Giáo án Hình lớp 11 tiết 26: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian

Tiết : 26

PHÉP CHIẾU SONG SONG. HÌNH BIỂU DIỄN CỦA MỘT HÌNH KHÔNG GIAN

I.Mục tiêu

1. Kiến thức

Hiểu được định nghĩa phép chiếu song song, nắm các tính chất.

2. Kỹ năng

Biết tìm hình chiếu của một điểm trong không gian lên mp theo 1 phương cho trước. Biết biểu diễn cc hình đơn giản. Biết nhận biết hình biểu diễn của 1 hình cho trước.

3. Tư duy và thái độ

Rèn khả năng tư duy hình không gian

Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế.

Giáo dục tính khoa học, chính xác.

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 585 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình lớp 11 tiết 26: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn	: 19-12-2010
Tiết	: 26
phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
Ngày giảng: 	ngày  lớp  tiết .
	ngày  lớp  tiết .
	ngày  lớp  tiết .
I.Mục tiêu
1. Kiến thức 
Hiểu được định nghĩa phép chiếu song song, nắm các tính chất.
2. Kỹ năng
Biết tìm hình chiếu của một điểm trong không gian lên mp theo 1 phương cho trước. Biết biểu diễn cc hình đơn giản. Biết nhận biết hình biểu diễn của 1 hình cho trước.
3. Tư duy và thái độ
Rèn khả năng tư duy hình không gian 
Liên hệ được nhiều vấn đề có trong thực tế.
Giáo dục tính khoa học, chính xác.
II. Nội dung
Kiến thức trọng tâm
Định nghĩa phép chiếu song song lên một mặt phẳng.
Kiến thức khó
Kĩ năng biểu diễn hình khôn gian.
III. Phương tiện dạy học 
1. Chuẩn bị của giáo viên :
Giáo án, tài liệu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
Kiến thức cũ.
IV.Tiến trình tổ chức dạy học
ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Bài mới
Hoạt động 1 : I. Phép chiếu song song,
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
+ Cho mp(α) và đường thẳng D cắt (α).
+ Với điểm M tùy ý trong không gian, đường thẳng đi qua M và song song (hoặc trùng ) với D sẽ cắt (α) tại mấy điểm? 
+ Nêu các đ/n: Phép chiếu song song, hình chiếu của một hình qua phép chiếu song song.
+ Nếu M thuộc (α) thì hình chiếu của M là điểm nào?
+ Cho đường thẳng a // D thì hình chiếu song song của a là hình nào?
Với mỗi điểm M trong không gian, đường thẳng qua M và song song ( hoặc trùng với D) sẽ cắt ( a ) tại điểm M’. Điểm M’ được gọi là hình chiếu song song của điểm M trên mp ( a ) theo phương của đường thẳng D. Mặt phẳng ( a ) gọi là mặt phẳng chiếu. Phương D gọi là phương chiếu
: Khi a song song với phương chiếu thì hình chiếu của a là giao điểm của nó với mp chiếu (α).
Hoạt động 2 : II. Các tính chất của phép chiếu song song. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
+ Hình chiếu song song của hình vuông lên mp(α) chiếu là hình gì?
+ Quan sát hình 2.62/tr72 , hãy cho biết:
 + A’,B’,C’ là gì của A,B,C ?
 + Nhận xét vị trí của A,B,C và A’,B’,C’ ?
 + A’,B’,C’ không thẳng hàng được không? Tại sao?
 + Hình chiếu song song của đọan AB là hình gì?
+ Nêu định lí 1? vẽ hình minh họa.
GV cho HS thực hiện HĐ1 và HĐ2
 + A’,B’,C’ l hình chiếu song song của A,B,C lên (α) theo phương D.
 + A,B,C thẳng hàng và A’,B’,C’ thẳng hàng.
 + Chứng minh A’,B’,C’ thẳng hàng.
 + Hình chiếu song song của AB là A’B’.
Định lí 1 : a). Phép chiếu song song biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và không làm thay đổi thứ tự ba điểm đó
b) Phép chiếu song song biến đường thẳng thàng đường thẳng , biến tia thành tia, biến đọan thẳng thành đoạn thẳng.
c) Phép chiếu song song biến hai đường thẳng song song thành hai đường thẳng song song hoặc trùng nhau
d) Phép chiếu song song không làm thay đổi tỉ số độ dài của hai đoạn thẳng nằm trên hai đường thẳng song song hoặc cùng nằm trên một đường thẳng . 
Hoạt động 3 : III. Hình biểu diễn của một hình không gian trên mặt phẳng.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
+ Nêu đ/n hình biểu diễn của 1 hình trong khơng gian?
GV cho HS thực hiện D3
+ Hình biểu diễn của cc hình thường gặp.
GV cho HS thực hiện D3
 Hình biểu diễn của một hình H trong không gian là hình chiếu song song của hình H trên một mặt phẳng theo một phương chiếu nào đó hoặc hình đồng dạng với hình chiếu đó
Hình biểu diễn của các hình thường gặp :
+ Một tam giác bất kỳ bao giờ cũng có thể coi là hình biểu diễn của một tam giác có dạng tuỳ ý cho trước ( tam giác đều, tam giác cân, tam giác vuông )
+ Một hình bình hành bất kỳ bao giờ cũng có thể cói là hình biểu diễn của một hình bình hành tuỳ ý cho trước ( hình bình hành , hình vuông, hình thoi, hình chữ nhất )
+ Một hình thang bất kỳ bao giờ cũng có thể cói là hình biểu diễn của một hình thang tuỳ ý cho trước miễn là tỉ số độ dài hai đáy của hình biểu diễn phải bằng tỉ số độ dài hai đáy của hình thang ban đầu.
+ Người ta thường dùng hình elip để biểu diễn cho hình tròn. 
Hoạt động42 : Quan sát hình minh họa
H43
Hình 43. Biểu diễn hình chiếu tam giác lên mặt phẳng
Trên hình là biểu diễn hình chiếu song song cúa một tam giác đều và một tam giác với đường cao lên cùng một mặt phẳng. Có thể tương tác làm chuyển động các tam giác gốc và phuơng của đường thẳng chiếu. Quan sát hình ảnh chiếu của các tam giác này lên mặt phẳng và đưa ra các nhận xét của mình.
H44
Hình 44. Biểu diễn hình chiếu của hình vuông, hình bình hành
Trên hình là biểu diễn của một hình vuông và một hình bình hành lên cùng một mặt phẳng. Có thể tương tác làm chuyển động các hình gốc và phuơng của đường thẳng chiếu. Quan sát hình ảnh chiếu của các hình này lên mặt phẳng và đưa ra các nhận xét của mình.
H45
Hình 45. Biểu diễn hình chiếu của hình tròn lên một mặt phẳng
Hình biểu diễn hình chiếu song song của một vòng tròn lên một mặt phẳng. 
Tam giác ABC là hình chiếu của một tam giác vuông nội tiếp trong vòng tròn gốc.
Có thể tương tác trực tiếp với vòng tròn gốc và mặt phẳng chứa vòng tròn gốc.
Củng cố
Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào đúng?
Hình biểu diễn của 2 đường thẳng cho nhau không thể song song với nhau.
Hình biểu diễn của 2 đường thẳng cắt nhau không thể song song với nhau.
Hình biểu diễn của 2 đường thẳng song song không thể song song với nhau.
Các mệnh đề trên đều sai.
Bài tập về nhà. 
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày 20 tháng 12 năm 2010
Tổ trưởng kí duyệt
Đào Minh Bằng

File đính kèm:

  • docTiet 26.doc
Giáo án liên quan