Giáo án Hóa học 10 Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010

HS biết và hiểu :

 -Trong nguyên tử, electron chuyển động như thế nào ? So sánh được quan điểm của Rơ-dơ- pho, Bo vàZom-mơ-phen với quan điểm hiện đại về chuyển động của electron trong nguyên tử.

 -Thế nào là obitan nguyên tử, có những loại obitan nguyên tử nào ?

 -Hình dạng của chúng ?

Kĩ năng

 -Vận dụng các kiến thức đã học trả lời các câu hỏi và bài tập trong SGK và SBT.

 -Tự học và học theo nhóm, biết sử dụng công nghệ thông tin trong việc tìm kiếm tư liệu, trình diễn báo cáo của nhóm.

 

doc27 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 Chương trình cả năm - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong SGK và SBT hoá học 10 – Nâng cao.
	-Sử dụng thành thạo và tìm kiếm được thông tin cần thiết dựa vào BTH, biến nó thành chìa khoá cho việc học tập môn hoá học.
II – Chuẩn bị
	-Yêu cầu HS chuẩn bị trước bài luyện tập. 
	-BTH dạng dài.
III – Thiết kế hoạt động dạy học
A. Kiến thức cần nắm vững
Hoạt động 1 : Tổ chức tình huống học tập
Người ta đã hệ thống tất cả các nguyên tố hoá học đã biết như thế nào ?
Hoạt động 2 : ôn lại các nguyên tắc sắp xếp của BTH, các quy luật ở chu kì, nhóm A
Em hãy cho biết nguyên tắc sắp xếp của BTH, quy luật biến đổi tính chất nguyên tố, đơn chất, hợp chất? trong một chu kì, một nhóm A ?
Dựa vào BTH, HS trình bày :
Các nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH. 
Minh họa các nguyên tắc đó bằng sự sắp xếp 20 nguyên tố đầu chu kì.
HS khác nhận xét và GV bổ sung, tổng kết.
Hoạt động 3 : Củng cố hiểu biết về các chu kì của BTH
HS thảo luận và trình bày các nội dung :
Chu kì là gì ? có bao nhiêu chu kì nhỏ ? bao nhiêu chu kì lớn.
Số thứ tự của chu kì có liên quan thế nào đến cấu hình electron nguyên tử ?
Giải thích quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử trong một chu kì.
Hoạt động 4 : Củng cố hiểu biết về các nhóm nguyên tố của BTH
 HS thảo luận và trình bày các nội dung :
Thế nào là nhóm nguyên tố ? Thế nào là nhóm A ? Thế nào là nhóm B ?
Đặc điểm của các nguyên tố trong một nhóm A là gì ?
Thế nào là các nguyên tố s, p, d, f ?
Sự liên quan giữa cấu hình electron lớp ngoài cùng và tính kim loại, phi kim hay khí hiếm của nguyên tố hoá học.
Hoạt động 5 : Những đại lượng và tính chất nào của các nguyên tố biến thiên tuần hoàn theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần ? Phát biểu định luật tuần hoàn
Bán kính nguyên tử.
Năng lượng ion hoá.
Độ âm điện.
Tính kim loại, tính phi kim.
Tính bazơ - axit của các oxit và hiđroxit.
Hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và hiđro.
B. Giải bài tập
Hoạt động 6 : HS vận dụng giải bài tập 3 trang 60 (SGK)
– Trong BTH, các nhóm IA, IIA, IIIA gồm hầu hết các kim loại.
	+ Nhóm IA : Có 1 e lớp ngoài cùng.
	+ Nhóm IIA : Có 2 e lớp ngoài cùng.
	+ Nhóm IIIA : Có 3 e lớp ngoài cùng.
– Nhóm VA, VIA và VIIA gồm hầu hết là các nguyên tố phi kim :
	+ Nhóm VA : Có 5 e lớp ngoài cùng.
	+ Nhóm VIA : Có 6 e lớp ngoài cùng.
	+ Nhóm VIIA : Có 7 e lớp ngoài cùng
– Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm, nguyên tử của các nguyên tố trong nhóm (trừ heli) đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng.
Hoạt động 7 : HS giải bài tập 6 - trang 60 (SGK)
Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4 ị R thuộc nhóm IVA.
Vậy công thức của hợp chất oxit cao nhất của nguyên tố đó là RO2.
Ta có % = ị R = 28 (Si)
Vậy R là Si.
Ngày soạn : 20/09/2009
Tiết tp2ct: 7 	Luyện tập 
 Bảng hệ thống Tuần hoàn
I – Mục tiêu
	-Nắm vững cấu tạo BTH và nguyên tắc sắp xếp. Hiểu và vận dụng được các quy luật biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố và hợp chất của chúng.
	-Nắm vững mối liên hệ giữa cấu tạo, vị trí và tính chất các nguyên tố hoá học.
	-Giải được các bài tập trong SGK và SBT hoá học 10 – Nâng cao.
	-Sử dụng thành thạo và tìm kiếm được thông tin cần thiết dựa vào BTH, biến nó thành chìa khoá cho việc học tập môn hoá học.
II – Chuẩn bị
	-Yêu cầu HS chuẩn bị trước bài luyện tập. 
	-BTH dạng dài.
III – Thiết kế hoạt động dạy học
Câu 1 : Cho 3,1 g hỗn hợp hai kim loại ở hai chu kì liên tiếp và đều thuộc nhóm IA của bảng tuần hoàn tác dụng với nước dư thu đựơc 1,12 lít khí H2 (đktc). Xác định hai kim loại .
Hướng dẫn giải :
Hai nguyên tố thuộc nhóm IA Hai nguyên tố này đều là kim loại kiềm có hoá trị 1 
Gọi là kí hiệu hoá học trung cho hai kim loại cũng có hoá trị 1
Phương trình phản ứng của với H2O là 
	2 + 2H2O 2OH + H2 
 0,1 mol 0,05 mol 
Theo bài ra ta có 
Theo phương trình phản ứng ta có : 
. =31 Phải có một kim loại kiềm có M 31 .Hai kim loại kiềm thuộc hai chu kì liên tiếp phải là Na ( M=23) và K (M=39) 
Câu 2:Cho hai nguyên tố X và Y ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng hệ thống tuần hoàn ,tổng điện tích hạt nhân của hai nguyên tố đó là 32.Xác định X và Y .
Hướng dẫn giải
Ta có Phải có một nguyên tố có Z16 .
- Nếu nguyên tố Có Z<16 thuộc chu kì 1 Nguyên tố có còn lại phải thuộc chu kì 2 có Zloại
- Nếu nguyên tố Có Z<16 thuộc chu kì 2có Z10 Nguyên tố có còn lại phải thuộc chu kì 3 có Zloại Hai nguyên tố này sẽ có tổng điện tích hạt nhân 10+18 =28 <32 loại 
- Vậy nguyên tố có Z<16 phải thuộc chu kì 3 và nguyên tố còn lại phải thuộc chu kì 4.
Mặt khác hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm nằm ở chu kì 3 và 4 có thể cách nhau 8 hoặc 18 nguyên tố .Gọi số proton của nguyên tố thuộc chu kì 3 là Z1 và của nguyên tố thuộc chu kì 4 là Z2 
Trường hợp 1: Hai nguyên cách nhau 8 nguyên tố 
Ta có hệ phương trình Hai nguyên tố là Mg và Ca 
Trường hợp 2; Hai nguyên tố cách nhau 18 . ta có hệ 
Trường hợp này không thoả nãm vì hai nguyên tố này không thuộc hai chu kì liên tiếp 
Câu 3: Hợp chất X tạo bởi hai nguyên tố A và B có phân tử khối là 76 . A và B có số oxi hoá cao nhất trong các oxit là +n0 và +m0 và có số oxi hoá âm trong các hợp chất với hiđro là -nH và -mH thoả mãn các điều kiện và .Hãy thiết lập công thức phân tử của X .Biết rằng A có số oxi hoá cao nhất trong X 
Hướng dẫn giải 
Ta biết rằng các nguyên tố trong nhóm IA ,IIA ,IIIA trong bảng hệ thống tuần hoàn không có số oxi hoá âm và chỉ có nhóm IVA thì .Vậy A thuộc nhóm IVA và công thức của hai hợp chất là AO2 và AH4 .
Vì số e mà B nhận để trở thành ion âm bằng 8 –m0 (trong đó m0 là số e lớp ngoài cùng của B , tức là số oxi hoá dương cao nhất ). Do đó : m0 = 3(8-m0) m0 =6 B thuộc nhóm VIA và công thức hợp chất là BO3 và H2B X có công thức là AB2 và MB < nên B chỉ có thể là Oxi ( M=16 ) hoặc S (M=32) 
TH1: Nếu là oxi (M=16) MA =76 -2.16 = 44 loại vì nhóm IVA không có nguyên tử nào có M=44
TH2: Nếu là S(M=32) MA =76 -2.32 = 12 A phải là C (M=12). Vậy công thức phân tử của X là CS2 
Thanh Hà, ngày20/09/09
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày soạn : 26/09/2009
Tiết tp2ct: 8 bài thực hành số 1
	 một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học. sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong chu kì và nhóm
I – Mục tiêu
	-Biết một số thao tác trong thực hành thí nghiệm hoá học như lấy hoá chất, trộn các hoá chất, đong hoá chất, sử dụng một số dụng cụ thông thường.
	-Biết sử dụng dụng cụ, hoá chất thực hiện an toàn, thành công thí nghiệm về sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong nhóm, trong chu kì.
	-Quan sát các hiện tượng thí nghiệm, vận dụng kiến thức giải thích, viết PTHH của phản ứng.
II – Chuẩn bị
	1. Dụng cụ.
	2. Hoá chất
	-Dụng cụ, hoá chất đủ để HS thực hành theo nhóm trong điều kiện của trường.
	3. Học sinh
	-Ôn tập những kiến thức liên quan đến các thí nghiệm trong bài.
	-Nghiên cứu trước để biết được những hướng dẫn sử dụng dụng cụ, hoá chất, các thao tác trong thí nghiệm, thực hành hoá học. Biết dụng cụ, hoá chất và cách làm các thí nghiệm trong bài.
	4. Giáo viên 
	-Chuẩn bị một số phiếu học tập.
	Phiếu số 1 : Có 1 ống đong dung tích 50 ml có chia độ, làm cách nào đọc đúng lượng chất lỏng đựng trong ống đong ? Thực hành đong 25 ml nước cất.
	Phiếu số 2 : Có 3 cốc đựng 10 ml nước cất :
	Cốc 1 : Nước ở nhiệt độ phòng.
	Cốc 2 : Nước ở nhiệt độ phòng.
	Cốc 3 : Nước ở khoảng 80 – 900C.
	-Cho lần lượt vào cốc 1 một mẩu nhỏ Na, cốc 2 và 3 một mảnh Mg. Dự đoán sẽ có hiện tượng gì xảy ra, giải thích, viết PTHH của phản ứng.
	5. Tổ chức
Chia lớp thành các nhóm thực hành, mỗi nhóm khoảng 4 - 5 HS. Có một nhóm trưởng. Nhóm thực hành nên giữ ổn định trong cả năm học, không nên xáo trộn (trừ trường hợp đặc biệt).
IV – Thiết kế hoạt động dạy học
Hoạt động 1 : Mở đầu tiết thực hành
1. GV : - Nêu mục đích tiết thực hành
	 	 - Những yêu cầu HS phải thực hiện trong tiết thực hành.
2. Sử dụng phiếu học tập để kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS và hướng dẫn HS những nhiệm vụ trong tiết thực hành :
Phiếu 1 : Hướng dẫn HS thực hành đong chất lỏng bằng ống đong, cách đọc số trên vạch chia độ...
Phiếu 2 : Yêu cầu HS ghi lại hiện tượng (dự đoán) để đối chiếu với thực hành.
3. GV lưu ý một số thao tác như lấy hoá chất rắn, lỏng, dùng đèn cồn v.v... biểu diễn mẫu các thao tác để HS làm theo.
Hoạt động 2 : Một số thao tác thực hành thí nghiệm hoá học
GV : Giao nhiệm vụ cho HS thực hành, ví dụ : Lấy một muỗng nhỏ NaCl rắn, cho vào ống nghiệm, dùng ống nhỏ giọt nhỏ vào ống nghiệm cho đến 1/4 ống nghiệm. Kẹp ống nghiệm bằng kẹp gỗ, đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn. Chú ý hướng dẫn HS thực hiện các thao tác.
HS : Thực hành theo hướng dẫn. Từng HS thực hiện, cả nhóm theo dõi, góp ý, trao đổi để giúp nhau thực hiện thành thạo, đúng từng thao tác.
Hoạt động 3 : Thực hành về sự biến đổi tính chất các nguyên tố trong chu kì và nhóm
	a) Trong nhóm : 
HS : Thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn trong SGV.
GV : Hướng dẫn, lưu ý HS làm thí nghiệm cẩn thận, chỉ dùng 1 mẩu Na hoặc K đã được chuẩn bị trước, không được dùng nhiều Na, K.
	b) Trong một chu kì :
	HS thực hiện thí nghiệm như hướng dẫn trong SGV.
- Na tác dụng mạnh với H2O, dd chuyển màu hồng.
- Mg chỉ tác dụng với H2O ở nhiệt độ cao (cốc 3 nước nóng dd chuyển màu hồng, có bọt khí bay ra, cốc 2 không có phản ứng).
- Có thể thực hiện thí nghiệm chứng minh sự biến đổi tính chất của nguyên tố trong một chu kì theo cách sau :
Đặt ba mẩu kim loại Na, Mg, Al lên mặt thanh nhựa (hoặc chiếc thước kẻ HS), ứng với ba cốc chứa dd HCl đặt ở phía dưới (hình 1).
Nghiêng cẩn thận chiếc thước để 3 mẩu kim loại rơi đồng thời xuống 3 cốc chứa dd HCl. Hướng dẫn HS quan sát hiện tượng xảy ra và có kết luận. 
Hình 1
Hoạt động 4 : Công việc cuối tiết thực hành
GV : Nhận xét, đánh giá kết quả tiết thực hành. Yêu cầu HS viết tường trình.
HS : Thu dọn dụng cụ, hoá chất, vệ sinh PTN, lớp học.
Thanh Hà, ngày27/09/09
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày soạn : 16/08/2000
Tiết tp2ct: 1 chương 3
 liên kết hoá học 	 
A. Mở đầu
Mục tiêu của chương
HS biết và hiểu:
Khái niệm LKHH, quy tắc bát tử.
Sự tạo thành ion âm và ion dương ; ion đơn và ion đa nguyên

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 10 ca nam.doc