Giáo án Hình học 8 - Tiết 23: Luyện tập - Năm học 2020-2021

I/ MỤC TIÊU:

1/Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại tính chất và các dấu hiệu nhận biết về hình thoi, hình vuông (chủ yếu là hình vuông).

2/Kỹ năng: Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh, cách trình bày lời giải một bài toán chứng minh, cách trình bày lời giải một bài toán xác định hình dạng của một tứ giác; rèn luyện cách vẽ hình.

3/Thái độ: Giáo dục cho học sinh tư duy logic, phân tích, tổng hợp.

4.Định hướng phát triển năng lực:

Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác.

II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

- GV : Máy tính, máy chiếu, giáo án,SGK,SGV.

Thước thẳng, compa, êke; .

 

docx6 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 21/10/2024 | Lượt xem: 17 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 8 - Tiết 23: Luyện tập - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày sọan: 23/11/2020 Ngày dạy: 25/11/2020
Tiết 23: LUYỆN TẬP 
I/ MỤC TIÊU: 
1/Kiến thức: Ôn tập, củng cố lại tính chất và các dấu hiệu nhận biết về hình thoi, hình vuông (chủ yếu là hình vuông).
2/Kỹ năng: Rèn luyện cách lập luận trong chứng minh, cách trình bày lời giải một bài toán chứng minh, cách trình bày lời giải một bài toán xác định hình dạng của một tứ giác; rèn luyện cách vẽ hình. 
3/Thái độ: Giáo dục cho học sinh tư duy logic, phân tích, tổng hợp.
4.Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác. 
II/ CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
- GV : Máy tính, máy chiếu, giáo án,SGK,SGV. 
Thước thẳng, compa, êke; ..
 - HS : Học lý thuyết hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông. 
III/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG: 
A. Hoạt động khởi động: (8’)
 Tổ chức lớp: GV kiểm tra sĩ số 
Tổ chức trò chơi: “Tìm hiểu một loại bánh” 
GV chiếu luật chơi:
	 Học sinh tham gia chơi được chọn ngẫu nhiên (ưu tiên HS xung phong). Người chơi được chọn 1 trong 4 câu hỏi và trả lời câu hỏi đó trong 10 giây. Nếu trả lời đúng bạn tìm được 1 nguyên liệu làm bánh và được nhận một phần quà. Nếu trả lời sai bạn phải nhường quyền chơi cho bạn khác.
Câu 1: Các dấu hiệu nhận biết sau, dấu hiệu nào không đủ để kết luận tứ giác là hình vuông?
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau là hình vuông.
Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc là hình vuông.
Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
 Hình chữ nhật có một đường chéo là đường phân giác của một góc là hình vuông.
Chúc các em thành công!
Câu 2: Một hình vuông có cạnh bằng 3 cm. Đường chéo của hình vuông đó bằng
 6 cm.
 18 cm. 
 5 cm. 
 4 cm. 
Câu 3: Hình vuông có mấy trục đối xứng?
 1 trục đối xứng.
 2 trục đối xứng.
 3 trục đối xứng.
 4 trục đối xứng.
Câu 4: Câu nào sai trong các câu sau:
 Tứ giác có 2 đường chéo vuông góc với nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình thoi.
 Hình thoi là tứ giác có tất cả các cạnh bằng nhau.
Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
 Hình chữ nhật có 2 đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
GV gọi 4 HS lựa chọn câu hỏi và trả lời
GV: Các em đã tìm hiểu được loại bánh gì? (bánh chưng) Đúng vậy đã là con Rồng cháu Tiên, mỗi chúng ta đều không thể quên được sự tích “Bánh chưng bánh dày” với chiếc bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, luôn nhắc nhở chúng ta nhớ về cội nguồn. Vì vậy hàng năm cứ đến dịp Tết Nguyên Đán nhân dân ta lại gói bánh chưng để dâng lên tổ tiên.
Ở tiết học trước các em đã học bài Hình vuông, hôm nay cô trò chúng ta vận dụng kiến thức đó để nghiên cứu tiếp Tiết 23 Luyện tập.
C. Hoạt động luyện tập:
Hoạt động 1 : Bài 84 (Sgk-109) (17’)
Cách thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, cặp đôi.
Cách thức hoạt động:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung
GV gọi HS đọc đề bài 84/109 SGK
GV hướng dẫn các em vẽ hình lên bảng
? Bài toán cho biết gì, yêu cầu làm gì
GV yêu cầu HS trao đổi theo cặp trả lời phần a, b
GV gọi 1 HS lên bảng làm phần a
HS dưới lớp làm bài vảo vở
? Hình bình hành muốn là hình thoi thì cần điều kiện gì 
? Từ đó em có kết luận gì về vị trí điểm D
? Nếu ∆ABC vuông tại A thì AEDF là hình gì?
? Lúc đó điểm D ở vị trí nào trên BC thì AEDF là hình vuông
GV chốt: Bài tập trên đã củng cố cách chứng minh 1 tứ giác là hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.
Để vận dụng các tính chất của hình vuông, cô trò chúng ta cùng nghiên cứu bài tập sau.
Bài 84/109 SGK 
GT: DE//AB, DF//AC
KL: a) AEDF là hình gì?
 b) Tìm D trên BC để AEDF là hình thoi?

 c) ∆ABC vuông tại A thì AEDF là hình gì? D ở vị trí nào trên BC thì EADF là hình vuông?
Chứng minh:
a) Tứ giác AEDF là hình bình hành vì
AE//DF; AF//DE
b) Hình bình hành AEDF là hình thoi
khi đường chéo AD là phân giác góc A
 D là giao tia phân giác góc A với cạnh BC 
c) Nếu ∆ABC vuông tại A thì AEDF là hình chữ nhật ( hbh có một góc vuông)
D là giao điểm phân giác góc A với cạnh BC thì AEDF là hình vuông
Hoạt động 2 : Bài 149 SBT.(15’)
Cách thức tổ chức: Hoạt động nhóm.
Cách thức hoạt động:

Hoạt động của GV- HS
Nội dung
- Gv chiếu đề bài
GV gọi 1 HS đọc đề bài
Cho hình vuông ABCD, trên cạnh AD lấy điểm  F, trên cạnh DC lấy điểm E sao cho AF=DE. 
Chứng minh rằng
 AE=BF và AE⊥BF
? Bài toán cho biết gì, yêu cầu làm gì
Yêu cầu HS vẽ hìn và ghi giả thiết, kết luận của bài
? Muốn chứng minh AE = BF em làm thế nào
( Chứng minh hai tam giác bằng nhau – nếu HS không trả lời được thì GV gợi ý)
? Em chứng minh hai tam giác nào bằng nhau
GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 5’ hoàn thành phiếu học tập.
 (2 góc tương ứng)
Hết giờ GV thu bài của một nhóm
Gv gọi các nhóm nhận xét, GV chiếu đáp án, các nhóm khác hoàn thiện bài của nhóm.
GV mở rộng bài toán:
*Bài toán tương tự: Chứng minh
BE=CF;BE⊥CF
Gọi M là giao điểm của AE và CF. Chứng minh BM⊥EF
*Dành cho HS khá giỏi:
GV yêu cầu HS về nhà làm.
3. Bài 149- SBT 
GT
Hình vuông ABCD; AF=DE 
(F∈AD;E∈DC)
KL


 Ta có ABCD là hình vuông vuông
* Xét và có 
(2 cạnh tương ứng)
Xét có: có 
Vậy
*Củng cố:(2’)
 GV chiếu sơ đồ tư duy về hình vuông.
D. Hoạt động vận dụng:(1’)
Gấp, cắt giấy:
Lấy một tờ giấy gấp, cắt để được 1 hình thoi, 1 hình vuông. 
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng: (2’)
Tìm hiểu gạch lát nền:
Trong xây dựng có rất nhiều loại gạch lát nền hình vuông có hoa văn trang trí khác nhau. ( GV chiếu 1 số hình ảnh)
Em hãy tìm hiểu về cách tạo ra các hoa văn đó.
Chuẩn bị tiết sau: Ôn tập chương 1.
	 Việt Hồng, ngày 23 tháng 11 năm 2020
 Duyệt của BGH Duyệt của tổ CM

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_8_tiet_23_luyen_tap_nam_hoc_2020_2021.docx