Giáo án Hình học lớp 6- Đường tròn
I. Mục tiêu :
1. Kiến thức : HS hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính.
2. Kỹ năng : Sử dụng com pa thành thạo, biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của compa.
3. Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa để vẽ hình.
II. Chuẩn bị :
Giáo viên : Thước kẻ, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ, đường tròn.
Học sinh : Thức kẻ có chia khoảng, compa, thước đo góc.
III. Hoạt động trên lớp :
Tuần : 29. Ngày soạn : Tiết : 25. Ngày dạy : t 18. ĐƯỜNG TRÒN I. Mục tiêu : 1. Kiến thức : HS hiểu đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ? Hiểu thế nào là cung, dây cung, đường kính, bán kính. 2. Kỹ năng : Sử dụng com pa thành thạo, biết vẽ đường tròn, cung tròn, biết giữ nguyên độ mở của compa. 3. Thái độ : Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác khi sử dụng compa để vẽ hình. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Thước kẻ, thước đo góc, phấn màu, bảng phụ, đường tròn. Học sinh : Thức kẻ có chia khoảng, compa, thước đo góc. III. Hoạt động trên lớp : TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung 15’ 10’ 10’ 9’ 1. Ổn định lớp : 2. Kiểm tra bài cũ : 3. Dạy bài mới : * HĐ 1 : Đường tròn và hình tròn : -Hãy cho biết để vẽ đường tròn ta cần dụng cụ gì ? -Cho điểm O, vẽ đường tròn bán kính 2 cm. - Vẽ đoạn thẳng qui ước 2cm lên bảng rồi vẽ đường tròn lên bảng. -Lấy điểm A, B, C … bất kì trên đường tròn. Hỏi các điểm này cách O một khoảng là bao nhiêu ? -Vậy đường tròn tâm O bán kính 2 cm là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng 2 cm. -Tổng quát : Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm như thế nào ? -Kí hiệu (O; R) -Giới thiệu điểm nằm trên đường tròn, điểm nằm bên trong đường tròn, điểm nằm bên ngoài đường tròn. -Đường tròn là đường bao quanh hình tròn. Vậy hình tròn là hình gồm những điểm như thế nào ? * HĐ 2 : Cung và dây cung : -Cho hs đọc SGK và quan sát hình 44, 45 SGK trang 90. -Cung tròn là gì ? -Dây cung là gì ? -Thế nào là đường kính của đường tròn ? *HĐ 3 : Một công dụng khác của compa : Compa ngoài công dụng vẽ đường tròn, còn có công dụng gì khác ? -Cho hs đọc 2 VD ở SGK trang 90; 91. 4. Củng cố -BT 38, SGK trang 91 : (Treo bảng phụ) -Yêu cầu hs vẽ đường tròn tâm C, bán kính 2 cm. Giải thích vì sao (C; 2cm) đi qua O, A ? -BT 40, SGK trang 92 : Treo bảng phụ các đoạn thẳng ở hình 50. -Gọi hs dùng compa đo các đoạn thẳng và đánh dấu các đoạn thẳng bằng nhau. -Để vẽ đường tròn ta dùng compa. -Các điểm A, B, C cách điểm O một khoảng bằng 2 cm. -Chú ý theo dõi. -Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O; R). -Điểm M nằm trên đường tròn, điểm N nằm trong đường tròn, điểm P nằm ngoài đường tròn. -Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn đó. -Hai điểm A, B trên đường tròn O, chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là một cung tròn. Hai điểm A, B là hai mút của cung. -Đoạn thẳng nối hai mút của cung là dây cung. -Dây đi qua tâm là đường kính. - Ngoài vẽ đường tròn, compa còn dùng để so sánh độ dài các đoạn thẳng. -Đọc VD 1, VD 2 SGK trang 90, 91. -Vẽ đường tròn tâm C, bán kính 2 cm. - Vì hai đường tròn tâm O và tâm A cắt nhau tại C và D nên OC = AC = 2 cm. Do đó đường tròn (C; 2cm) đi qua O và A. -Dùng compa so sánh độ dài các đoạn thẳng và đánh dấu các đoạn thẳng bằng nhau. 1. Đường tròn và hình tròn : -Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O; R). 2. Cung và dây cung : -Hai điểm A, B trên đường tròn O, chia đường tròn thành hai phần, mỗi phần gọi là một cung tròn. Hai điểm A, B là hai mút của cung. -Đoạn thẳng nối hai mút của cung là dây cung. -Dây đi qua tâm là đường kính. 3. Một công dụng khác của compa : - Ngoài vẽ đường tròn, compa còn dùng để so sánh độ dài các đoạn thẳng. -BT 38, SGK trang 91 : -BT 40, SGK trang 92 : 5. Dặn dò : (1’) - Về nhà học bài. -Làm các bài tập 39; 41; 42 SGK trang 92. - Chuẩn bị bài 9 : Tam giác.
File đính kèm:
- Tiet 25.doc