Giáo Án Hoá 9 Học Kỳ I - Nguyễn Thị Kim Hoa - Trưòng THCS Vinh Tân

1/-Kiến thức:

 Củng cố hệ thống lại một số khái niệm về chất, nguyên tử, phân tử, đơn chất, hợp chất,. phản ứng hóa học, phương trình hóa học, công thức hóa học, Định luật bảo toàn khối lượng,. Mối quan hệ giữa các đại lượng: khối lượng (m), lượng chất (hay số mol:n), thể tích (V),.

2/- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập CTHH, PTHH. Tính theo CTHH, PTHH.

3/- Thái độ, tình cảm: Tính cẩn thận

B- CHUẨN BỊ:

* Giáo viên:

 - Bảng hệ thống các khái niệm

- Phiếu học tập, bảng phụ.

 * Học sinh:

 - Ôn lại các khái niệm đã học ở lớp 8.

 - Sách, vở học tập.

 

doc108 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1058 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Hoá 9 Học Kỳ I - Nguyễn Thị Kim Hoa - Trưòng THCS Vinh Tân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ït động 3 : Những phản ứng hóa học minh họa (10 phút)
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng phân loại chất và viết PTHH.
* Gv yêu cầu HS chia làm 6 nhóm, mỗi nhóm viết 3 PTHH.
- Nhóm 1, 2: Viết các PTHH 1, 2, 3.
- Nhóm 3, 4: Viết các PTHH 4, 5, 6.
- Nhóm 5, 6: Viết các PTHH 7, 8, 9.
Chia bảng làm 2 cột. Mỗi lần là 2 nhóm lên bảng. 
* Gv nhận xét nhận xét và bổ sung.
HS thảo luận nhóm và đại diện từng nhóm lần lượt lên bảng ghi các PTHH.
II/. Những phản ứng hóa học minh họa:
(sgk)
Hoạt động 4: Luyện tập và củng cố (9 phút)
* Gv phát phiếu học tập.
Viết PTHH dãy:
a) Na2OàNaOHàNa2SO4à NaClà NaNO3
b) Fe(OH)3à Fe2O3à Fe2(SO4)3à FeCl3à Fe(NO3)3
* Gv yêu cầu Hs làm bài tập 2 - sgk
? Đánh dấu vào ô trống.
? Viết các PTHH.
Gv thu tập 1 số em chấm điểm, nhận xét.
* Gv yêu cầu Hs làm bài tập 3b - sgk
? Tìm chất tham gia cho mỗi à.
? Viết các PTHH.
Gv thu tập 1 số em chấm điểm, nhận xét.
- HS thảo luận nhóm vào bảng con.
- Hs làm BT vào vở bài tập.
- Hs làm BT vào vở bài tập.
D/. Hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Ôn lại: định nghĩa, gọi tên, phân loại, tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ.
- BTVN: 1, 3, 4 - sgk (Gv hướng dẫn bài 4-sgk)
- Xem trước bài 13: Luyện tập chương I.
	18 / 10 / 2008
Tiết : 18
Bài 13: LUYỆN TẬP CHƯƠNG I
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết được sự phân loại các hợp chất vô cơ. 
- HS nhớ lại và hệ thống hóa những tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất. Viết phương trình hóa học biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất.
2. Kĩ năng: 
 HS biết giải bài tập có liên quan đến những tính chất hóa của các loại hợp chất vô cơ, giải thích được những hiện tượng hóa học đơn giản xảy ra trong đời sống và sản xuất.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi tính toán.
B. CHUẨN BỊ:
* GV: 
	- Sơ đồ sự phân loại các hợp chất vô cơ và tính chất hóa học các hợp chất vô cơ.
- Phiếu học tập, bảng phụ.
* HS: Ôn lại các kiến thức trong chương I.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ, SỬA BÀI TẬP, VÀO BÀI (8 phút)
Kiểm bài: 
1/ Viết PTHH cho biến đổi hóa học sau:
Na2OàNaOHàNa2SO4àNaClàNaNO3
2/ Điền CTHH thích hợp vào chỗ trống và hoàn thành PTHH
a) BaCl2 + ? à NaCl + ?
b) K2CO3 + ? à KNO3 + ?
c) Fe(NO3)3 + ? à Fe(OH)3 + ?
d) K2S + ? à H2S + ? 
Gv nhận xét, bổ sung (nếu có)
Sửa bài tập:
* GV yêu cầu Hs đọc bài tập 1-sgk. Chọn câu trả lời đúng, nêu cách nhận xét và viết PTHH.
* GV yêu cầu Hs sửa bài tập 2-sgk.
- Đánh dấu x hoặc o vào bảng phụ.
- Viết PTHH xảy ra.
* GV yêu cầu Hs sửa bài tập 3b-sgk.
- 1 HS lên bảng viết PTHH
- 1 HS lên bảng viết PTHH
- Hs còn lại làm vào bảng con.
- 1 HS trả lời và viết PTHH.
- 1 HS lên bảng điền và viết PTHH.
- HS lên bảng viết PTHH:1,2,3
- HS lên bảng viết PTHH: 4,5,6
Vào bài: Vì sao cần phải phân loại các hợp chất vô cơ. Hợp chất vô cơ được chia làm mấy loại. Mỗi loại chia thành những loại nhỏ nào? Vậy để phân chia ta căn cứ vào yếu tố nào? Sự phân loại đó được hệ thống lại như thế nào? Bài học hôm nay ta sẽ giải quyết vấn đề này.
Hoạt động 2: KIẾN THỨC CẦN NHỚ (15 phút)
Mục tiêu: Giúp hơc sinh hệ thống lại định nghĩa, phân loại, tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ: Oxit, axit, bazơ, muối.
* Gv treo bảng phụ ghi sẵn sơ đồ phân loại các hợp chất vô cơ (để trống ) và yêu cầu Hs thảo luận câu hỏi sau:
? Hợp chất vô cơ được chia làm mấy loại.
? Mỗi loại chia thành những loại nhỏ nào.
? Mỗi loại cho 3 VD và gọi tên cụ thể của chúng.
* Gv treo sơ đồ về tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ và yêu cầu Hs thảo luận câu hỏi sau:
- Nhóm 1: Tính chất hóa học của Oxit.
- Nhóm 2: Tính chất hóa học của Axit.
- Nhóm 3: Tính chất hóa học của Bazơ.
- Nhóm 4: Tính chất hóa học của Muối.
? Qua sơ đồ, muối còn có những tính chất nào nữa.
- HS thảo luận nhóm vào bảng con và cử đại diện nhóm lên điền vào chỗ trống.
- 1HS trả lời.
- 1HS trả lời.
- HS thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trình bày.
- 1HS trả lời.
I/ KIẾN THỨC CẦN NHỚ:
1/ Sự phân loại các hợp chất vô cơ:
(sgk)
2/ tính chất hóa học của các hợp chất vô cơ:
(sgk)
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (20 phút)
Mục tiêu: Rèn luyện kĩ năng lập PTHH, tính theo PTHH
* Gv treo bảng phụ ghi bài luyện tập 1.
Cho các chất Mg(OH)2, CaCO3, K2SO4, HNO3, CuO, NaOH, P2O5.
a) Hãy gọi tên và phân loại các chất trên.
b) Chất nào tác dụng với HCl. Viết PTHH.
c) Chất nào tác dụng với Ba(OH)2. Viết PTHH.
d) Chất nào tác dụng với BaCl2. Viết PTHH.
* GV phát phiếu học tập:
Bài 1: Để nhận biết 5 dd KOH, HCl, H2SO4, Ba(OH)2, KCl ta dùng thuốc thử
A: Quỳ tím.
B: Phênolphtalêin.
 C: Dung dịch BaCl2
D: Dung dịch AgNO3
 Khoanh tròn vào câu đúng và trình bày cách nhận biết.
Bài 2: Trộn 1 dd có chứa 0,1 mol CuSO4 với 1 dd chứa 0,3 mol NaOH. Lọc kết tủa rửa sạch rồi nung đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn cân nặng m (g). Vậy giá trị m là
 A. 8 g B. 6 g	 C. 4 g 	D.12g
- Khoanh tròn vào câu trả lời đúng.
- Trình bày cách tính.
- HS thảo luận nhóm vào bảng con.
- 1HS trả lời.
- 1 HS lên bảng viết PTHH
- 1 HS lên bảng viết PTHH
- 1 HS lên bảng viết PTHH
- HS nhận phiếu học tập, thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm trả lời.
Đáp án: A
II/ LUYỆN TẬP: (sgk)
D/. Hướng dẫn về nhà (2 phút)
- Học bài.
	22 / 10 / 2008
Bài 14: 
Thực hành : TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI
Tiết : 19
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Khắc sâu những tính chất hóa học của bazơ và muối.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn luyện các kĩ năng thực hành hóa học.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, tiết kiệm,....trong học tập và thực hành hóa học. 
B. CHUẨN BỊ:
* GV: 
	- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá ống nghiệm, giấy ráp, kẹp, ống nhỏ giọt,....
	- Hoá chất: dd NaOH, dd FeCl3, CuSO4, HCl, đinh sắt, dd BaCl2, dd Na2SO4, H2SO4 loãng.
* HS: Chuẩn bị bài trước ở nhà.
C- HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ, VÀO BÀI (10 phút)
Mục tiêu: ôn tập kiến thức lí thuyết.
Kiểm tra bài cũ:
* Gv phát phiếu học tập (và có ghi sẵn ở bảng phụ):
1/ Hãy hòa thành sơ đồ Muối (4) 
sự biến đổi sau. Mỗi sự (1) (2) (3) 
 biến đổi nêu tác dụng và Bazơ Axit
 viết PTHH.
2/ Hãy trình bày tính chất hóa học của muối. Viết PTHH minh họa.
- 1 Hs lên bảng làm, Hs ở dưới lớp làm vào phiếu học tập.
- 1HS trả lời lí thuyết và viết PTHH
Vào bài: Chúng ta đã nghiên cứu 4 loại hợp chất vô cơ. Bài thực hành 1 đã làm các thí nghiệm nghiên cứu tính chất của oxit và axit. Bài hôm nay chúng ta thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu tính chất của bazơ và muối.
- Gv nêu mục tiêu của buổi thực hành và nêu những điểm cần lưu ý trong buổi thực hành.
- Yêu cầu HS kiểm tra các dụng cụ, hóa chất ở bàn thí nghiệm 
- Hs chú ý nghe và ghi nhớ.
- HS kiểm tra lại các dụng cụ, hóa chất.
Hoạt động 2: THÍ NGHIỆM TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ (10 phút)
Mục tiêu: Giúp Hs chứng minh lại tính chất hóa học của Bazơ với muối và bazơ không tan, rèn luyện các thao tác thí nghiệm và quan sát hiện tượng, kết luận tính chất.
* Hướng dẫn HS làm TN1: NaOH + FeCl3
 - Treo bảng phụ ghi cách tiến hành TN và đặt câu hỏi:
? Nêu hiện tượng quan sát được.
? Giải thích hiện tượng
? Viết PTHH.
? Kết luận tính chất hóa học của bazơ.
- Hướng dẫn Hs: Cách thêm từ từ từng giọt NaOH vào dd FeCl3, cách lắc nhẹ ống nghiệm.
* Treo bảng phụ ghi cách tiến hành TN2, hướng dẫn HS làm TN2: Cu(OH)2 + HCl và đặt câu hỏi:
? Để điều chế Cu(OH)2 ta cần những hóa chất gì.
* Hs theo dõi bảng phụ và các nhóm tiến hành TN.
- Tạo thành chất kết tủa màu nâu đỏ.
- Do phản ứng xảy ra tạo thành Fe(OH)3 có màu nâu đỏ: 3NaOH + FeCl3 à 3NaCl + Fe(OH)3¯
 Btan + Mtan à Mmới + Bmới 
* Hs theo dõi bảng phụ và các nhóm tiến hành TN.
- Từ dd CuSO4 và NaOH.
? Cách tiến hành như thế nào.
? Nêu hiện tượng khi hòa tan Cu(OH)2 vào HCl.
? Giải thích hiện tượng.
? Viết PTHH.
Lưu ý: Cách lấy Cu(OH)2, cách cho từ từ HCl và Cu(OH)2 và quan sát hiện tượng
- Lọc lấy Cu(OH)2
- Kết tủa tan ra và dd có màu xanh.
Cu(OH)2 + 2HCl à CuCl2 + 2H2O
 (màu xanh)
- Hs chú ý nghe và thực hiện.
Chuyển ý: Vậy muối tác dụng với những chất nào và phản ứng thuộc loại phản ứng gì? Chúng ta tiến hành TN chứng minh tính chất hóa học của muối.
Hoạt động 3: THÍ NGHIỆM TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI (15 phút)
Mục tiêu: Giúp Hs làm TN chứng minh tính chất hóa học của muối với muối, axit, kim loại. Rèn luyện các thao tác thí nghiệm, cách quan sát hiện tượng, kết luận chất.
* Treo bảng phụ ghi cách tiến hành TN (sgk) CuSO4 + Fe. (lưu ý: cách làm sạch đinh sắt, để lại dd, sau khi làm 2 TN quay trở lại quan saát hiện tượng) và đặt câu hỏi:
? Nêu hiện tượng quan sát được (đinh sắt, dd trước và sau phản ứng).
? Giải thích hiện tượng.
? Viết PTHH.
? Kết luận tính chất hóa học của bazơ.
* Treo bảng phụ ghi cách tiến hành TN (sgk): BaCl2 + Na2SO4 và đặt câu hỏi:
? Nêu hiện tượng quan sát đ

File đính kèm:

  • docGA hoa 9 HK1.doc
Giáo án liên quan