Giáo án Hình học lớp 11 tiết 14: Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song (tt)
BÀI 1: HAI ĐƯỜNG THẲNG CHÉO NHAU VÀ HAI ĐƯỜNG
THẲNG SONG SONG (tt)
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
• Nắm được các tính chất: Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳn song song nhau mà cắt nhau thì giao tuyến của chúng song song hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó
2. Về kỹ năng:
• Biết dựa vào định lí trên xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng trong những trường hợp đơn giản.
3. Về tư duy, thái độ:
• Phát triển tư duy logic, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức mới.
• Rèn luyện tính cẩn thận, tích cực hoạt động của học sinh, liên hệ được kiến thức vào trong thực tế.
II. Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên: giáo án, SGK, phấn.
2. Học sinh: xem bài trước, SGK, viết
III. Phương pháp dạy học:
- Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, thuyết trình, giảng giải.
Tuần dạy: 14 Ngày soạn: 15/11/2014 Tiết PPCT: 14 Ngày dạy: 18/11/2014 BÀI 1: HAI ĐƯỜNG THẲNG CHÉO NHAU VÀ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (tt) I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Nắm được các tính chất: Nếu hai mặt phẳng phân biệt lần lượt chứa hai đường thẳn song song nhau mà cắt nhau thì giao tuyến của chúng song song hoặc trùng với một trong hai đường thẳng đó 2. Về kỹ năng: Biết dựa vào định lí trên xác định được giao tuyến của hai mặt phẳng trong những trường hợp đơn giản. 3. Về tư duy, thái độ: Phát triển tư duy logic, sáng tạo trong tiếp thu kiến thức mới. Rèn luyện tính cẩn thận, tích cực hoạt động của học sinh, liên hệ được kiến thức vào trong thực tế. II. Chuẩn bị của thầy và trò: 1. Giáo viên: giáo án, SGK, phấn... 2. Học sinh: xem bài trước, SGK, viết III. Phương pháp dạy học: - Vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, thuyết trình, giảng giải. IV. Tiến trình của bài học: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2. Bài cũ: Không 3. Bài mới: Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Các ví dụ GV: Yêu cầu HS lên bảng vẽ hình GV: Xác điểm chung của 2 mặt phẳng (SAD) và (SBC)? HS: S GV: Hướng dẫn cách chỉ ra phương của giao tuyến. GV: Xác định giao tuyến của (ACD) với (P) (BCD) với(P) HS: Trình bày các giao tuyến. GV: Hướng dẫn chứng minh tứ giác IJNM là hình thang GV: Theo Định lí 3 , muốn chứng minh HK // CD ta làm như thế nào ? GV: CD và HK cùng song song với 1 đường thẳng nào ? b/ 2 mặt phẳng (HKM) và (SCD) có 1điểm chung nào ? - Dựa vào kết quả câu a/ , hãy xác định giao tuyến của (HKM) và (SCD) ? c/ tương tự câu b/ Ví dụ 1: SGK trang 58 S là điểm chung của (SAD) và (SBC) Ta có: Giao tuyến là Sx ( Sx //AD) Ví dụ 2: SGK trang 58 Ví dụ 3 : Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành, gọi H, K là trung điểm của SA và SB, M SC a/ Chứng minh HK // CD b/ Tìm giao tuyến của (HKM) và (SCD) c/ Tìm giao tuyến của (SAB) và (SCD) Giải: a/ Ta có HK là đường trung bình trong SAB HK // AB Mà ABCD là hình bình hành nên AB // CD Vậy HK // CD b/ Xét (HKM) và (SCD) có M là 1 điểm chung Mà HK // CD , HK(HKM) , CD(SCD) Giao tuyến của (HKM) và (SCD) là đường thẳng đi qua M và song song với CD, HK 4. Củng cố: - Thế nào là 2 đường thẳng song song? 2 đường thẳng chéo nhau? - Hãy nêu các phương pháp tìm giao tuyến của 2 mặt phẳng, phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song trong không gian. 5. Dặn dò: - Xem thật kĩ lý thuyết đã học. - Làm bài tập 3 SGK trang 59. 6. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Hình học 11_Tiết 14_Hai đt chéo nhau và hai đt song song.doc