Giáo án Hình học 8 Tiết 3: luyện tập

I.Mục tiêu

1.Kiến thức

 - Củng cố các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.

2.Kỹ năng

 -Thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức.

 - Làm thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức.

 - Tính toán, trình bày phép nhân đa thức chính xác khoa học.

3.Thái độ

 - Cần cù, cẩn thận, tự giác trong học tập.

II.Đồ dùng dạy học

 - GV: SGK, bảng phụ

 - HS: Xem trước bài mới, SGK, bảng phụ

III.Phương pháp

 - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm

IV.Tổ chức giờ học

1.Ổn định tổ chức (1')

2.Kiểm tra đầu giờ (5')

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 Tiết 3: luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/8/2013
Ngày giảng: 26/8/2013 ( 8A1+8A2)
Tiết 3: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu 
1.Kiến thức 
 - Củng cố các qui tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
2.Kỹ năng 
 -Thực hiện được phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức.
 - Làm thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức, đa thức với đa thức.
 - Tính toán, trình bày phép nhân đa thức chính xác khoa học.
3.Thái độ
 - Cần cù, cẩn thận, tự giác trong học tập.
II.Đồ dùng dạy học
 - GV: SGK, bảng phụ
 - HS: Xem trước bài mới, SGK, bảng phụ
III.Phương pháp
 - Vấn đáp, nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm
IV.Tổ chức giờ học
1.Ổn định tổ chức (1')
2.Kiểm tra đầu giờ (5')
GV: - Em hãy phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức 
 - Làm bài 8 SGK- 8
HS: Lên bảng trả lời qui tắc và làm bài tập:
 a/ (x2y2 – xy + y) (x – y) = x3y2 – x2y + xy – x2y3 + xy2 – y2.
 b/ (x2 – xy + y2) (x + y) = x3 - x2y + xy2 + x2y – xy2 – y3 = x3 + y3.
 GV: Nhận xét, cho điếm và giới thiệu nội dung bài học.
3.Bài mới
Hoạt động: Luyện tập (33')
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
GHI BẢNG
GV: Hãy thực hiện phép tính
a/ (x2 – 2x + 3) (x –5)=? 
b/ (x2 – 2xy + y2) (x –y) = ?
 - Y/cầu 2 HS lên bảng làm.
HS: Đọc yêu cầu bài toán, suy nghĩ làm. 
 2 HS lên bảng trình bày.
GV: Hãy nhận xét bài làm của bạn?
HS: Nêu nhận xét.
GV: Yêu cầu HS làm bài 11.
HS: Đọc đề bài.
GV: Muốn chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến ta làm ntn?
HS: Ta thực hiện phép nhân đa thức với đa thức, rút gọn biểu thức không còn chứa biến ta nói rằng biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến.
GV: Gọi HS lên bảng thực hiện.
HS: Lên bảng làm bài 11.
GV: Gọi HS nhận xét bài trên bảng
HS: Nêu nhận xét
GV: Nhận xét và chốt lại cách làm dạng bài c/m biểu thức không phụ thuộc vào biến.
GV: Y/cầu HS đọc bài tập 12 suy nghĩ làm 
HS: Đọc bài toán và suy nghĩ làm.
GV: Y/cầu HS lên bảng làm 
HS: Lên bảng làm, HS dưới lớp cùng làm. 
GV: Y/cầu HS nêu nhận xét.
HS: Nêu nhận xét.
GV: Y/cầu HS đọc bài tập 13 suy nghĩ làm 
HS: Đọc bài toán suy nghĩ làm.
GV: Y/cầu HS lên bảng làm. 
HS: Lên bảng làm rút gọn.
GV: Y/cầu HS nêu nhận xét.
HS: Nêu nhận xét.
GV: Nhận xét, chốt lại kiến thức toàn bài.
Bài 10 (sgk- 8). Thực hiện phép tính:
a/ (x2 – 2x + 3) (x – 5) 
= x3 – 2x2 + 3x – 5x2 + 10x – 15
= x3 – 7x2 + 13x – 15
b/ (x2 – 2xy + y2) (x – y)
 =x3 – 2x2y + xy2 – x2y + 2xy2-y3
 = x3 – 3x2y + 3xy2 – y3
Bài 11(sgk-8).Chứng minh giá trị của biểu thức sau không phụ thộc vào giá trị của biến:
Ta có: 
 (x – 5)(2x + 3) – 2x(x – 3) + x + 7
= 2x2 + 3x – 10x – 15 – 2x2 + 6x + x + 7
= -8
Vậy giá trị biểu thức không phụ thuộc vào giá trị của biến
Bài 12(sgk - 8).Thực hiện phép tính và rút gọn biểu thức:
 (x2 – 5) (x + 3) + (x + 4)(x – x2)
= x3 + 3x2 – 5x -15 + x2 – x3 + 4x – 4x2
= -x -15
Giá trị của biểu thức khi:
a/ x = 0 là -15 ; b/ x = 1 là -16
c/ x = -1 là -14 ; d/ x = 0,15 là -15,15
Bài 13 (sgk - 9). Tìm x, biết:
 (12x – 5)(4x – 1) + (3x – 7)(1 – 16x) = 81
48x2-12x-20x+5+3x - 48x2– 7+ 112x = 81
 83x– 2 = 81
 83x = 83 
 x = 1 
4.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (6’)
a.Với bài: Luyện tập
 H: Muốn nhân đa thức với đa thức ta làm như thế nào?
 H: Dạng tổng quát của phép nhân đa thức với đa thức đã sắp xếp?
 H: Chứng minh giá trị của biểu thức không phụ thuộc vào biến
 - Học bài và làm bài14,15 SGK ,bài 10,13,14,15 SBT
b. Tìm hiểu tiết 4: Những hằng đẳng thức đáng nhớ
 - Đọc 3 hằng đẳng thức đáng nhớ đầu
 - Dạng tổng quát của các hằng đẳng thức đáng nhớ

File đính kèm:

  • docTiet 3 Luyen tap.doc