Giáo án Hình học 8 tiết 63, 64, 65

Câu 3 Hình lập phương có cạnh a = 3 có thể tích bằng bao nhiêu

A. 9 B. 12 C. 6 D. 27

Câu 4 Một hố nhảy hình hộp chữ nhật có kích thước đáy là 4m và 8m. Người ta rải một lớp cát dày 20cm. Thể tích của lớp cát bằng :

A. 32m3 B. 6,4m3 C. 4,8m3 D. 640m3

Câu 5 Các mặt bên của hình lăng trụ đứng là:

A. Các hình bình hành

B. Các hình thang cân

C. Các hình chữ nhật

D. Các hình vuông

Câu 6 Các cạnh bên của hình lăng trụ đứng là:

A. Song song với nhau

B. Bằng nhau

C. Vuông góc với nhau

D. Có cả ba tính chất trên

B. TỰ LUẬN: (7 điểm)

Câu 7: Cho hình vẽ:

a) Tìm các đường thẳng song song với đường thẳng BC

b) Tìm các đường thẳng song song với mp (ABCD)

c) Tìm các đường thẳng vuông góc với mp (ABCD)

d) Tìm các mặt phẳng vuông góc với mp (DCC’D’)

Câu 8: Cho hình lăng trụ đứng ABCD.A’B’C’D’

Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lăng trụ đứng ?

 

doc13 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 703 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 tiết 63, 64, 65, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
’D’
Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lăng trụ đứng ?
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm)
Mỗi câu đúng 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
C
A
D
B
C
D
B. TỰ LUẬN: (7 điểm)	
Bài 1:
a) Các đường thẳng song song với đường thẳng BC là : B’C’; AD; A’D’ ( 0,5đ)
b) Các đường thẳng song song với mp (ABCD) là: A’B’; B’C’; C’D’; D’A’ ( 0,5đ)
c) Các đường thẳng vuông góc với mp (ABCD) là : AA’; BB’; CC’; DD’ ( 0,5đ)
d) Các mặt phẳng vuông góc với mp (DCC’D’) là: mp (ADD’A’); 
mp (A’D’C’B’); mp (ABCD); mp (BCC’B’) ( 0,5đ) 
Bài 2: 
Sxq = 2p.h = 2.(6 + 8).10 = 280 cm2 ( 2đ) 
Stp = 2.6.8 + 280 = 376 cm2 ( 2đ)
V = S.h = 6.8.10 = 480 cm3 ( 1đ) 
Ngày soạn :8 tháng 5 năm 2014
Ngày dạy :10 tháng 5 năm 2014
Tiết 64
HÌNH CHÓP ĐỀU VÀ HÌNH CÓP CỤT ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
 - HS có các khái niệm về hình chóp, hình chóp đều (đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, chiều cao), hình chóp cụt đều. 
- Biết gọi tên hình chóp theo đa giác đáy .
- Biết cách vẽ hình chóp tứ giác đều. Củng cố các khái niệm vuông góc .
- Có thái độ nghiêm túc và hăng say phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
 GV: Mô hình hình chóp, hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều, hình chóp cụt đều. Tranh vẽ hình 116, 117, 118, 119, 121 SGK .Cắt từ tấm bìa cứng hình khai triển của hình chóp tam giác đều, hình chóp tứ giác đều (hình 118 ) .Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ.
 HS: Thước đo đoạn thẳng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (5')
? Cho hình lăng trụ đứng tam giác (hình vẽ) 
? Chỉ ra các đỉnh ; cạnh bên , cạnh đáy , mặt bên , mặt đáy 
? Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình lăng trụ đứng .
HS: 
- Chỉ được và đúng các đỉnh ; cạnh bên , cạnh đáy , mặt bên , mặt đáy .
- Tính đúng Sxq = (3 + 4 + 5).6 
 = 72 (cm2) 
- Chỉ được tam giác ABC là vuông
Tính đúng thể tích hình lăng trụ .
 V = 3.4.6 = 36 (cm3)
Hoạt động 2: HÌNH CHÓP (8')
GV: Cho học sinh quan sát hình 116 
GV: Hình 116 là một hình chóp.
? Hình chóp có đáy là hình gì ? mặt bên là hình gì ? các mặt bên có quan hệ gì ? 
? Đỉnh chung của các mặt bên được gọi là gì ? 
? Đường thẳng nào được gọi là đường cao của hình chóp ? 
GV: Kí hiệu hình chóp S.ABCD nghĩa là gì ? 
GV: Chốt lại các khái niệm về hình chóp 
HS: Hình chóp có đáy là một đa giác; mặt bên là những hình tam giác có chung một đỉnh.
- Đỉnh chung của các mặt bên được gọi là đỉnh của hình chóp; đường thẳng đi qua đỉnh và vuông góc với đáy là đường cao của nó.
HS: Kí hiệu hình chóp: S.ABCD
	(S là đỉnh; ABCD là đáy)
Hoạt động : HÌNH CHÓP ĐỀU (10')
GV: Cho học sinh quan sát mô hình hình chóp tứ giác đều; mô hình khai triển của hình chóp tứ giác đều
? Hình chóp này có gì đặt biệt ? 
? Đáy là hình gì ? Các mặt bên có tính chất gì ? 
GV: Các hình chóp như thế được gọi là hình chóp đều. 
? Tổng quát hình chóp đều là hình chóp như thê nào ? 
? Đường cao của hình chóp đều có tính chất gì ? 
? Trung đoạn của nó là đường nào ?
HS: Đáy là hình vuông; các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau
* Hình chóp có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh được gọi là hình chóp đều.
HS: Đi qua tâm đường tròn ngoại tiếp đáy
HS: Là đường cao kẻ từ của mỗi mặt bên
Hoạt động 4: HÌNH CHÓP CỤT ĐỀU (13')
GV: Làm mô hình hình chóp đều
Cho HS dung tấm bìa đã chuẩn bị trước, làm bài tập [?] SGK, hình vẽ 118.
GV: Từ mô hình đã làm, cho HS tiến hành cắt bỏ theo hướng dẫn (Xem bảng), rồi gấp lại, nhận xét mô hình mới
? Nếu có một mặt phẳng cắt hình chóp đều song song với mặt đáy thì hình tạo thành giữa mặt phẳng và mặt đáy ta gọi là 
HS: Làm mô hình hình chóp đều
Vẽ hình 118 (SGK) lên một tấm bìa cứng, cắt, gấp lại theo đường kẻ, để có một mô hình hình chóp tam giác đều và hình chóp tứ giác đều.
HS: Cắt theo đường chấm chấm trên mô hình, gấp lại theo đường chỉ dẫn, có một hình mới. 
HS: Hình mới này có đáy là một đa giác đều, các mặt bên là hình thang 
hình gì ? 
Giới thiệu hình hình chóp cụt đều 
( đưa vật mẫu )
? Hãy mô tả hình chóp cụt đều?
? Mặt bên của hình chóp cụt đều là hình gì ? 
GV: Chốt khái niệm hình chóp cụt ; mặt đáy ; đường cao ; chân đường cao ; mặt bên 
cân, hai đáy là hai mặt phẳng song song HS: Mỗi mặt bên của hình chóp cụt đều là những hình thang cân.
Hoạt động 5: LUYỆN TẬP (7')
Cho HS làm bài 36( SGK) .
(Đề bài và hình vẽ treo bảng phụ) 
H.Chóp tam giác đều
Chóp tứ giác đều
Chóp ngũ giác đều
H.Chóp lục giác đều
Đáy
Tam giác đều
Hình vuông
Ngũ giác đều
Lục giác đều
Mặt bên
Tam giác cân
Tam giác cân
Tam giác cân
Tam giác cân
Số cạnh đáy
3
4
5
6
Số cạnh
6
8
10
12
Số mặt 
4
5
6
7
Hoạt động 6: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2')
- Xem lại bài học,học thuộc các khái niệm của bài .
- Luyện cách vẽ hình chóp, so sánh hình chóp và hình lăng trụ .
- BTVN 38, 39 ( SGK) ; 56, 57 (SBT) .
- Đọc trước bài 8 : Diện tích xung quanh của hình chóp đều 
- Vẽ, cắt , gấp miếng bìa như ở hình 123 tr 120 SGK theo các kích thước ghi trên hình .
Ngày soạn :10 tháng 5 năm 2014
Ngày dạy :12 tháng 5 năm 2014
Tiết 65
DIỆN TÍCH XUNG QUANH CỦA HÌNH CHÓP ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
 - Nắm được cách tính diện tích xung quanh của hình chóp đều .
- Biết áp dụng công thức tính toán đối với các hình cụ thể. Rèn luyện kĩ năng cắt gấp hình 
- Cẩn thận, chính xác trong vẽ hình, gấp hình .
- Có thái độ nghiêm túc và hăng say phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
 GV: Mô hình hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều. Bảng phụ ghi đề các bài tập .Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ.
 HS: Thước đo đoạn thẳng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (5')
? Thế nào là hình chóp đều? 
? Hãy vẽ một hình chóp tứ giác đều và chỉ trên hình đó: đỉnh, cạnh bên, mặt bên, mặt đáy, đường cao, trung đoạn của hình chóp.
HS: 
- Hình chóp đều là một hình chóp có mặt đáy là một đa giác đều, các mặt bên là nhứng tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh (là đỉnh của hình chóp) .
- HS vẽ hình chóp chỉ rõ các yếu tố trên hình .
Hoạt động 2: CÔNG THỨC TÍNH DIỆN TÍCH XUNG QUANH (16')
- Yêu cầu HS lấy miếng bìa đã cắt ở nhà như hình 123 SGK ra quan sát, gấp thành hình chóp tứ giác đều và trả lời các câu hỏi :
? Số các mặt bằng nhau trong một hình chóp tứ giác đều là .
? Diện tích mỗi tam giác là .
? Diện tích đáy của hình chóp đều là  
? Tổng diện tất cả các mặt bên của hình chóp đều là 
GV: Giới thiệu : Tổng diện tích tất cả các mặt bên là diện tích xung quanh của hình chóp. 
? Với hình chóp tứ giác đều, nếu độ dài cạnh đáy là a, đường cao của các mặt bên hay trung đoạn của hình chóp là d, thì diện tích xung quanh của hình chóp tứ giác đều tính thế nào ? 
GV: Hướng dẫn HS xây dựng công thức .
GV: Ghi công thức lên bảng : 
? Diện tích toàn phần của hình chóp tính thế nào ? 
HS: Quan sát miếng bìa khi chưa gấp , tiến hành gấp hình và trả lời câu hỏi :
Là bốn mặt, mỗi mặt là một tam giác cân .
 = 12 (cm2) 
 4.4 = 16 (cm2) 
12. 4 = 48 (cm2)
HS : Diện tích mỗi mặt tam giác là : .
Diện tích xung quanh của tứ giác đều là : Sxq = 4. 
Với hình chóp đều nói chung, ta cũng có : Diện tích xung quanh của hình chóp đều bằng tích của nửa chu vi đáy với trung đoạn . Sxq = p.d 
( p : nửa chu vi đáy, d : trung đoạn) 
Stp = Sxq + Sđ
Hoạt động 3: VÍ DỤ (14')
GV: Đưa hình 124 SGK lên bảng, yêu cầu HS đọc đề bài 
? Theo đề bài, hình chóp S.ABC có phải là hình chóp đều không ?
? Để tính diện tích xung quanh của hình chóp tamgiác đều này ta làm thế nào ? 
? Tính chu vi đáy ? 
? Tính trung đoạn hình chóp SI ? 
? Tính diện tích xung quanh của hình chóp ? 
? Đây là hình chóp có bốn mặt là những tam giác đều bằng nhau. Vậy có cách tính khác không ?
HS: Hình chóp đã cho là hình chóp đều
- Để tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều ta dùng công thức : Sxq = p.h 
p = = (cm)
Vì SBC = ABC nên trung đoạn SI bằng đường cau AI của tam giác đều ABC .
Trong tam giác ABI có = 300 
BI==== 
AI2 = AB2 – BI2 ( đ/ l Pi-ta go) 
Hay : AI2 = 32 - = 
AI = 
Vậy d = 
Sxq = p.d = . = 
HS: Tương tự như trên được AI = 
Diện tích một tam giác đều là 
.
 = (cm2) 
Diện tích xung quanh của hình chóp là 
Sxq = 3. = (cm2)
Hoạt động 4: LUYỆN TẬP (8')
Bài 40 ( SGK) 
GV vẽ hình:
? Tính trung đoạn SI của hình chóp.
? Tính Sxq?
? Tính Sđ? STP?
HS vẽ hình vào vở.
HS: xét D vuông SIC có:
SC = 25cm; IC = = 15cm.
 SI2 = SC2 - IC2 (định lý pytago).
 = 252 - 152
 SI2 = 400
Þ SI = 20 (cm)
Sxq = p.d 
 = .30.4.20 = 12000 (cm2)
 Sđ = 30.30 = 90 (cm2)
 STP = = 12000 + 900 = 21000 (cm2)
Hoạt động 5: HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ (2')
- Nắm vững công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình chóp đều.
- Bài tập số 41, 42, 43 b.c ( SGK). Bài 57, 59, 60 ( SBT).
Ngày soạn :11 tháng 5 năm 2014
Ngày dạy :13 tháng 5 năm 2014
Tiết 66
THỂ TÍCH CỦA HÌNH CHÓP ĐỀU
I. MỤC TIÊU:
 - HS nắm được cách tính thể tích của hình chóp thông qua thực nghiệm HS phát hiện công nhận công thức tính thể tích hình chóp bằng một phần ba thể tích của lăng trụ cùng đáy và chiều cao. HS củng cố các khái niệm học ở tiết trước.
- HS biết áp dụng công thức để tính với hình cụ thể
- Có thái độ nghiêm túc và hăng say phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
 GV: Mô hình hình chóp tứ giác đều, hình chóp tam giác đều. Bảng phụ ghi đề các bài tập .Thước thẳng có chia khoảng, phấn màu, bảng phụ.
 HS: Thước đo đoạn thẳng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ (5')
? Nêu công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình chóp đều. Phát biểu thành lời.
? Chữa bài tập 43 b ( SGK).
(đề bài và hình vẽ đưa lên bảng phụ).
GV nhận xét, cho điểm.
HS: 
- Viết công thức:
Diện tích xung quanh của hình chóp đều. Sxq = p.d
(với p là nửa chu vi đáy, d là trung đoạn hình chóp).
STP = Sxq + Sđ
Chữa bài tập 43 b SGK 
Sxq = p.d = . 7.4.12 = 168 (cm2)
Sđ = 72 = 49 (cm2)
STP = Sxq + Sđ = 168 + 49 = 217 (cm2)
HS lớp nhận xét, chữa bài.
Hoạt động 2: CÔNG THỨC TÍNH THỂ

File đính kèm:

  • doctoan 8.doc