Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Bài 25-45

1, Kiến thức

Biết được:

- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí của H2SO4, ứng dụng và sản xuất H2SO4.

- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat.

Hiểu được:

- H2SO4 có tính axit mạnh ( tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu FeS.)

- H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh (oxi hoá hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất).

2, Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh.rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric.

- Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế.

- Phân biệt muối sunfat , axit sunfuric với các axit và muối khác( CH3COOH, H2S .)

- Tính nồng độ hoặc khối lượng dung dịch H2SO4 tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.

 

doc58 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1401 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 10 nâng cao - Bài 25-45, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nO4+MnO2 +O2 ư
2. Trong tự nhiên:
Quang hợp
6CO2 + 6H2O đ C6 H12O6 + 6O2ư 
- Cần phải bảo vệ môi trường và cây xanh.
3. Trong công nghiệp:
a) Từ không khí:
 (sơ đồ SGK tr. 164)
b) Từ nước: 
Điện phân dung dịch nước có hoà tan các axit mạnh hoặc bazơ mạnh
Bài 43: Lưu huỳnh.
***********(67)*********
A. chuẩn kiến thức và kĩ năng
1, Kiến thức
Biết được:
- Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà),.ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo và tính chất vật lí của lưu huỳnh, ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh .
Hiểu được: 
- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. Các số oxi hoá của lưu huỳnh.
- Tính chất hoá học: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).
2, Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Viết PTHH chứng minh tính oxi hoá và tính khử của lưu huỳnh.
- Giải được một số bài tập : Tính khối lượng lưu huỳnh tham gia phản ứng và sản phẩm tương ứng; các bài tập tổng hợp có nội dung liên quan
B – Chuẩn bị:
* Hoá chất:	S, Al, Khí O2, Khí H2
* Dụng cụ: 	ống nghiệm – thiết bị đốt S và H2
	Bình chứa khí - đèn cồn
* Tranh:	- Bảng tuần hoàn
	- Cấu trúc tinh thể Sa, Sb
	- Thiết bị khai thác lưu huỳnh (P2 Trasch)
	- Sơ đồ biến đổi cấu tạo phân tử lưu huỳnh theo nhiệt độ.
C - Phương pháp: Trực quan đàm thoại, gợi mở.
D – Tiến trình giảng dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
GV hướng dẫn học sinh quan sát bảng tuần hoàn, phân nhóm VI A, thông báo nguyên tố S là nguyên tố thứ 2 được nghiên cứu.
Hoạt động 1:
Học sinh đọc ký hiệu ng.tử lưu huỳnh cấu hình electron của nguyên tử lưu huỳnh. Độ âm điện của lưu huỳnh.
Hoạt động 2:
Học sinh quan sát bảng tính chất vật lý và cấu tạo của tinh thể 2 dạng thù hình của lưu huỳnh Sa, Sb (SGK) từ đó rút ra nhận xét về tính bền, khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.
Hoạt động 3:
Học sinh quan sát thí nghiệm đun ống nghiệm đựng lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn. Nhận xét sự biến đổi trạng thái, màu sắc của S theo nhiệt độ.
- GV thông báo: Để để giản, ta dùng ký hiệu S mà không dùng S8 trong các phản ứng hoá học.
I – Vị trí, cấu hình electron nguyên tử:
	S
Cấu hình e: 1s22s22p63s23p4
Độ âm điện: 2,58
II. Tính chất vật lý của lưu huỳnh:
1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh.
- Lưu huỳnh tà phương Sa
- Lưu huỳnh đơn tà Sb
+ Đều cấu tạo từ ca vòng S8
+ Sb bền hơn Sa,
+ Khối lượng riêng Sb nhỏ hơn Sa.
+ Nhiệt độ nóng chảy Sb lớn hơn Sa.
2. ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo phân tử và tính chất vật lý :
N.độ
Trạng thái
Màu
Cấu tạo phân tử
< 113o
Rắn
Vàng
S8, m. vòng tt Sb - Sa
119o
Lỏng
Vàng
S8, m.vòng, linh động
> 187o
Quánh
Nâu đỏ
S8vòng-> chuỗiS8 ->Sn
> 445o
1400o
1700o
Hơi
Hơi
Hơi
Da 
cam
S6, S4
S2
S
Hoạt động 4:
GV hướng dẫn HS dùng phiếu học tập
- Quan sát cấu hình electron của S
- Vẽ sơ đồ phân bố electron lớp ngoài cùng vào obitan ng.tử của ng.tử lưu huỳnh ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích.
- Trong hợp chất với nguyên tố có số oxh nhỏ hơn, S có số oxh - hay + ?
- Trong hợp chất với nguyên tố có số oxh lớn hơn, S có số oxh - hay + ?
- Rút ra nhận xét về số oxi hoá của S trong các hợp chất.
- So sánh với đơn chất O2.
Học sinh rút ra nhận xét về tính oxi hoá - tính khử của lưu huỳnh.
Hoạt động 5: 
- GV giúp HS tiến hành các thí nghiệm: Fe + S đ
	 H2 + S đ
- HS nhận xét: Viết phương trình hoá học.
- Xác định số oxi hoá của S trước và sau phản ứng.
- Kết luận t/c oxi hoá - khử của S.
- HS quan sát thí nghiệm S + O2
- Nhận xét, viết phương trình hoá học.
- Xác định số oxi hoá của S trước và sau phản ứng.
- Kết luận tính chất oxi hoá khử của lưu huỳnh
Hoạt động 6:
- GV thông báo: tương tự oxi, lưu huỳnh trong tự nhiên tồn tại 2 dạng: đơn chất và hợp chất. Do đó, có 2 phương pháp điều chế lưu huỳnh:
+ Phương pháp vật lý
+ Phương pháp hoá học.
- GV dùng sơ đồ giới thiệu khai thác S trong tự nhiên.
- Từ những hợp chất ứng với số oxi hoá khác nhau của S. Nêu nguyên tắc điều chế S bằng phương pháp hoá học.
Hoạt động 7:
- HS tìm hiểu SGK kết hợp với kiến thức thực tiễn, rút ra ứng dụng của lưu huỳnh. GV bổ xung.
III. Tính chất hoá học của lưu huỳnh:
- Nguyên tử lưu huỳnh có 6e lớp ngoài cùng, trong đó có 2e độc thân 
đ khi phản ứng với kim loại và hiđro - Nguyên tử lưu huỳnh có phân lớp d còn trống nên khi được kích thích
 ¯
đ lưu huỳnh phản ứng với các phi kim mạnh hơn O2, Cl2, F2 (có độ âm điện lớn hơn) thì lưu huỳnh sẽ có số oxh dương (+4, +6)
1. Lưu huỳnh tác dụng với kim loại và hiđro:
 2 + 3 
 + 
- Trong các phản ứng này lưu huỳnh thể hiện tính oxh: + 2e đ 
2. Lưu huỳnh tác dụng với phi kim:
 0
 0
 +4 -2
 S
+ O2
đ S O2
 0
 0
 +6 -1
 S
+ 3F2
đ S F6
- Trong các phản ứng này lưu huỳnh thể hiện tính khử: đ + 4e
 đ + 6e
Kết luận:
 S là c.oxh	 S là c.khử
IV – Sản xuất lưu huỳnh.
1. Phương pháp vật lý: 
- Dùng khai thác lưu huỳnh dạng tự do trong lòng đất.
- Dùng hệ thống thiết bị nén nước siêu nóng (170oc) vào mỏ lưu huỳnh để đẩy LH nóng cháy lên mặt đất.
2. Phương pháp hoá học:
+ Đốt H2S trong điều kiện thiếu không khí.
	2H2S + O2 đ 2S + 2H2O
+ Dùng H2S khử SO2
 2H2S + SO2 đ 3S + 2H2O
- Thu hồi 90% lượng lưu huỳnh trong các khí thải độc hại SO2, H2S.
- Bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm không khí. 	 
IV. ứng dụng của lưu huỳnh (SGK)
D. Củng cố bài:
Hoạt động 8: Dùng một số bài tập sau để củng cố bài học.
Bài 1: 
Nhiệt độ ảnh hưởng đến cấu tạo phân tử lưu huỳnh. Viết CTCT của lưu huỳnh ở các nhiệt độ sau: 
a. 187oC (S n )	 b. 119oC (S8 ) 
c. 1400oC (S2)	 d. 1700oC (S )
Bài 2:
Xác định tính chất oxi hoá - khử của S trong các phản ứng sau:
a) 	S + Fe đ FeS	: Tính oxi hoá
b) 	S + 6HNO3 đ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O	: Tính khử
c) 	S + 2H2SO4 , đ đ 3SO2 + 2H2O	: Tính khử
d)	S + 2Na đ Na2S	: Tính oxi hoá
Bài 3:
Bằng phương trình phản ứng chứng minh tính oxi hoá của oxi mạnh hơn lưu huỳnh.
	2H2S + O2 đ 2S + 2H2O
 (Lời giải là phần in nghiêng)
E. Dặn dò: Làm các bài tập 1, 2, 3, 5 trang 175 SGK
F. Rút kinh nghiệm.
 Bài 49: tốc độ phản ứng hoá học.
************(78-79)************
A. chuẩn kiến thức và kĩ năng
1, Kiến thức
Biết được:
- Định nghĩa tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình, biểu thức tính tốc độ trung bình. Hiểu được: các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác. 
2, Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét.
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
B. chuẩn bị
- Dụng cụ: các loại cốc thuỷ tinh, bình tam giác, đèn cồn, 2 tờ giấy trắng có vẽ dấu cộng đậm, ống dẫn khí, bơm tiêm loại dung tích 100ml, ống nghiệm cỡ nhỏ
- Hoá chất: các dung dịch BaCl2, Na2S2O3 (natri thiosunfat), H2SO4, HCl, Mg, CaCO3, H2O2, MnO2.
C. bài giảng
1. Khái niệm về tốc độ phản ứng
Hoạt động 1: Thí nghiệm
 Lấy 3 dung dịch BaCl2, Na2S2O3 , H2SO4 có cùng nồng độ 0,1M và với thể tích bằng nhau và làm đồng thời:
- Đổ dd H2SO4 vào dd BaCl2 . Nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ
- Đổ dd H2SO4 vào dd Na2S2O3 . Nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ
 So sánh hiện tượng xảy ra ở 2 trường hợp trên và rút ra nhận xét gì?
Hoạt động 2: Tốc độ phản ứng và tốc độ trung bình của phản ứng
- GV hướng dẫn HS đọc ví dụ và bảng 7.1 trang 199 SGK.
- GV cung cấp biểu thức tính và cho HS thực hành tính tốc độ phản ứng từ 184 giây đến thời điểm 319 giây
 = 1,26 . 10-3 mol/l.s
- Từ đó rút ra định nghĩa về tốc độ phản ứng: “biến thiên nồng độ của.trong một đơn vị thời gian” (như vậy tốc độ phản ứng được xác định do thực nghiệm)
- GV giúp HS phân biệt khái niệm “tốc độ trung bình” và “tốc độ tức thời”:
 + Tốc độ phản ứng xác định được trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 là tốc độ trung bình của phản ứng. Vì, trong khoảng thời gian đó có những lúc phản ứng xảy ra với tốc độ khác nhau.
 + Tốc độ phản ứng xác định được trong một thời điểm cụ thể (ví dụ tại t = 120 giây) là tốc độ tức thời của phản ứng (). 
* Củng cố: BT 3 SGK
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Hoạt động 3: ảnh hưởng của nồng độ
- TN: Chuẩn bị 2 dd (25ml) Na2S2O3 0,1M và 0,05M trong 2 cốc thuỷ tinh đặt đè trên 2 tờ giấy trắng có vẽ sẵn dấu cộng đậm.
- Đổ đồng thời 25 ml dd H2SO4 0,1M vào 2 cốc trên và quan sát từ trên xuống xuyên qua dd đến hình dấu cộng trên tờ giấy ở 2 đáy cốc. 
- So sánh: hình dấu cộng nào bị mờ trước? Từ đó rút ra tốc độ phản ứng phụ thuộc như thế nào vào nồng độ chất phản ứng?
Hoạt động 4: ảnh hưởng của nhiệt độ
- TN: Chuẩn bị 2 dd (25ml) Na2S2O3 0,1M trong 2 cốc thuỷ tinh đặt trên giá TN, có đèn cồn ở phía dưới của một trong 2 cốc.
- Đun nóng một trong 2 cốc, sau đó đổ đồng thời 25 ml dd H2SO4 0,1M vào 2 cốc trên và quan sát.
- So sánh: kết tủa S xuất hiện ở dd trong cốc nào trước? Từ đó rút ra tốc độ phản ứng phụ thuộc như thế nào vào nhiệt độ phản ứng? 
* Chú ý: GV hướng dẫn cho HS hiểu nhiệt độ tăng đ số va chạm tăng đ số va chạm có hiệu quả tăng 
Hoạt động 5: ảnh hưởng của diện tích bề mặt
- TN: Lấy 2 mẩu đá vôi bằng nhau, mẩu thứ nhất giữ nguyên còn mẩu thứ hai đem đập vụn ra. 
- Thả đồng thời mỗi lượng đá vôi trên vào mỗi cốc đều chứa 50 dd HCl 4M và quan sát.
- Khí thoát ra ở cốc nào nhanh hơn? lượng đá vôi ở cốc nào tan hết trước? Từ đó rút ra tốc độ phản ứng phụ thuộc như thế nào vào diện tích bề mặt của chất phản ứng? 
Hoạt động 6: ảnh hưởng của chất xúc tác
- TN: + Cho vào ống nghiệm một lượng H2O2 , quan sát? 
+ Thêm vào ống nghiệm chứa H2O2 trên, quan sát? 
- So sánh hiện tượng xảy ra trong 2 trường hợp trên, từ đó rút ra tốc độ phản ứng phụ thuộc như thế nào vào chất xúc tác? 
 (chú ý: sau khi phản ứng kết thúc, MnO2 vẫn nguyên vẹn)
3. ý nghĩa thực tiễn của tốc 

File đính kèm:

  • docGiao an 10 NC 2.doc