Giáo án Hình học 6 tuần 1
I. MỤC TIÊU:
- Kiến thức: + HS nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng.
+ Hiểu được quan hệ điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng.
- Kĩ năng : + Biết vẽ điểm, đường thẳng.
+ Biết đặt tên điểm, đường thẳng.
+ Biết kí hiệu điểm, đường thẳng.
+ Biết sử dụng kí hiệu ,
+ Quan sát các hình ảnh thực tế.
- Thái độ : Đo, vẽ cẩn thận, chính xác.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIÊN:
- Giáo viên : SGK,SGV,SBT, Thước thẳng, Bảng phụ, phấn mầu.
- Học sinh : SGK, SBT
Ngày soạn: 17/08/ 2014 CHƯƠNG I: ĐOẠN THẲNG Ngày giảng: /08/ 2010 TIẾT 1: ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG I. MỤC TIÊU: - Kiến thức: + HS nắm được hình ảnh của điểm, hình ảnh của đường thẳng. + Hiểu được quan hệ điểm thuộc đường thẳng, không thuộc đường thẳng. - Kĩ năng : + Biết vẽ điểm, đường thẳng. + Biết đặt tên điểm, đường thẳng. + Biết kí hiệu điểm, đường thẳng. + Biết sử dụng kí hiệu Î, + Quan sát các hình ảnh thực tế. - Thái độ : Đo, vẽ cẩn thận, chính xác. II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIÊN: - Giáo viên : SGK,SGV,SBT, Thước thẳng, Bảng phụ, phấn mầu. - Học sinh : SGK, SBT III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: HOẠT ĐỘNG 1 1. Tổ chức: Ổn định kiểm diện sĩ số: 6A: 6B: 2. Kiểm tra bài cũ: Giáo viên giới thiệu chương trình, nội dung, yêu cầu môn học 3. Giới thiệu bài học: Hôm nay chúng ta học về cách vẽ, đặt tên điểm, cách vẽ, đặt tên đường thẳng, nắm vững các ký hiệu để đọc được hình vẽ HOẠT ĐỘNG 2 4. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Điểm - GV vẽ một điểm (1 chấm nhỏ) trên bảng và đặt tên. - GV giới thiệu : Dùng các chữ cái in hoa : A ; B ; C ... để đặt tên cho điểm. - Dùng chữ cái in hoa đặt tên cho điểm. - Một tên chỉ dùng cho một điểm. - Một điểm có thể có nhiều tên. * Quy ước: Nói hai điểm mà không nói gì thêm thì hiểu đó là 2 điểm phân biệt. * Chú ý: Bất cứ hình nào cũng là tập hợp các điểm. 2. Đường thẳng - Làm thế nào để vẽ được một đường thẳng ? Sau khi kéo dài các đường thẳng về hai phía có nhận xét gì ? - Mỗi đường thẳng xác định có bao nhiêu điểm thuộc nó ? Hỏi : Trong hình vẽ sau, có những điểm nào ? Đường thẳng nào ? Điểm nào nằm trên, không nằm trên đường thẳng đã cho ? (Bảng phụ). N M B a A Sợi chỉ căng thẳng, mép bàn, bảng. - Biểu diễn đường thẳng: Dùng nét bút vạch theo mép thước thẳng. - Đặt tên: Dùng chữ cái in thường : a, b, c , m , n .... a b - Học sinh nhận xét. - Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. - Mỗi đường thẳng xác định có vô số điểm thuộc nó. 3.Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng - Giáo viên vẽ hình và yêu cầu học sinh quan sát. - GV nêu các cách nói điểm thuộc đường thẳng và điểm không thuộc đường thẳng như SGK. B d A Điểm A thuộc đường thẳng d : A Î d. Điểm B không thuộc đường thẳng d: B d. HOẠT ĐỘNG 3 4.Luyện tập- Củng cố HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH - Yêu cầu HS làm ? trong SGK. - Làm bài tập 2, 3, 4 SGK. Học sinh trả lời ? C Î a ; E a Học sinh trả lời bài tập. HOẠT ĐỘNG 4; Hoạt động tiếp nối 6. Hướng dẫn về nhà: - Biết vẽ điểm, đặt tên điểm, vẽ đường thẳng. - Biết đọc hình vẽ, nắm vững các quy ước, kí hiệu và hiểu kĩ về nó. - Làm bài tập : 6 , 7 . 1, 2, 3 . 7. Dự kiến kiểm tra đánh giá - Biết đọc hình vẽ, nắm vững các quy ước, kí hiệu và hiểu kĩ về nó. - Làm bài tập : 4 , 5; 3 . Ký duyệt ngày 18/8/2014 Tổ trưởng Đặng Thị Xuân Bình
File đính kèm:
- Tuan 1 Hinh 1.docx