Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Bài 1: Thành phần nguyên tử - Dương Nguyễn Ngọc Diễm

I. MỤC TIÊU:

1.Kiến thức: Biết được :

 Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. Kích thước, khối lượng của nguyên tử.

 Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron.

 Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.

2.Kĩ năng:

 So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron.

 So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.

3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh.

II TRỌNG TÂM: Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)

III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng

IV. CHUẨN BỊ:

*Giáo viên: Sgk, sách bài tập

*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.

 

docx5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học 10 cơ bản - Bài 1: Thành phần nguyên tử - Dương Nguyễn Ngọc Diễm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: NGUYÊN TỬ
Bài 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Biết được :
- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử mang điện tích âm. Kích thước, khối lượng của nguyên tử.
- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. 
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
2.Kĩ năng: 
- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron. 
- So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử.
3.Thái độ: Kích thích sự hứng thú với bộ môn, phát huy khả năng tư duy của học sinh.
II TRỌNG TÂM: Nguyên tử gồm 3 loại hạt: p, n, e (kí hiệu, khối lượng và điện tích)
III.PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: Diễn giảng
IV. CHUẨN BỊ:
*Giáo viên: Sgk, sách bài tập
*Học sinh: Chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
V. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số.
2.Bài mới: Đặt vấn đề: Nguyên tử được tạo nên từ những loại hạt nào? Chúng ta đã học ở lớp 8. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về điện tích, khối lượng, kích thước của chúng.
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1
GV: giới thiệu vài nét quan niệm về nguyên tử từ thời đê-mô-crit đến giữa thế kỷ 19: Vào khoảng năm 440 TCN, nhà triết học đê-mô-crit cho rằng đồng tiền bạc bị chia nhỏ mãi, sau cùng sẽ được một hạy không thể phan chia được nữa gọi là nguyên tử.
Và cho đến thế kỉ XIX, người ta cho rằng các chất đều được tạo nên từ những hạt cực kì nhỏ bé không thể phân chia được nữa gọi là nguyên tử. 
Ngày nay, người ta cho rằng nguyên tử cấu tạo bởi hạt nhân mang điện tích dương và lớp vỏ electron mang điên âm.
Hoạt động 2: tìm hiểu về electron 
GV: Dẫn dắt HS tìm hiểu về thí nghiệm của Thomson? tia âm cực mang điện tích gì? Và đường truyền của nó như thế nào?
GV gợi ý cho HS nhận xét đặc tính của tia âm cực, từ đó kết luận
GV nhấn mạnh: hạt có khối lượng nhỏ, mang điện tích âm đó là electron.
GV: yêu cầu HS cho biết khối lượng, điện tích của electron 
HS: + me = 9,1094.10-31kg.
 + qe = -1,602.10-19 C (kí hiệu là – e0).
Hoạt động 3: tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử 
-GV: nguyên tử trung hoà về điện, vậy nguyên tử đã có phần tử mang điện âm là electron thì ắt phải có phần mang điện dương.
-GV yêu cầu HS nhìn vào sgk và dẫn dắt HS tìm hiểu về thí nghiệm của Rơ-dơ-pho.
HS: Từ TN và SGK kết luận
GV tóm lại: Nguyên tử phải chứa phần mang điện dương, phần mang điện tích dương này phải có kích thước rất nhỏ so với kích thước ngtử nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện dương là hạt nhân.
Hoạt động 4: tìm hiểu về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử 
-GV : Giới thiệu TN của Rơ-dơ-pho bắn hạt α vào hạt nhân nguyên tử nitơ thấy xuất hiện hạt nhân nguyên tử oxi và hạt proton mang điện dương 
-GV yêu cầu HS cho biết khối lượng và điện tích của proton là bao nhiêu?
-GV kết luận: Hạt proton (p) là một thành phần cấu tạo của hạt nhân ntử.
GV :Giới thiệu thí nghiệm của Chat-uých bắn hạt α vào hạt nhân nguyên tử beri thấy xuất hiện một loại hạt mới có khối lượng xấp xỉ khơi lượng của proton nhưng không mang điện được gọi là hạt nơtron.
GV yêu cầu HS cho biết khối lượng và điện tích của nơtron là bao nhiêu?
-GV kết luận: Hạt nơtron cũng là một thành phần cấu tạo của hạt nhân ngtử.
Sau các thí nghiệm yêu cầu HS: Tự rút ra thành phần cấu tạo của hạt nhân nguyên tử.
I.Thành phần cấu tạo của nguyên tử:
Electron (e):
-Sự tìm ra electron: Năm 1897, J.J.Thomson đã tìm ra tia âm cực gồm những hạt nhỏ gọi là electron(e).
-Khối lượng và điện tích của e:
 + me = 9,1094.10-31kg.
 + qe = -1,602.10-19 C ( kí hiệu là – e0, qui ước bằng 1-)
 2.Sự tìm ra hạt nhân nguyên tử:
Năm 1911, E.Rutherford( Rơ-dơ-pho, người Anh) đã dùng tia bắn phá một lá vàng mỏng để chứng minh rằng:
 - Nguyên tử có cấu tạo rỗng, phần mang điện tích dương là hạt nhân, rất nhỏ bé.
 - Xung quanh hạt nhân có các e chuyển động rất nhanh tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
 - Khối lượng nguyên tử hầu như tập trung vào hạt nhân ( vì khối lượng e rất nhỏ bé).
3.Cấu tạo hạt nhân nguyên tử:
a.Sự tìm ra proton:
Năm 1918, Rutherford đã tìm thấy hạt proton (kí hiệu p) trong hạt nhân nguyên tử:
p
 mp = 1,6726.10-27kg.
 qp = +1,602.10-19C (kí hiệu là e0, qui ước bằng 1+)
b.Sự tìm ra nơtron:
Năm 1932,J.Chadwick đã tìm ra hạt nơtron 
(kí hiệu n) trong hạt nhân nguyên tử:
n
 mn ≈ mp.
 qn = 0 .
c.Cấu tạo của hạt nhân nguyên tử: 
Kết luận: Hạt nhân nguyên tử được tạo thành bởi các proton và nơtron.Vì nơtron không mang điện, số proton trong hạt nhân phải bằng số đơn vị điện tích dương của hạt nhân và bằng số electron quay xung quanh hạt nhân.
Hoạt động 5: tìm hiểu về kích thước và khối lượng của nguyên tử 
1.Kích thước
GV giúp HS hình dung: nếu hình dung nguyên tử như 1 khối cầu thì đường kính của nó vào khoảng 10-10m, để thuận lợi cho việc biểu diễn kích thước quá nhỏ của nguyên tử người ta đưa ra 1 đơn vị độ dài phù hợp là nm.
GV yêu cầu HS xem sgk trả lời:
 Nguyên tử hidro có bán kính ?
 Đường kính của hạt nhân nguyên tử?
 Đường kính của electron và của proton?
2.Khối lượng
-GV: đưa ra các thông tin về khối lượng của nguyên tử, yêu cầu HS nghiên cứu bảng 1 để biết khối lượng và điện tích của các hạt p, n, e và cho nhận xét về các giá trị đó?
HS: khối lượng nguyên tử rất nhỏ bé
-GV: Do khối lượng e rất nhỏ nên một cách gần đúng chúng ta có thể tính khối lượng nguyên tử bằng công thức:
 m nguyên tử = mp + mn (Bỏ qua me)
II/ KÍCH THƯỚC VÀ KHỐI LƯỢNG CỦA NGUYÊN TỬ:
Kích thước :
-Người ta biểu thị kích thước nguyên tử bằng:
 + 1nm = 10- 9 m
 + 1A0 = 10-10 m
 + 1nm = 10 A0 
-Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidro có bán kính khoảng 0,053 nm.
-Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn, vào khoảng 10- 5 nm.
-Đường kính của electron và của proton còn nhỏ hơn nhiều, vào khoảng 10- 8 nm.
2. Khối lượng:
- Đơn vị khối lượng nguyên tử : kí hiệu là u.
- 1 u bằng 1/12 khối lượng của một nguyên tử đồng vị 
cacbon-12. 
-m nguyên tử = mp + mn ( Bỏ qua me )
Bảng 1-Khối lượng và điện tích của các hạt tạo nên nguyên tử
Đặc tính hạt
Vỏ nguyên tử
Hạt nhân
e
p
n
Điện tích q
qe = -1,602.10-19 C= -e0=1-
qp = 1,602.10-19 C= e0=1+
qn = 0
Khối lượng m
me = 9,1094.10-31kg
me ≈0,00055u
mp = 1,6726.10-27kg
mp ≈1u
mn = 1,6748.10-27kg
mn ≈1u
VI- CỦNG CỐ
-Giáo viên đàm thoại với học sinh:
Cấu tạo nguyên tử ?
Cấu tạo vỏ nguyên tử ?
Cấu tạo hạt nhân nguyên tử ?
Đặc điểm (điện tích và khối lượng) của các hạt cấu tạo nên nguyên tử ?
-Cho học sinh đọc lại bảng 1/8 sách giáo khoa và làm bài 1, 2/trang 9 SGK 
VII- DẶN DÒ BÀI TẬP VỀ NHÀ:
Đọc, gạch dưới các ý quan trọng của bài: Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học và đồng vị
1,2,3,4,5 trang 9 SGK

File đính kèm:

  • docxlop 10bai 1 co ban.docx