Giáo án Hình học 7 - Tiết 38: Luyện tập Định lý Pytago - Chử Thị Thúy Hà

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

1.1 Học sinh viêt được GT và KL của định lý Pytago và định lý Pytago đảo

1.2 Học sinh áp dụng định lý Pyatgo vào bài toán tính độ dài một cạnh còn lại của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh kia.

1.3 Học sinh kiểm tra được bộ ba số có là độ dài 3 cạnh của tam giác vuông hay không.

1.4 Áp dụng định lý Pytago vào việc giải một số bài toán thực tế.

1.5 Học sinh sử dụng CNTT phục vụ cho việc học và ôn tập kiến thức.

2. Định hướng phát triển năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm thông qua hoạt động nhóm đôi, nhóm lớn hay ghép nhóm.

2.2. Năng lực chuyên biệt

- HS phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc và phân tích đề bài toán.

- HS phát triển năng lực giao tiếp thông qua làm việc nhóm và trình bày báo cáo bài làm của nhóm.

- Năng lực tính toán.

- Thông qua việc giải quyết các bài toán thực tế liên quan đến định lí Pytago giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

3. Định hướng phát triển phẩm chất

- Chăm học, chăm làm được phát triển khi học sinh chú ý lắng nghe, đọc và thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Phẩm chất trách nhiệm được phát triển thông qua việc HS làm việc nhóm có hiệu quả.

 

docx10 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 21/10/2024 | Lượt xem: 44 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tiết 38: Luyện tập Định lý Pytago - Chử Thị Thúy Hà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 38: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
1.1 Học sinh viêt được GT và KL của định lý Pytago và định lý Pytago đảo
1.2 Học sinh áp dụng định lý Pyatgo vào bài toán tính độ dài một cạnh còn lại của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh kia.
1.3 Học sinh kiểm tra được bộ ba số có là độ dài 3 cạnh của tam giác vuông hay không.
1.4 Áp dụng định lý Pytago vào việc giải một số bài toán thực tế.
1.5 Học sinh sử dụng CNTT phục vụ cho việc học và ôn tập kiến thức.
2. Định hướng phát triển năng lực
2.1. Năng lực chung
- Năng lực hợp tác làm việc theo nhóm thông qua hoạt động nhóm đôi, nhóm lớn hay ghép nhóm.
2.2. Năng lực chuyên biệt
- HS phát triển năng lực tự học thông qua việc tự đọc và phân tích đề bài toán.
- HS phát triển năng lực giao tiếp thông qua làm việc nhóm và trình bày báo cáo bài làm của nhóm.
- Năng lực tính toán.
- Thông qua việc giải quyết các bài toán thực tế liên quan đến định lí Pytago giúp HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
3. Định hướng phát triển phẩm chất
- Chăm học, chăm làm được phát triển khi học sinh chú ý lắng nghe, đọc và thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Phẩm chất trách nhiệm được phát triển thông qua việc HS làm việc nhóm có hiệu quả.
- Phẩm chất tự tin được phát triển khi HS thuyết trình, báo cáo bài làm cá nhân hoặc sản phẩm của nhóm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 
 Phương tiện dạy học : Máy chiếu, slide, bảng phụ, internet.
 Học liệu : Sách giáo khoa, tài liệu trên internet, trò chơi Quizzi.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên
 - Đồ dùng: SGK, SGV, phiếu bài tập, hình ảnh, video, hướng dẫn hoạt động nhóm, tiêu chí, bộ thẻ gọi tên cá nhân, thẻ gọi tên nhóm, tiêu chí chấm điểm nhóm.
 - Bài giảng điện tử.
2. Chuẩn bị của học sinh
 - Đồ dùng học tập.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: Ổn định tổ chức (1 phút)
Bước 2: Tổ chức dạy và học bài mới
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (6 phút)
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý, kiểm tra kiến thức đã học ở bài trước
Nội dung: Hs tham gia trò chơi “Tôi tài giỏi- Bạn cũng thế”.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS cho các câu hỏi của trò chơi.
Hình thức: Hoạt động nhóm.

GV: Tổ chức trò chơi cho HS 
Nhóm 5 bạn cùng tham gia trò chơi “Tôi tài giỏi – Bạn cũng thế”. 
GV đưa ra Luật chơi: 
-Mỗi nhóm có 1 bảng nhóm và 1 bút viết. 
- Trò chơi gồm 3 câu hỏi
- Trong thời gian 20s mỗi nhóm đưa ra câu trả lời của nhóm mình trên bảng nhóm (câu trả lời chỉ viết 1 lần duy nhất không chỉnh sửa)
- Mỗi câu trả lời đúng được nhận 1 điểm
- Sau khi hs trả lời giáo viên sẽ đưa ra đáp án. 
GV tính điểm cho các nhóm ngay sau mỗi câu trả lời (hoặc để các nhóm tổng kết điểm và báo cáo sau khi xong cả 3 câu)
HS tham gia trò chơi: 
Sau khi trò chơi kết thúc. GV tổng kết và tính điểm cho các nhóm.
Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

Câu 1: Chọn câu trả lời sai:
Tam giác DHK vuông tại D thì:
DH2 + HK2 = DK2
DH2 + DK2 = HK2
Câu 2: Tam giác nào là tam giác vuông trong các tam giác có độ dài 3 cạnh như sau:
A.7cm,12cm,13cm.
B.8cm,6cm,10cm.
C.4cm,5cm,6cm.
D.4cm,6cm,10cm.
Câu 3: Tam giác ABC vuông tại A. Biết AB = AC = 2cm. Vậy BC =? 
A. BC = 
B. BC = 
C. BC = 
D. BC = 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG 
2.HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (4 phút)
Mục tiêu: -Học sinh nhắc lại được về định lý Pytago và định lý Pytago đảo.
 - HS viết được GT và KL của định lí PyTaGo và PyTaGo đảo.
Nội dung: Phát biểu định lý Pytago và định lý Pytago đảo và viết GT, KL của định lí.
Hình thức: Hoạt động cá nhân.
Sản phẩm: Bảng phụ viết GT, KL của định lí Pytago và định lí Pytago đảo.

GV giao nhiệm vụ: Bốc thăm 2 hs bất kỳ lên bảng hoàn thành bảng phụ về GT và KL của định lý Pytago và định lý Pytago đảo.
HS thực hiện nhiệm vụ: Viết GT và KL của định lý Pytago và Pytago đảo
Phương án đánh giá: HS nhận xét và tự đánh giá.
Sản phẩm: Bảng phụ được hoàn thành
Báo cáo: Cá nhân HS điển bảng phụ.
A. Lý thuyết
1. Định lí Pytago.
GT
vuông tại A
KL
AB2 + AC2 = BC2

2. Định lí Pytago đảo.
GT
 có 
AB2 + AC2 = BC2
KL
 vuông tại A

3. HOẠT ĐỘNG: LUYỆN TÂP (23 phút).
Mục tiêu: - Học sinh vận dụng định lý Pytago để tính độ dài các cạnh chưa biết của tam giác vuông khi biết độ dài 2 cạnh còn lại.
 - Học sinh trình bày lời giải bài hình chính xác, khoa học.
 - Học sinh vận dụng định lý Pytago vào việc giải các bài toán thực tế.
 - Học sinh làm việc nhóm hợp tác, tích cực và hiệu quả.
Nội dung: Các hình ảnh và video về hỏa họa và cứu hỏa, Bài tập thực tế. 
Hình thức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm, hoạt động cặp đôi.
Sản phẩm: Kết quả Bài 1, 2. 

GV: Giao nhiệm vụ 1
Yêu cầu HS đọc đề bài, vẽ hình và làm bài tập 1.
GV gọi 1 HS lên bảng trình bày, HS dưới lớp trình bày vào vở.
Phướng án hỗ trợ: Đặt câu hỏi gợi mở
+) Xét tam giác nào để tính AB? Tại sao?
+ Để tính BC cần tính đoạn thẳng nào trước? Tại sao?
+ Sử dụng kiến thức đã học nào để chứng minh tam giác ABC vuông? 
 Phương án đánh giá: Hỏi trực tiếp HS, cho HS kiểm tra nhận xét, kiểm tra chéo và đánh giá. 
Hình thức: Hoạt động cá nhân.
GV chốt đáp án đúng và kiểm tra kết quả của cả lớp bằng hình thức giơ tay sau khi HS đã kiểm tra chéo.
 HS thực hiện nhiệm vụ: Tính độ dài cạnh AB, BC và chứng minh tam giác ABC là tam giác vuông trong bài tập 1. 
-Sản phẩm: Kết quả và phần trình bày bài tập 1 của HS.
Báo cáo: Trình bày bảng và giơ tay
 B. Bài tập
Bài 1: Cho tam giác nhọn . Kẻ vuông góc . Biết 
a) Tính AB , BC?
b). Chứng minh là tam giác vuông.
Bài làm 
a. Xét vuông tại H ta có
HA2 + HB2 = AB2 (định lí Pyatgo)
 AB2 = 122 + 92 
 AB2= 144 + 81
 AB2= 225
 AB2= 152
 AB = 15 (vì AB >0)
b. Xét vuông tại H ta có 
AC2 = HA2 +HC2(định lí Pytago)
202 = 122 + HC2
HC2 = 400- 144 = 256=162
HC = 16 (vì HC >0).
BC = HC + HB = 16 +9
BC = 25cm

GV: Giao nhiệm vụ 2
Yêu cầu HS theo dõi những bức ảnh về một số vụ hỏa họa ở Việt Nam và trên thể giới năm 2019 – 2020.
Đưa ra đề bài bài tập 2 cho HS. Tính độ dài MN của cái thang cứu hỏa ở bài tập 2.
Yêu cầu HS làm việc nhóm đôi.
Phương án hỗ trợ: Muốn tính MN cầm tìm đoạn thẳng nào trước? Vì sao?
HS thực hiện nhiệm vụ theo dõi hình ảnh, đọc đề bài và làm việc nhóm. 
Phương án đánh giá: Thu bài làm của 1 đến 2 nhóm, trình chiếu bài làm và để các nhóm khác nhận xét đánh giá. Các nhóm tự kiểm tra bài nhóm mình. GV tổng kết lại xem bao nhiêu nhóm làm chính xác và trình bày đúng bằng hình thức hỏi trực tiếp HS.
Hình thức: Hoạt động nhóm.
Sản phẩm: Đáp án bài tập 3.
Kẻ NH vuông góc mặt đất tại H.
Kéo dài MB giao vơi mặt đất tại điểm E.
Ta có vì cùng vuông góc với .
Nên 
(ch-gn)
Ta có
BM2 + BN2 = MN2 (Định lí Pytago)
102 + 7,52 = MN2
100 + 56,25 = 156,25 = MN2
MN = 12,5 (Vì MN > 0)
Báo cáo: Đại diện nhóm.
Bài 2: Tính chiều dài MN mà chiếc thang trên xe phải vươn tới để đến được nóc ngôi nhà cao tầng.
4. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI. (10 phút)
Mục tiêu: -Học sinh tiếp tục áp dụng định lý Pytago vào giải bài tập và trả lời nhanh các câu hỏi
 - Tổng kết lại kiến thức được ôn tập trong tiết học.
 - Phát triển tư duy cho HS qua việc cho học sinh tự xây dựng đề bài toán.
Hình thức: Trò chơi, hoạt động nhóm
Nội dung: Học sinh chơi trò chơi trên Quizzi, tổng kết kiến thức trên bảng nhóm.
Sản phẩm: Kết quả trò chơi, tổng hợp kiến thức được ôn tập trong tiết học, đề bài toán HS tự đưa ra
GV: Giao nhiệm vụ số 1
Hướng dẫn HS đăng nhập vào chơi trên Quizzi.
 Cung cấp mã cho hs chơi Quzzi
GV: Công bố luật chơi và tổ chức cho HS chơi trong thời gian 4 phút
Luật chơi: Trên màn hình có 10 câu hỏi học sinh theo dõi và chọn đáp án đúng trong thời gian 4 phút
HS thực hiện nhiệm vụ: Tham gia trò chơi.
Phương án đánh giá: Sẽ hiện kết quả trên màn hình sau khi kết thức chơi. 
Hình thức: Hoạt động nhóm (chơi theo đội).
Sản phẩm: Kết quả của cuộc chơi.
Báo cáo: Có thông báo kết quả trên màn hình


GV: Giao nhiệm vụ 2 
Liệt kê 3 kiến thức mà em học được trong tiết học
Nêu 2 cảm xúc về tiết học
Dựa vào một số từ khóa: Em hãy xây dựng 1 đề toán có thể giải được bằng định lí Pytago hoặc định lí Pytago đảo.
HS thực hiện nhiệm vụ: Mỗi HS tự đưa ra ý kiến trong nhóm và thảo luận, tổng hợp trên bảng nhóm.
Phương án đánh giá: Các nhóm đưa ra ý kiến đánh giá nhóm bạn, giáo viên chốt lại.
Hình thức: Hoạt động nhóm
Sản phẩm: Tổng hợp kiến thức đã học, cảm xúc về tiết học và đề bài toán trên bảng nhóm.
Báo cáo: Đại diện nhóm báo cáo.

Hướng dẫn về nhà (1 phút)
1. Học thuộc định lí Py-ta-go.
2. Tìm hiểu các bài toán thực tế áp dụng định lí Pytago để giải.
3. Làm các bài tập trong phiếu bài tập.
 
 PHIẾU BÀI TẬP VỀ NHÀ
Bài 1. Tìm x (km), làm tròn một chữ số thập phân
Bài 2: Để mặt bàn được vững chắc và bền hơn, người thợ thường đóng thêm 2 thanh chéo ở mặt dưới. Tính độ dài một thanh chéo của mặt bàn hình chữ nhật dưới đây, biết chiều dài 10 dm, chiều rộng 5 dm. (Làm tròn 1 chữ số thập phân)
Bài 3: Chiếc tàu thứ nhất đi đúng về hướng Đông với vận tốc 20km/h, một chiếc tàu thứ hai đi đúng về hướng Bắc với vận tốc 18km/h. Hỏi sau 3 giờ khoảng cách giữa 2 chiếc là bao nhiêu, nếu cùng xuất phát cùng thời gian tại một địa điểm (Làm tròn 1 chữ số thập phân)
Bắc
Nam
Tây
Đông
Bài tập dành cho HS khá giỏi
Bài 1: Cho ABC vuông tại A, biết = BC = 10cm. Tính chu vi tam giác ABC 
Bài 2. Tìm x
a/ 	b/ 
Bài 3. Một cái phòng chiều dài 6 m, chiều rộng 2 m, chiều cao của trần nhà so với sàn nhà là 3 m. Tìm độ dài đường chéo sàn nhà và độ dài từ điểm A trần nhà xuống điểm D của sàn nhà ?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hinh_hoc_7_tiet_38_luyen_tap_dinh_ly_pytago_chu_thi.docx