Giáo án Hình học 7 tuần 31 tiết 58: Luyện tập

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Củng cố các tính chất về đường phân giác của một góc, tính chất 3 đường phân giác của tam giác, tính chất đường phân giác của tam giác cân, tam giác đều.

2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh bài toán; chứng minh một dấu hiệu nhận biết tam giác cân.

3. Thái độ: HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất ba đường phân giác của tam giác, của một góc.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Thước thẳng, thước 2 lề, êke, compa.

2. HS: Thước thẳng, thước 2 lề, êke, compa.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc3 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1790 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 tuần 31 tiết 58: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31
Tiết 58
Ngày soạn: 20/4/08 
Ngày dạy: 23/4/08
LUYỆN TẬP 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Củng cố các tính chất về đường phân giác của một góc, tính chất 3 đường phân giác của tam giác, tính chất đường phân giác của tam giác cân, tam giác đều.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng vẽ hình, phân tích, chứng minh bài toán; chứng minh một dấu hiệu nhận biết tam giác cân.
3. Thái độ: HS thấy được ứng dụng thực tế của tính chất ba đường phân giác của tam giác, của một góc.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Thước thẳng, thước 2 lề, êke, compa.
2. HS: Thước thẳng, thước 2 lề, êke, compa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (10’)
- Câu 1: Phát biểu tính chất ba đường phân giác của tam giác? Làm bài 39/73 SGK.
- GV hỏi thêm: Điểm D có cách đều 3 cạnh của ABC hay không ?
- GV cùng cả lớp nhận xét, đánh giá.
- HS trả lời và làm bài.
a/ Xét ABD và ACD có :
AB=AC (gt) ;
AD: chung ; 
=(gt)
=> ABD = ACD (c.g.c)
b/ ABD = ACD =>BD = DC
=>DBC cân =>=
- Điểm D chỉ nằm trên đường phân giác của góc A, không nằm trên phân giác của góc C, B nên không cách đều 3 cạnh của tam giác .
- HS dưới lớp nhận xét, sửa bài
Hoạt động 2: Luyện tập (32’)
Bài 40/73 SGK :
- Yêu cầu HS làm bài 40/73 SGK.
- Trọng tâm của tam giác là gì?
- Làm thế nào để xác dịnh trọng tâm?
- Còn điểm I xác định như thế nào?
- Yêu cầu cả lớp tự vẽ hình vào vở.
- Tại sao A,G,I thẳng hàng?
Bài 42 /73 SGK:
- Yêu cầu HS làm bài 42/73 SGK.
- Chứng minh định lý : nếu tam giác có 1 đường trung tuyến đồng thời là đường phân giác thì tam giác đó là tam giác cân.
- GV hướng dẫn và yêu cầu HS lên bảng chứng minh .
- GV chốt lại 2 định lý.
- GV treo bảng phụ: 
Các câu sau đúng hay sai:
1/ Trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy của tam giác đồng thời là đường phân giác của tam giác đó.
2/ Trong tam giác đều, trọng tâm của tam giác cách đều 3 cạnh của tam giác đó.
3/ Trong một tam giác, giao điểm của ba đường phân giác cách mỗi đỉnh độ dài đường phân giác đi qua đỉnh ấy.
- Trọng tâm của tam giác là giao điểm của 3 đường trung tuyến của tam giác, để xác định G ta chỉ cần vẽ 2 đường trung tuyến của tam giác, giao điểm của chúng là G.
- Vẽ 2 tia phân giác của tam giác, giao của chúng là I
- HS vẽ hình.
- Vì ABC cân tại A nên phân giác AM đồng thời là đường trung tuyến.
- HS đọc lại định lý. 
- Vẽ hình và ghi GT/KL
- 1 HS chứng minh định lý.
- HS suy nghĩ trả lời:
Đ
Đ
S
Bài 40/73 SGK :
Chứng minh A,G,I thẳng hàng :
Vì ABC cân tại A nên phân giác AM của đồng thời là trung tuyến.
G là trọng tâm nên G ỴAM
I là giao điểm của 3 đường phân giác nên I ỴAM
=>A, G , I thẳng hàng.
Bài 42 /73 SGK:
Xét ADB và A’DC có :
AD=A’D (cách vẽ) ; 
DB = DC (gt)
=(đđ)
Vậy ADB = A’DC (c. g. c)
=> và AB = A’C
Mà ==> ACA’ cân
=> AC = A’C 
=>AC = AB=> ABC cân
Hoạt động 3: Hướng dẫn về nhà (3’)
- Học các định lí về tính chất đường phân giác của tam giác, của góc, tính chất và dấu hiệu của tam giác cân, định nghĩa đường trung trực của đoạn thẳng.
- BTVN: 49, 50, 51/ 29 SBT.

File đính kèm:

  • docTIET58.doc