Giáo án Hình học 9 tiết 32 luyện tập §7, §8

HÌNH HỌC 9 :

 TIẾT 32 LUYỆN TẬP §7 , §8

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức :

+ Khắc sâu kiến thức về các vị trí tương đối của hai đường tròn , tiếp tuyến chung của hai đường tròn .

2. Kĩ năng :

+ Vận dụng kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn , tiếp tuyến chung để vẽ hình

+ Phát hiện hướng và trình bày hướng giải quyết

+ Trình bày bài chứng minh hình học toán hình học

3. Thái độ và năng lực :

 + Phát triển năng lực tự học , học hợp tác , năng lực ngôn ngữ , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực tư duy

 

docx8 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 933 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 9 tiết 32 luyện tập §7, §8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HÌNH HỌC 9 : 
 TIẾT 32 	 LUYỆN TẬP §7 , §8
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : 
+ Khắc sâu kiến thức về các vị trí tương đối của hai đường tròn , tiếp tuyến chung của hai đường tròn .
2. Kĩ năng :
+ Vận dụng kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn , tiếp tuyến chung để vẽ hình 
+ Phát hiện hướng và trình bày hướng giải quyết
+ Trình bày bài chứng minh hình học toán hình học 
3. Thái độ và năng lực :
	+ Phát triển năng lực tự học , học hợp tác , năng lực ngôn ngữ , năng lực giải quyết vấn đề , năng lực tư duy 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1. Giáo viên: Máy tính , máy chiếu , phiếu học tập 
2. Học sinh: SGK , đồ dùng học tập 
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
-Phối hợp các phương pháp dạy học như : vấn đáp , luyện tập thực hành , dạy học phát triển năng lực học sinh
IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC:
A/ KTBC : ( 5 phút ) 
GV : Đưa yêu cầu lên máy chiếu và dán bảng phụ lên bảng . Yêu cầu HS lên bảng điền 
Vị trí tương đối của hai đường tròn
(O;R) và (O’;r) ( R ≥ r )
Số điểm chung
Hệ thức giữa OO’ với R và r
*/ Hai đường tròn cắt nhau :
*/ Hai đường tròn tiếp xúc nhau :
( (O) và (O’) tiếp xúc ngoài )
( (O) và (O’) tiếp xúc trong )
.
*/ Tiếp xúc ngoài :
*/ Tiếp xúc trong :
........................................
*/ Hai đường tròn không giao nhau :
( (O) và (O’) ở ngoài nhau )
( (O) đựng (O’) )
( (O) và (O’) đồng tâm )
.
*/ Ngoài nhau :
*/ Đựng nhau : 
*/ Đồng tâm :
HS : Lên bảng điền , HS dưới lớp theo dõi , nhận xét .
ĐVĐ : 
Chúng ta đã nhắc lại các kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn .Để hiểu kỹ hơn về các kiến thức này và một số kiến thức khác có liên quan thầy và trò chúng ta hôm nay sẽ cùng nhau luyện tập cho §7 , §8
GV : Ghi đầu bài và tiêu đề phần 1.
B/ BÀI MỚI : 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 : KIẾN THỨC CẦN NHỚ ( 1 phút )
GV: Ghi tiêu đề của mục lên phía trên bảng KTBC
( Bảng KTBC )
Hoạt động 2 : LUYỆN TẬP ( 34 phút )
GV : Để phát triển năng lực làm việc theo nhóm và tiếp tục ôn tập lại các kiến thức về đường nối tâm và tiếp tuyến chung của hai đường tròn . Chúng ta cùng đi nghiên cứu bài tập 1 .
GV: Đưa đề bài trên máy , chia nhóm , phát phiếu học tập
Bài tập 1 :
Bài tập 1 : Chọn đáp án đúng .
Câu 1 : Cho (O ; 5) và (O’ ; 3) . Đoạn OO’ = 7 . Vị trí tương đối của (O) và (O’) là :
 A. (O) và (O’) tiếp xúc ngoài 	 B. (O) cắt (O’) 	 
 C. (O) đựng (O’)	 D. (O) và (O’) tiếp xúc trong.
Câu 2 : Khẳng định nào sau đây đúng :
 A. (O) và (O’) cắt nhau thì đường nối tâm bằng tổng hai bán kính .
 B. (O) và (O’) tiếp xúc nhau thì tiếp điểm là trung điểm của đoạn nối tâm
 C. (O) và (O’) cắt nhau thì 2 giao điểm đối xứng qua đường nối tâm
 D. (O) và (O’) tiếp xúc nhau thì tiếp điểm nằm ngoài đoạn nối tâm . 
Câu 3 : Hai đường tròn tiếp xúc ngoài . Số tiếp tuyến chung là :
(Hình 1)
 A. 1 	B. 2	C. 3 	D. 4 
Câu 4 : Trên hình bên . Khẳng định nào sau đây là sai :
 A. d3 là tiếp tuyến chung trong của hai đường tròn
 B. d1 là tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn
 C. d4 là tiếp tuyến chung trong của hai đường tròn
 D. d2 là tiếp tuyến chung trong của hai đường tròn
HS: Hoạt động theo nhóm bàn ,làm bài vào phiếu học tập trong thời gian 2 phút . Hết giờ HS để phiếu ra đầu bàn . 
GV: Soi và kiểm tra , cho các nhóm khác nhận xét chữa chuẩn phiếu một nhóm . 
GV: Hỏi phát vấn thêm nhóm được kiểm tra 
? : Căn cứ vào kiến thức nào chọn đáp án B cho câu 1 ?
HS: Giải thích 
? : Phân biệt tiếp tuyến chung trong và tiếp tuyến chung ngoài ?
HS : Giải thích 
GV: Cho HS nhận xét phần giải thích và cho các nhóm còn lại đổi chéo kiểm tra theo kết quả đã chữa rồi báo cáo lại kết quả kiểm tra .
GV: Chốt kiến thức của bài :
Qua bài tập 1 một lần nữa chúng ta đã nhắc lại kiến thức về đường nối tâm , tiếp tuyến chung và phân biệt tiếp tuyến chung trong và tiếp tuyến chung ngoài của hai đường tròn .
GV: Để phát triển năng lực làm việc các nhân , kĩ năng vẽ hình , khẳ năng phát hiện và trình bày bài tập chứng minh hình học giáo viên đưa bài tập 2 : 
Bài tập 2 :
Cho hai đường tròn (O) và (O’) tiếp xúc ngoài tại A . Kẻ tiếp tuyến chung ngoài BC , B ∈ (O) , C ∈ (O’) . Tiếp tuyến chung trong tại A cắt tiếp tuyến chung ngoài BC ở I .
a/ Chứng minh 
b/ Tính 
? : Bài toán cho biết gì ? hỏi gì ? 
GV: Vận dụng kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn ,tiếp tuyến chung của hai đường tròn yêu cầu HS vẽ hình lên bảng .
HS : Một HS lên bảng vẽ , HS dưới lớp vẽ vào vở và suy nghĩ làm bài .
? : Chứng minh ta làm như thế nào ?
HS: Phát hiện và nêu hướng ,
GV: Nếu HS chưa phát hiện được hướng thì GV phát vấn để định hướng theo sơ đồ .
*Các câu hỏi định hướng :
? : Có cách nào để chứng minh một góc là góc vuông ?
? : Làm thế nào để chứng minh vuông tại A ? 
GV: Nếu HS vẫn chữa phát hiện được hướng chứng minh thì GV gợi ý để HS phát hiện ra IB = IC = IA .
GV: Ghi lại sơ đồ chứng minh 
GV : Chốt lại hướng làm theo sơ đồ 
GV: Yêu cầu HS trình bày vào vở , HS lên bảng trình bày .
GV: Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn , sửa chữa nếu cần .
? : Còn cách nào khác để chứng minh được ?
HS: Phát hiện 
GV: Nếu HS chưa phát hiện được thì GV gợi ý để HS phát hiện theo hướng chứng minh : 
Các bước :
+C/m 
+C/m 
GV: Chuyển sang ý b và yêu cầu HS nêu hướng làm .
HS: Trình bày hướng làm 
GV: Nếu HS chưa phát hiện được hướng làm thì GV dẫn dắt định hướng :
? : Dự đoán bằng bao nhiêu độ ?
? : Làm thế nào chứng minh ?
GV: Nếu HS vẫn chưa phát hiện được thì tiếp tục định hướng theo các bước làm :
+C/m IO là tia phân giác của 
+C/m IO’ là tia phân giác của 
+Mà , là hai góc kề bù 
 .
GV: Chốt hướng làm của HS rồi cho lên bảng thực hiện
HS: Nhận xét bài làm của bạn .
? : Ngoài cách trên còn cách nào khác tính được ?
HS : Nêu cách khác 
GV: Nếu HS chưa nêu được thì GV định hướng theo một trong các cách : Chứng minh vuông tại I bằng cách chứng minh hoặc chứng minh tứ giác IHAK là hình chữ nhật ( với H là giao của AB và OI ; K là giao của AC và IO’ )
GV: Chốt lại : Qua các phần trên ta cần chú ý : Mỗi bài có thể có nhiều cách làm , ta nên chọn cách làm nào đơn giản nhất để thực hiện .Từ đó suy rộng ra trong cuộc sống để thực hiện một công việc nào đó có thể có nhiều cách làm .Vậy ta phải chọn được cách làm nào đơn giản nhất để thực hiện đạt hiệu quả nhất .
 GV: Đưa ý c và yêu cầu HS nêu cách làm 
GV: Đưa hình vẽ minh họa để hướng dẫn cách tính BC rồi giao cho HS về nhà thực hiện .
GV: Để phát triển sức sáng tạo của HS . GV khai thác .
GV: Đưa hình vẽ ( chỉ hình vẽ ) của bài 
? : Vẫn là hình vẽ này ngoài cách hỏi như đề bài có thể đặt thêm câu hỏi khác cho bài không ? Hỏi như thế nào ?
HS: Suy nghĩ 
 GV: Nếu HS có tư duy tốt thì có thể khai thác thêm . Bổ sung thêm giả thiết cho đề bài (như hình) 
? : Đặt câu hỏi cho đề bài ? 
GV: Định hướng cho các dự đoán của HS để HS về nhà có thể nghiên cứu và thực hiện .
GV: Chuyển ý : Vị trí tương đối của hai đường tròn có ứng dụng trong đời sống thực tế như thế nào ta sang vấn đề tiếp theo :
GV: Đưa hình ảnh hai bánh răng như sau :
? : Hình ảnh này cho em liên tưởng đến kiến thức nào ?
?:Nhận xét gì về vị trí và chuyển động của các bánh răng ?
HS : Phát hiện ra quy tắc :
+ Hai bánh răng tiếp xúc ngoài thì chuyển động ngược chiều .
+ Hai bánh răng tiếp xúc trong thì chuyển động cùng chiều
GV: Đưa hình vẽ bài tập 40/SGK . Hướng dẫn phần a và yêu cầu HS suy nghĩ làm phần b,c 
GV: Chốt : Bài tập 40 cho thấy một ứng dụng rất hữu ích của vị trí tương đối của hai đường tròn trong cuộc sống :
+ Muốn truyền chuyển động cùng chiều thì sắp xếp các bánh răng theo vị trí tiếp xúc trong.
+ Muốn truyền chuyển động ngược chiều thì sắp xếp các bánh răng theo vị trí tiếp xúc ngoài .
Bài tập 2 : 
a/ Xét (O) có BC , IA là hai tiếp tuyến cắt nhau tại I ( gt) 
=> IA = IB ( Tính chất ) (1)
Xét (O’) có BC, IA là hai tiếp tuyến cắt nhau tại I (gt)
=> IA = IC (Tính chất) (2)
Từ (1) và (2) => IA = IB = IC 
Mà : I BC (gt)
Suy ra : IA = IB = IC = 12 BC 
Xét ∆BAC có AI là trung tuyến ứng với BC ( vì IB = IC)
Mà IA = 12 BC ( Cmt)
Suy ra : ∆ BAC vuông tại A => 
b/
Xét (O) có BC , IA là hai tiếp tuyến cắt nhau tại I ( gt) 
=> IO là tia phân giác của ( T/C) (3)
Xét (O’) có BC, IA là hai tiếp tuyến cắt nhau tại I (gt)
=> IO’ là tia phân giác của (T/C) (4)
Mà và là hai góc kề bù ( B , I , C thẳng hàng) (5)
Từ (3) , (4) và (5) => (Đ/L)
Hoạt động 3 : CỦNG CỐ ( 2 phút )
GV: Qua bài học hôm nay thầy và trò chúng ta đã luyện tập được các kiến thức :
*/Các vị trí tương đối của hai đường tròn :
*/Vận dụng các kiến thức về tiếp tuyến để chứng minh các bài toán hình học 
*/Thấy được ứng dụng rất hữu ích của vị trí tương đối của hai đường tròn cuộc sống .
C/ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC : ( 3 phút )
Ôn tập lại các kiến thức về vị trí tương đối của hai đường tròn .
Vận dụng các bài tập đã làm hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK và SBT
Ôn tập lại các kiến thức của chương II để tiết sau ôn tập chương :
+ Trả lời các câu hỏi từ 1 đến 10 trong SGK
+ Nghiên cứu lại các định nghĩa , định lý trong phần tóm tắt kiến thức 
+ Chuẩn bị trước các bài tập 41, 42 , 43 / SGK 
D/ RÚT KINH NGHIỆM :

File đính kèm:

  • docxTiet 32 Luyen tap Hinh hoc 9 thi GVG TP.docx
Giáo án liên quan