Giáo án Hình học 8 - Tiết 3: Hình thang cân - Nguyễn Gia Min

- Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa , các tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân . Biết vận dụng định nghịa các tính chất của hình thang cân trong việc nhận dạng và chứng minh được bài toán có liên quan đến hình thang cân.

-Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích GT, KL của một định lý, thao tác phân tích qua việc phán đoán chứng minh.

- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận chính xác trong lập luận và chứng minh hình học

II. Chuẩn Bị:

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 446 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 3: Hình thang cân - Nguyễn Gia Min, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 24 – 08 – 2014
ND: 27 – 08 – 2014 
Tuần: 2
Tiết: 3
§3. HÌNH THANG THANG CÂN.
I. Mục Tiêu:
- Kiến thức: Nắm chắc định nghĩa , các tính chất và dấu hiệu nhận biết hình thang cân . Biết vận dụng định nghịa các tính chất của hình thang cân trong việc nhận dạng và chứng minh được bài toán có liên quan đến hình thang cân.
-Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích GT, KL của một định lý, thao tác phân tích qua việc phán đoán chứng minh.
- Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận chính xác trong lập luận và chứng minh hình học
II. Chuẩn Bị:
GV
HS
Thước chia khoảng, thước đo góc, compa SGK.
 - SGK , bảng phụ.
III.Phương pháp: đặt và giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm.
IV. Tiến Trình:
1. Ổn định lớp: (1’)
Lớp
8A3
8A4
Sỉ số
 /
 /
	2. Kiểm tra bài cũ: (5’)
	-Định nghĩa hình thang, hình thang vuông? Làm bài tập 8 Tr 71.
- GV nhận xét cho điểm .	
3. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: (10’)
Cho HS quan sát hình 23 SGK ?1 và trả lời 
Hình 23 SGK là hình thang cân. Vậy thế nào là hình thang cân ?
GV hướng dẫn phần chú ý cho HS và cho HS làm ?2
Hoạt động 2:(12’)
 GV hướng dẫn HS chứng minh bài tập 15a/75 để hình thành định lý 1.
HS quan sát và trả lời :
HS trả lời định nghĩa
HS đọc phần chú ý và trả lời ?2 
HS chú ý trả lời và hình thành định lý 1.
1.Định nghĩa (sgk/72)
ABCD là hình thang cân 
* Chú ý(SGK)
2. Tính chất
Định lí 1:
Trong hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau .
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
GV lấy ví dụ hình thành chú ý cho HS 
GV cho HS đọc và chứng minh định lý 2.
GV hướng dẫn HS chứng minh trên bảng 
Hoạt động 3:(8’)
GV cho HS làm ?3 và hình thành định lý 3 
GV cho HS rút ra cách chứng minh hình thang cân qua bài học .
HS chú ý theo dõi lên bảng 
 HS đọc và ghi GT, KL của định lý 2.
HS chú ý theo dõi và về xem lại chứng minh SGK,
HS làm ?3 và hình thành định lý 3 
HS đọc các dấu hiệu ở SGK.
GT
ABCD là hình thang cân	(AB//CD)
KL
AD = BC
 Chứng minh: SGK
 * Chú ý : (sgk / 73)
Định lí 2:
Trong hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau .
GT
ABCD là hình thang cân	(AB//CD)
KL
A
B
C
DA
AC = BD
 Chứng minh: SGK
3. Dấu hiệu nhận biệt hình thang cân:
* Định lí 3 : (sgk/74)
* Dấu hiệu chứng minh một tứ giác là hình thang cân :
B1: Chứng minh tứ giác là hình thang (có hai cạnh đối song song).
B2: - Hoặc chỉ ra được hai góc kề một đáy bằng nhau .
 - Hoặc chỉ ra được hai đường chéo bằng nhau .
 	4. Củng Cố: (8’)
 	- Nhắc lại định nghĩa, tính chất,dấu hiệu nhạân biết hình thang cân.
 	- Làm bài tập 13 Tr 74 SGK.
 	5. Dặn Dò: (1’)
 	- Học lý thuyết và làm bài tập 12,15,16,17,18Tr 74 -75 SGK.
V. Rút kinh nghiệm : 

File đính kèm:

  • docHH8T3.doc