Giáo án Hình học 6 - Tuần 1 - Tiết 1: Điểm - Đường thẳng - Đinh Trung Kiên

Chúng ta thường thấy các vị trí trên bản đồ ( TP, địa danh ) được kí hiệu như thế nào?

- Các dấu chấm này là hình ảnh của điểm

=> Điểm được mô tả như thế nào?

- Ba điểm A, B , C như thế nào với nhau ?

- VD điểm A .• C như thế nào với nhau?

- GV lấy thêm một số ví dụ khác về điểm

- Nếu ta lấy dày đặc các điểm sẽ tạo ra hình gì?

- Lấy dày đặc các điểm sẽ tạo ra hình gì?

Vậy từ điểm ta có thể xây dựng lên các hình

- Đường thẳng này có bị giới hạn về phía nào không?

 

doc40 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 694 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 6 - Tuần 1 - Tiết 1: Điểm - Đường thẳng - Đinh Trung Kiên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 • • •
a. Các tia gốc A là:Tia AB, tia AC	
Các tia gốc B là: Tia BA, tia BC
Các tia gốc C là: Tia CB, tia CA
b. Các tia trùng nhau là: 
Tia AB và tia AC
Tia CB và tia CA
c. A Tia BA; A Tia BC
Bài 24 Sbt/99
 A O B
 x • • • y
a. Các tia trùng với tia Ay là: tia AO, tia AB
b. Hai tia AB và Oy không trùng nhau vì không chung gốc.
Hai tia Ax và By không đối nhau vì không chung gốc
Hoạt động 2 (2 phút)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về học kĩ lý thuyết, xem lại các dạng bài tập đã làm.
- Chuẩn bị trước bài 6 tiết sau học: Đoạn thẳng là gì? 
TUẦN 7
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 7
§6. ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết định nghĩa đoạn thẳng.
2. Kỹ năng: 
- Biết vẽ đoạn thẳng. Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
3. Thái độ: 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, đồ dùng dạy học.	
2. Học sinh: 
- Đọc trước bài, đồ dùng học tập.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 (10 phút)
KIỂM TRA
- Lấy hai điểm A và B. Nối A với B 
- Khi đó hình gồm hai điểm A và B gọi là đoạn thẳng AB
- Vậy đoạn thẳng AB là gì ? 
HS:
 A B
Là hình gồm hai điểm A và B và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm A và B
Hoạt động 2 (10 phút)
ĐOẠN THẲNG AB LÀ GÌ?
- Ta còn gọi đoạn thẳng AB là đoạn thẳng nào?
- Vậy hai điểm A, B gọi là gì của đoạn thẳng AB?
Đoạn thẳng BA
Hai đầu mút
1. Đoạn thẳng
 Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
Chú ý:
- Đoạn thẳng AB ta còn gọi là đoạn thẳng BA.
- Hai điểm A, B gọi là hai đầu mút của đoạn thẳng AB. 
Hoạt động 3 (15 phút)
ĐOẠN THẲNG CẮT ĐOẠN THẲNG, CẮT TIA
CẮT ĐƯỜNG THẲNG
- VD:
 A D
 C B
- Lúc này ta nói hai đoạn thẳng AB và CD như thế nào với nhau?
- Vậy để vẽ đoạn thẳng ta dùng dụng cụ gì ?
- Hình vẽ ta có hai đoạn thẳng cắt nhau vậy hai đoạn thẳng cắt nhau là hai đoạn thẳng như thế nào?
- Vậy khi nào thì gọi là đoạn thẳng cắt tia?
- Khi nào thì gọi là đoạn thẳng cắt đường thẳng?
 Tuy nhiên ta còn có một số trường hợp đặc biệt khi đoạn thẳng cắt tia, cắt đoạn thẳng tại đầu mút hoặc tại điểm gốc.
VD:A
 O x
B 
Cắt nhau
Thước 
Khi đoạn thẳng và tia có một điểm chung
Khi đoạn thẳng và đường thẳng có một điểm chung 
2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng.
a. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng là hai đoạn thẳng có một điểm chung. 
VD: A I D
 C B
b. Đoạn thẳng cắt tia (Khi đoạn thẳng và tia có một diểm chung) 
 A x
 O K B
c. Đoạn thẳng cắt đường thẳng (Khi đoạn thẳng và đường thẳng có một điểm chung)
 A 
 x y
 B
Hoạt động 4 (9 phút)
CỦNG CỐ
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
- Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
HS:
a) R, S; R và S; R và S.
b) Hai điểm P, Q và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm P và Q.
HS: Câu d) đúng.
Bài tập 33 (SGK - T115):
Bài tập 35 (SGK - T116):
Hoạt động 5 (1 phút)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về xem lại lý thuyết và bài tập. 
- Chuẩn bị trước bài 7 tiết sau học
? Để đo độ dài đoạn thẳng ta làm như thế nào?
? Làm thế nào để so sánh hai đoạn thẳng?
- BTVN: Hoàn thành và làm các bài tập còn lại.
TUẦN 8
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 8
§7. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- HS biết độ dài đoạn thẳng là gì?
2. Kỹ năng: 
- Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. Biết so sánh hai đoạn thẳng.
3. Thái độ: 
- Cẩn thận trong khi thực hành đo.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
- Thước thẳng có chia khoảng, thước dây, thước xích, thước gấpđo độ dài.
2. Học sinh: 
- Thước thẳng có chia khoảng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 (10 phút)
KIỂM TRA - ĐẶT VẤN ĐỀ
? Đoạn thẳng AB là gì? 
- Vẽ đoạn thẳng AB.
- GV đo xác định độ dài đoạn thẳng AB mà HS vừa vẽ. Chẳng hạn 
AB = 2,5cm.
- Vậy 2,5cm khi này được gọi là gì của đoạn thẳng AB ?
- Để xác định độ dài của đoạn thẳng ta sử dụng dụng cụ gì ?
- Vậy để hiểu kĩ hơn về độ dài đoạn thẳng chúng ta sẽ nghiên cứu bài học hôm nay.
HS: Đoạn thẳng AB là hình gồm hai điểm A, B và tất cả các điểm nằm giữa A và B.
 A B
Độ dài của đoạn thẳng AB
Thước thẳng có chia khoảng
Hoạt động 2 (15 phút)
ĐO ĐOẠN THẲNG
- Khi đó ta kí hiệu như thế nào ?
- GV cho học sinh vẽ thêm hai đoạn thẳng bất kì và đo độ dài
- Vậy để đo độ dài đoạn thẳng AB ta làm như thế nào ?
- Vậy ta có kết luận gì về độ dài mỗi đoạn thẳng ?
- Khi khoảng cách giữa hai điểm bằng 0
Khi đó đoạn thẳng => gì ?
GV: Suy biến thành điểm
 A và B bằng 0 ta nói như thế nào? 
AB = 2,5cm hay BA = 2,5 cm
 3cm
 2cm 
Đặt cạnh thước đi qua A và B điểm O trùng với vạch 0 của thước, xác định độ dài của đoạn thẳng tại điểm B trên vạch của thước 
Mỗi đoạn thẳng có một độ dài 
Hai điểm A và B trùng nhau
Trở thành điểm 
1. Đo đoạn thẳng 
VD: A 3cm B
Bước 1: Đặt cạnh thước đi qua hai điểm A và B.
Bước 2: Di chuyển để vạch 0 của thước trùng với một đầu mút 
Bước 3: Xác định độ dài của đoạn thẳng tại đầu mút còn lại trên vạch của thước
Nhận xét:
Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương. 
Chú ý: Khi A, B trùng nhau, ta nói khoảng cách giữa hai điểm A và B bằng 0.
Hoạt động 3 (15 phút)
SO SÁNH HAI ĐOẠN THẲNG
- Vậy muốn so sánh hai đoạn thẳng ta dựa vào điều gì ?
- Trên hình vẽ ta có kết luận gì ?
- Vậy hai đoạn thẳng bằng nhau là hai đoạn thẳng như thế nào ?
- Khi nào thì đoạn thẳng
 AB > CD ?
?.1 Cho học sinh thảo luận nhóm và trình bày và kí hiệu trong bảng phụ. 
?.2 Cho học sinh trả lời tại chỗ 
GV giới thiệu cho học sinh quan sát và tác dụng của thước dây, thước gấp bằng thực tế 
?.3. Cho học sinh thực hiện tại chỗ 
Độ dài của hai đoạn thẳng đó
AB = CD
 AB < EF, CD < EF 
 Hay EF > AB, EF > CD
Là hai đoạn thẳng có độ dài bằng nhau
Khi đoạn thẳng AB có độ dài lớn hơn độ dài của đoạn thẳng CD 
Học sinh thảo luận và trình bày
EF = GH ; AB = IK
EF < CD
a) Thước dây; 
b) Thước gấp
c) Thước xích 
Khoảng 2,5
2. So sánh hai đoạn thẳng 
VD:
 A 2,5cm B
 C 2,5cm D 
 E 3,5cm F
Ta có: AB = CD
 AB < EF, CD < EF 
Hay EF > AB, EF > CD
Nhận xét: 
* Hai đoạn thẳng có độ dài bẳng nhau thì bằng nhau 
* Trong hai đoạn thẳng đoạn thẳng nào có độ dài lớn hơn thì lớn hơn và ngược lại. 
?1 
?3
1 inh-sơ = 2,54 cm
Hoạt động 4 (4 phút)
CỦNG CỐ
Cho học sinh sử dụng thước dây đo chiều rộng và chiều dài lớp học và thước gấp hoặc thước thẳng đo bảng hay một số vật dụng cá nhân.
Học sinh thực hàng đo tại lớp và đo một số dụng cụ cá nhân
Hoạt động 5 (1 phút)
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về xem kĩ lại lý thuyết và các kiến thức đã học trước đó, xem lại kiến thức về điểm nằm giữa 
- Chuẩn bị trước bài 8 tiết sau học.
- BTVN: Bài 41 đến bài 45 Sgk/119.
TUẦN 9
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 9
§8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB?
I. MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
- Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB.
- Nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
2. Kĩ năng:	
- Bước đầu tập trung suy luận dạng: “Nếu có a + b = c và biết hai trong ba số a, b, c thì suy ra số thứ ba”.
3. Thái độ:
- Cẩn thận khi đo đạc các đoạn thẳng và khi cộng các đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: 
- Giáo án, SGK, phấn, thước thẳng có vạch chia. 
2. Học sinh: 
- Vở ghi, dụng cụ học tập, chuẩn bị bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 (10 phút)
KIỂM TRA - ĐẶT VẤN ĐỀ
- Để so sánh hai hay nhiều đoạn thẳng ta làm như thế nào?
- Hãy so sánh hai đoạn thẳng sau:
 A B
 C D
- ĐVĐ: Trong thực tế muốn đo khoảng cách giữa 2 điểm A và B cách xa nhau, ta phải chia AB ra những đoạn bé hơn, đo từng đoạn nhỏ rồi cộng độ dài của chúng. Nhưng khi nào chúng ta có thể cộng được đoạn thẳng. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta làm được điều đó.
HS:
Để so sánh hai hay nhiều đoạn thẳng ta so sánh độ dài của chúng
Đoạn thẳng AB nhỏ hơn đoạn thẳng CD (AB < CD)
Hoạt động 2 (24 phút)
BÀI MỚI
- GV: Em hãy vẽ ba điểm thẳng hàng A ; M ; B sao cho M nằm giữa A ; B.
- GV: Hãy đo độ dài đoạn thẳng AM; MB; AB.
- GV: Gọi một vài HS đứng tại chỗ đọc kết quả của mình.
- GV: So sánh AM + MB ? AB
- GV: Từ kết quả trên hãy nêu nhận xét?
- GV: Cho 2HS đọc nhận xét
- GV nhấn mạnh lại nhận xét.
- Gọi HS đọc ví dụ SGK.
Vận dụng làm bài tập 46, 47.
- GV: Gọi HS đọc đề bài và nêu yêu cầu của bài ra.
- GV: Hướng dẫn HS vẽ hình lên bảng
- GV: Cho cả lớp làm trong vài phút.
- GV: Gọi 1HS lên bảng trình bày bài giải
- GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm. 
- GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho HS.
- Biết M là điểm nằm giữa hai điểm hai điểm A và B. Làm thế nào để đo hai lần, mà biết độ dài của cả ba doạn thẳng AM, MB, AB. Có mấy cách làm ? 
- GV giới thiệu cho học sinh một số dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. 
- Cho học sinh quan sát và thực hiện đo một số khoảng cách trong lớp học.
=> Nhận xét ?
HS vẽ hình và thực hành đo.
HS đứng tại chỗ đọc kết quả.
HS so sánh.
HS rút ra nhận xét.
HS đọc ví dụ SGK.
HS đọc đề bài và vẽ hình.
HS lên bảng trình bày.
HS đứng tại chỗ trả lời.
HS: Ta có thể dùng nhiều dụng cụ để đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất, có thể đo nhiều lần và cộng các kết quả đo lại 
1. Khi nào thì tổng độ dài AM + MB =AB băng độ dài đoạn thẳng AB?
?
AM = ......
MB = .......
AB = ........
AM + MB = AB
* Nhận xét:
“Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa A và B”
*Ví dụ: SGK
Bài tập 46 (SGK)
Vì N nằm giữa I và K nên 
IN + NK = IK
Hay: 3 + 6 = IK
Vậy IK = 9 cm
Bài tập 47 (SGK)
Vì M nằm giữa E và F nên 
EM + MF = EF
Hay 4 +MF = 8
 MF = 8 – 4 
 MF = 4 (cm) 
Vậy EM = MF
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất:
SGK
Hoạt động 3 (10 phút)
CỦNG CỐ - LUYỆN TẬP
? Hãy chỉ ra điều kiện nhận biết một điểm có nằm giữa hai điểm không.
- Cho HS làm bài tập.
HS trả lời và làm bài tập.
Bài 50. SGK
Điểm V nằm giữa hai điểm T và A.
Bài 51. SGK
Ta có TA + VA = VT 
( 1

File đính kèm:

  • dochinhhoc6hkI.doc
Giáo án liên quan