Giáo án Hình học 9 tuần 5

I .Mục tiêu :

1.Kiến thức:Hs hiểu được cách sử dụng máy tính cầm tay để tìm các tỉ số lượng giác khi cho biết số đo góc và ngược lại tìm số đo góc nhọn khi biết 1 tỉ số lượng giác cuả góc đó.Đồng thời học sinh thấy được tính đồng biến của sin và tang, tính nghịch biến của cos và cotang

2.Kĩ năng: Hs có kĩ năng dùng MTCT để tìm các TSLG khi cho biết số đo góc và ngược lại.

3.Thái độ: HS tự giác, tích cực, chủ động trong học tập.

II . Chuẩn bị :

- Gv : phiếu học tập, thước kẻ, MTCT

- Hs: Ôn tập các công thức lượng giác ở BT 14 – SGK; MTCT (fx – 570ES hoặc các máy khác có tính năng tương đương)

III Hoạt động dạy học :

1) Tổ chức lớp: KTSS và sự chuẩn bị của Hs.

2) Kiểm tra bài cũ:

 

doc4 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1454 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 tuần 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07.09.2012	 Ngày dạy: 18.09.2012
Tuần 5 - Tiết 9: 
TÌM TỈ SỐ LƯỢNG GIÁC VÀ GÓC BẰNG MÁY TÍNH CẦM TAY
I .Mục tiêu :
1.Kiến thức:Hs hiểu được cách sử dụng máy tính cầm tay để tìm các tỉ số lượng giác khi cho biết số đo góc và ngược lại tìm số đo góc nhọn khi biết 1 tỉ số lượng giác cuả góc đó.Đồng thời học sinh thấy được tính đồng biến của sin và tang, tính nghịch biến của cos và cotang
2.Kĩ năng: Hs có kĩ năng dùng MTCT để tìm các TSLG khi cho biết số đo góc và ngược lại. 
3.Thái độ: HS tự giác, tích cực, chủ động trong học tập. 
II . Chuẩn bị :
- Gv : phiếu học tập, thước kẻ, MTCT
- Hs: Ôn tập các công thức lượng giác ở BT 14 – SGK; MTCT (fx – 570ES hoặc các máy khác có tính năng tương đương) 
III Hoạt động dạy học :
1) Tổ chức lớp: KTSS và sự chuẩn bị của Hs. 
2) Kiểm tra bài cũ: 
	Viết các công thức lượng giác đã chứng minh được ở BT 14/ SGK.
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Tìm tỉ số lượng giác của 1 góc nhọn cho trước 
- GV đưa ra ví dụ Hướng dẫn Hs dùng máy tính tìm
- GV hướng dẫn Hs làm tròn số trên máy đến 4 chữ số thập phân. (dùng fix ấn số 4)
- Thực hiện tương tự cho vd 2;3
- Hs thực hiện và đọc kết quả lớp nhận xét
- Ví dụ 4 cho Hs suy nghĩ tính thế nào khi trên máy không có phím cot 
- Hs phát biểu: Dựa vào BT 4: tan.cot= 1
 tính cot ?
- HD học sinh tìm, chú ý đóng dấu ngoặc sau khi ấn tan(47024’) (có thể tùy loại máy có cách ấn phím khác nhau, tùy thực tế mà xử lý)
*Hoạt động 2: Củng cố
- Cho Hs làm BT 18 – SGK
- Trao đổi kết quả và chấm điểm chéo.
- Nhận xét kết quả làm bài của Hs.
- Từ ví dụ và bài tập các nhóm hãy thảo luận: 
Nếu góc tăng từ 00 đến 90 thì :
+ sin và tg ?
+ cos và cotg? 
*Hoạt động 3: Tìm số đo góc nhọn khi biết 1 tỉ số lượng giác cuả nó:
- GV đưa ra ví dụ Hướng dẫn Hs dùng máy tính tìm
- GV hướng dẫn Hs làm tròn góc đến độ, phút.
- Thực hiện tương tự cho ví dụ 2; 3
- Ví dụ 4 cho Hs thảo luận nhóm nhỏ (2 em/nhóm)
 Cách tính?
- GV thống nhất phương pháp và cho Hs ghi
*Hoạt động 2: Củng cố
- Cho Hs giải BT 19, thực hiện cá nhân
- Gv chấm nhanh vài em
- Gv công bố kết quả Hs tự chấm điểm
1. Tìm tỉ số lượng giác của 1 góc nhọn cho trước 
VD 1: Tìm sin46012/
Giải : 
Ấn sin 46 0 ‘’’ 12 0 ‘’’ = 
Vậy: sin46012/ 0,7218
VD2: Tìm cos 520 54/
Giải : 
Ấn cos 52 0 ‘’’ 54 0 ‘’’ = 
Vậy: cos 520 54/ 0,6032.
VD3: Tìm tan820 13/
Giải : 
Ấn tan 82 0 ‘’’ 13 0 ‘’’ = 
Vậy: tan820 13/ 7,316
VD4: Tìm cot 47024/.
Giải : 
Ta có: cot 47024/ = 
Ấn = 
Vậy cot 47024/ 0,9195
Bài tập 18: Giải
sin40012’ 0,6455
cos52054’ 0,6032
c) tan 63036/ 2,0145
d) cot 25018/ 2,1155
Nhận xét: Nếu góc tăng từ 00 đến 90 thì :
+ sin và tg tăng
+ cos và cotg giảm 
2.Tìm số đo góc nhọn khi biết 1 tỉ số lượng giác cuả nó:
VD1: Tìm góc nhọn (làm tròn đến phút) biết sin0,7837
Giải : 
Ấn: Shift sin-1 0,7837 = 0’’’ = 
Vậy: sin 0,7837 510 36/.
VD2: Tìm góc nhọnbiết cos0,5547
Giải: 
Ấn: Shift cos-1 0,5547 = 0’’’ 
Vậy: cos0,5547 560 19/.
VD3: Tìm góc nhọn biết tan2,234
Giải : 
Ấn: Shift tan-1 2,2234 = 0’’’ 
Vậy: tan2,234 650 53/.
VD4: Tìm góc nhọn biết cotg3,066
Giải : 
Ấn: Shift tan-1 = 0’’’ 
Vậy: cot3,066 180 31/.
Bài tập 19:.
Giải : 
a) sinx 0,2368 x 130 42/.
b) cosx 0,6224 x 510 31/.
c) tanx 2,154 x 650 6/.
d) cotx 3,251 x 170 6/.
4) Hướng dẫn học ở nhà : 
	- Nắm chắc cách dùng MTCT để tìm các tỉ số lượng giác khi cho biết số đo góc và ngược lại tìm số đo góc nhọn khi biết 1 tỉ số lượng giác cuả góc đó.
 	- Xem các bài tập đã giải và làm bài tập 20 đến 25 SGK trang 84
5) Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 08.09.2012	 Ngày dạy: 19.09.2012
Tuần 5 - Tiết 10: 
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :
1.Kiến thức: HS nắm vững cách sử dụng máy tính cầm tay để tìm các tỉ số lượng giác khi cho biết số đo góc và ngược lại tìm số đo góc nhọn khi biết 1 tỉ số lượng giác cuả góc đó.Đồng thời học sinh thấy được tính đồng biến của sin và tang, tính nghịch biến của cos và cotang
2.Kĩ năng: 
- HS có kĩ năng dùng MTCT để tìm số đo của góc nhọn khi biết số đo góc và ngược lại tìm số đo góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác của góc đó 
- HS biết so sánh tỉ số lượng giác của 2 góc nhọn.
3.Thái độ: HS tự giác tích cực chủ động trong học tập. 
II. Chuẩn bị :
- Phiếu học tập; thước kẻ; MTCT.
- HS Ôn tập các công thức lượng giác ở BT 14; các hệ thức liên hệ giữa các TSLG của 2 góc phụ nhau; tính đồng biến của sin và tang, tính nghịch biến của cos và cotang 
III. Hoạt động dạy học :
1) Tổ chức lớp .
2) Kiểm tra bài cũ : ? Nêu cách dùng MTCT để tìm tỉ số lượng giác khi biết 1 góc nhọn cho trước và ngược lại tìm số đo của góc nhọn khi biết tỉ số lượng giác của nó.
3) Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG GHI BẢNG
*Hoạt động 1: Tính giá trị lượng giác
- Làm thế nào để tìm giá trị của sin 70013/?
- Làm thế nào để tìm giá trị của cos25032/?
- Gọi Hs đọc kết quả cả lớp đối chiếu kết quả và nhận xét.
*Hoạt động 2: Tính góc khi biết giá trị lượng giác của góc đó
- Hs sử dụng MTCT làm BT 21
- Gọi Hs đọc kết quả cả lớp đối chiếu kết quả và nhận xét.
- Hs tự đánh giá kết quả bài làm của mình.
*Hoạt động 3:So sánh các giá trị lượng giác mà không sử dụng MTCT
- Làm thế nào để so sánh (Khi tăng từ 00 đến 900 thì sin và tan tăng; cos và cot giảm)
- Một Hs giải BT 22
- Lớp nhận xét, Gv kết luận.
- Để so sánh được ta phải làm thế nào 
HS: đổi sin thành cos hoặc ngược lại rồi so sánh các tỉ số lượng giác của sin hoặc cos- 
- Hội ý nhóm giải BT 25
- GV phát phiếu học tập cho 4 nhóm có ghi sẵn BT 25 (mỗi nhóm 1 câu)
- Thu phiếu các nhóm nhận xét và đánh giá chéo
- Gv ghi nhận kết quả ở các nhóm.
*Hoạt động 4: Thực hiện phép các giá trị lượng giác mà không sử dụng MTCT
- Để thực hiện phép tính ta làm thế nào ? căn cứ vào đâu?
- HS: Đổi sin 250 thành cos 650 hoặc ngược lại theo tỉ số lượng giác của 2 góc phu nhau.
b)Thực hiện tương tự a)
Bài tập 20:
a) sin70013/ 0,9410
b) cos25032/ 0,9023
c) tan43010/ 0,9380
d) cot32015/ 1,5849
Bài tập 21:
a) sin x 0,3495 x 200.
b) cos x 0,5427 x 570.
c) tan x 1,5142 x 570.
d) cot x0,3163 x 720.
Bài tập 22:
a) Sin 200 < sin 700 (vì 200 < 700)
b) cos 250 > cos 630 15/ (vì 250 < 630 15/ )
c) tan 73020/ > tan 450 (vì 73020/ > 450)
d) Cot 20 > cot 370 40/ (vì 20 < 370 40/)
Bài tập 24:
Ta có: sin 780 = cos 120; sin 470 = cos 430
Vậy: sin 780 > cos 140 > sin 470 > cos 780.
Bài tập 25:
a) tan 250 = (vì cos250 < 1)
Vậy: tan 250 < sin 250
b) cot 320 = (vì sin320 < 1)
Vậy: cot 320 < cos 320
c) tan 450 = 
 (vì cos450 < 1)
Vậy: tan 450 < cos 450
d) cot 600 = 
 (vì sin600 < 1)
Vậy: cot 600 < sin 300
Bài tập 23:
a) Ta có: sin 250 = cos( 900-250) = cos650
Vậy :
b) tan 580 - cot 320 = cot 320 - cot 320 = 0
4)Hướng dẫn học ở nhà :
- Xem các bài tập đã giải 
- Làm các bài tập còn lại.
5) Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docGIAO AN HH 9 Tuan 5.doc
Giáo án liên quan