Giáo án Hình học 7 - Tiết 38, Bài 7: Định lý Pytago - Mai Thị Thảo

I. Mục tiêu

1. Về kiến thức:

- Học sinh nắm được định lý Py-ta-go về quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác vuông

- Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài của một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia.

- Biết vận dụng định lí Py-ta-go đảo để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.

 - Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với tam giác vuông (ví dụ: tính chiều cao của bức tường, dựng tủ xem có bị vướng vào trần nhà hay không?, Kiểm tra móng nhà có vuông góc hay không )

2. Về năng lực

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Năng lực dự đoán tìm ra cách kiểm tra định lí pytago. Năng lực vận dung linh hoạt các kiến thức về định lý pytago và định lý pytago đảo để giải quyết các bài toán tính cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh của tam giác, bài toán nhận biết tam giác vuông, bài toán thực tế.

3. Phẩm chất

- Phẩm chất trung thực, chăm chỉ, nghiêm túc cẩn thận, chính xác trong tính toán.

 

docx6 trang | Chia sẻ: Hải Khánh | Ngày: 21/10/2024 | Lượt xem: 32 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 7 - Tiết 38, Bài 7: Định lý Pytago - Mai Thị Thảo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT 38: §7 ĐỊNH LÍ PY – TA – GO
I. Mục tiêu
1. Về kiến thức:
- Học sinh nắm được định lý Py-ta-go về quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác vuông 
- Biết vận dụng định lí Py-ta-go để tính độ dài của một cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài của hai cạnh kia. 
- Biết vận dụng định lí Py-ta-go đảo để nhận biết một tam giác là tam giác vuông.
 - Bước đầu vận dụng kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề thực tiễn gắn với tam giác vuông (ví dụ: tính chiều cao của bức tường, dựng tủ xem có bị vướng vào trần nhà hay không?, Kiểm tra móng nhà có vuông góc hay không)
2. Về năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .
- Năng lực chuyên biệt : Năng lực dự đoán tìm ra cách kiểm tra định lí pytago. Năng lực vận dung linh hoạt các kiến thức về định lý pytago và định lý pytago đảo để giải quyết các bài toán tính cạnh của tam giác vuông khi biết độ dài hai cạnh của tam giác, bài toán nhận biết tam giác vuông, bài toán thực tế.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất trung thực, chăm chỉ, nghiêm túc cẩn thận, chính xác trong tính toán.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- SGK-thước thẳng-eke-8 tam giác vuông bằng nhau+2 hình vuông có cạnh bằng tổng 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông.
-Các hình ảnh hoặc clip (nếu có điều kiện) về nhà bác học pytago, Các cách khác nhau để kiểm nghiệm định lí pytago làm cho bài học được sinh động và lôi cuốn người học
2. Chuẩn bị của học sinh
 - SGK-thước thẳng-eke-MTBT.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu
a) Mục tiêu: Nhắc lại kiến thức cũ về vẽ một tam giác vuông có các cạnh tam giác vuông bằng 3cm và 4cm, để đặt vấn đề vào bài .
b) Nội dung: 
Bài tập: Vẽ tam giác ABC có A=900, AB = 3cm, AC = 4cm. Đo độ dài cạnh BC.
c) Sản phẩm: HS vẽ được tam giác ABC, và đo được độ dài cạnh huyền BC
c) Tổ chức thực hiện
- Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS làm bài toán.
- Yêu cầu một Hs lên bảng trình bày kết quả thảo luận.
- Yêu cầu HS đánh giá.
- GV đánh giá, nhận xét , đặt vấn đề vào bài: “Trong tam giác vuông nếu biết hai cạnh liệu có tính được độ dài của cạnh thứ ba không? Và độ dài ba cạnh này có mối quan hệ đặc biệt gì?. Để trả lời câu hỏi đó ta vào bài hôm nay: “Định lí Py – ta – go”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
a) Mục tiêu: 
- Dự đoán về mối quan hệ của độ dài ba cạnh của một tam giác vuông
- Kiểm nghiệm lại dự đoán về mối quan hệ của độ dài ba cạnh của một tam giác vuông thông qua thực hành.
- Giới thiệu về định lí Pytago.
b) Nội dung: 
HS hoạt động nhóm, thực hành ?2
c) Sản phẩm: 
- HS ghép được hình 121, hình 122
- Hình 121 HS tính được diện tích phần bìa không bị che lấp là hình vuông có cạnh bằng c
- Hình 121 HS tính được diện tích phần bìa không bị che lấp là 2 hình vuông có cạnh là a và b
- Rút ra được c2 = a2 + b2
c) Tổ chức thực hiện
Hoạt động 2.1 : Dự đoán, kiểm tra dự đoán về định lí Pytago
Chuyển giao nhiệm vụ
GV: giao nhiệm vụ cho một HS lên điều hành lớp
HS: được chỉ định lên điều hành lớp lớp ?2
Thực hiện nhiệm vụ
HS: Lên điều hành làm ?2. Giới thiệu cách ghép hình và yêu các các nhóm hoạt động theo hướng dẫn của mình.
HS: Các bạn hãy hoạt động nhóm ghép hình 121SGK và tính diện tích phần không bị che khuất.
Hs dưới lớp : thực hành theo nhóm
Báo cáo thảo luận
HS: Đại diện một nhóm lên trình bày bài làm của nhóm.
HS: Với 4 tam giác vuông còn lại các bạn hãy ghép vào hình vuông thứ 2 để được hình 122SGK và tính diện tích không bị che khuất của hình vuông này.
HS: Một nhóm lên bảng trình bày.
 HS: Bây giờ các bạn hãy thỏ luận nhóm và so sánh phần diện tích không bị che khuất ở cả hai hình vuông và rút ra nhận xét về phần diện tích không bị che khuất ở hai hình vuông đó? (Gọi một nhóm trình bày)
HS: Hai phần diện tích này là bằng nhau vì cùng bằng diện tích hình vuông lớn trừ đi diện tích bốn hình tam giác bằng nhau.
HS: Nhóm bạn rút ra nhận xét gì về quan hệ giữa c2 và a2 + b2?
HS: c2 = a2 + b2
HS: Hỏi ý kiến các nhóm khác. Sau khi thống nhất ý kiến HS nhận xét: “ Kính thưa các thầy cô giáo sau khi thảo luận chúng em thống nhất rút ra nhận xét là c2 = a2 + b2. Sau đây em kính mời cô giáo nhận xét bài làm của chúng em”.
Kết luận nhận định của giáo viên
GV: Cô tuyên dương cả lớp vì đã tích cực tìm hiểu bài và cô cũng đồng ý với nhận xét của các em. Như vậy ở phần đo đạc ta rút ra được kết luận 32 + 42 = 52, ở phần thực hành cắt ghép ta rút ra được kết luận c2 = a2 + b2. Vậy em rút ra được nhận xét gì về mối quan hệ giữa mối quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông?
HS: Nêu nhận xét.
GV: Bây giờ cô cùng các em đi kiểm nghiệm lại một lần nữa nhé (Kiểm nghiệm bằng skepad)
HS: Quan sát.
GV: Như vậy chúng ta thấy dù hai cạnh góc vuông có thây đổi nhưng bình phương cạnh huyền luôn luôn bằng tổng bình phương hai cạnh góc vuông. Và nhận xét này đã được nhà Toán học Py-ta-go tìm ra. Người ta lấy luôn tên của nhà Toán học làm tên của định lí.(GV: Chiếu slide giới thiệu về nhà Toán học Py-ta-go”. Chúng ta vào phần 1 “Định lí Py-t-go”.
Hoạt động 2.1 : Định lí Pytago
Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Giao nhiệm vụ cho một HS đọc định lí Pytago
HS: Được chỉ định lên điều hành lớp lớp ?2
Thực hiện nhiệm vụ
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức(4’)
GV chiếu định lí.
HS: 2 HS đọc định lí.
GV: Định lí này chúng ta thừa nhận không chứng minh.
GV: Em hãy nêu GT, KL bằng lời của định lí.
HS: Nêu GT, KL.
GV: Các em lên bảng ghi GT, KL của định lí theo hình vẽ.
HS: Lên bảng ghi GT, KL.
B
A
C
1. Định lí Py-ta-go
GT
DABC vuông tại A
KL
BC2=AB2+AC2

Hoạt động 3: Vận dụng định lí Py-ta-go(9’)
Mục tiêu: 
- Tính được 1 cạnh của tam giác khi biết độ dài hai cạnh
- Tránh HS mắc sai lầm khi ấp dụng định lí pytago
- HS trình bày tốt bài giải có áp dụng định lý pytago 
b) Nội dung: 
 - HS hoạt động nhóm làm ?3 làm trắc nghiệm 
c) Sản phẩm: 
- HS trình bày được ?3
- HS làm được các câu trắc nghiệm, thông qua bài tập và thông qua trò chơi
c) Tổ chức thực hiện
GV: Áp dụng định lí ta làm bài tập sau:
GV: Chiếu bài tập
Bài tập 1: Cho tam giác EDF vuông tại E. Khẳng định nào đúng:
HS: Nêu đáp án và giải thích.
GV: Chốt lại: Khi áp dụng định lí Py-ta-go các em cần xác định chính xác đâu là cạnh huyền đâu là hai cạnh góc vuông để làm bài cho chính xác.
GV: Yêu cầu làm ?3
GV: Yêu cầu HS hoạt động nhóm trình bày vào bảng nhóm. Sau đó chữa bài và chốt lại cách làm cho HS.
GV: Tương tự em hãy trả lời nhanh cho cô giáo độ dài cạnh EF ở đây bằng bao nhiêu?
x
 Đáp số x=2
HS: Trả lời miệng.
Bài tập 2: Tìm x trong hình vẽ sau:
Bài giải
Theo định lí Pytago ta có: 
BC2 = AB2 + AC2
Hay x2 = 62 +82 = 100 => x = 10
Bài giải trên đúng hay sai? Vì sao? 
HS: Nêu đáp án và giải thích.
GV: Chốt lại định lí Py-ta-go chỉ áp dụng đối với tam giác vuông. Do vậy khi làm bài các em cần chú ý thật kĩ.
GV: Em hãy nhắc lại cho cô định lí Py-ta-go.
HS: Nhắc lại.
GV: Vậy vấn đề đặt ra là nếu một tam giác có bình phương độ dài một cạnh bằng tổng bình phương hai cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác gì? Để trả lời câu hỏi này các em cùng cô làm bài tập sau:
?3 Tính độ dài x trong mỗi hình vẽ sau.
Xét ê ABC vuông tại B ta có:
AC2 = AB2 + BC2 (Định lí Py-ta-go)
 102 = x2 + 82
 100 = x2 + 64
 x2 = 100 – 64
 x2 = 36
 → x = ± 6 
Vì x là độ dài cạnh BA nên x > 0 
 Vậy x = 6 

IV. Củng cố bài học(4’)
Mục tiêu: 
- HS nhắc lại nội dung bài học, và chốt lại các kiến thức quan trọng
b) Nội dung: 
 - HS nhắc lại theo sơ đồ tư duy
c) Sản phẩm: 
- HS trình bày được nội dung bài học thông qua sơ đồ tư duy
- HS làm được các câu trắc nghiệm, thông qua bài tập và thông qua trò chơi
c) Tổ chức thực hiệnGV: Qua bài học hôm nay các em cần nắm được kiến thức gì?
thì tam giác ABC vuông tại A
? Vận dụng định lí Py-ta-go ta làm được bài tập nào?
HS: Bài tập tính một cạnh của tam giác vuông khi biết đô dài hai cạnh.
? ? Vận dụng định lí Py-ta-go ta làm được bài tập nào?

File đính kèm:

  • docxgiao_an_dai_so_7_tiet_38_bai_7_dinh_ly_pytago_mai_thi_thao.docx
Giáo án liên quan