………………………………………………………………………………..…..
…………………………………………………………………………………………………
…..………………………………………………………………………………..……………
………………………………………………………………………………..………………..
………….…………………………………………………….………….…………………….
………………………………………………………………….…….………………………..
………………………………………………………………………………………………… 
   

File đính kèm:

  • pdfb7 bang TH cac nguyen to.pdf