Giáo án Hình học 11 - Tiết 8 bài 8: Phép đồng dạng

TIẾT 8 BÀI 8: PHÉP ĐỒNG DẠNG

 Số tiết : 1

I.Mục tiêu bài học:

Qua bài học HS cần:

1)Về kiến thức:

 - Biết được khái niệm phép đồng dạng; tỉ số đồng dạng.

 - Biết được phép đồng dạng biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm; biến đường thẳng thành đường thẳng; biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó; biến đường tròn có bán kính R thành đường tròn có bán kính k.R.

 - Biết được khái niệm hai hình đồng dạng.

2)Về kỹ năng:

 - Bước đầu vận dụng được phép đồng dạng để giải bài tập.

 - Xác định được phép đồng dạng biến một trong hai đường tròn cho trước thành đường tròn còn lại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 2195 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 - Tiết 8 bài 8: Phép đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 28 tháng 9 năm 2013
TIẾT 8 BÀI 8: PHÉP ĐỒNG DẠNG
 Số tiết : 1	
I.Mục tiêu bài học:
Qua bài học HS cần:
1)Về kiến thức:
 - Biết được khái niệm phép đồng dạng; tỉ số đồng dạng.
 - Biết được phép đồng dạng biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm; biến đường thẳng thành đường thẳng; biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó; biến đường tròn có bán kính R thành đường tròn có bán kính k.R.
 - Biết được khái niệm hai hình đồng dạng.
2)Về kỹ năng:
 - Bước đầu vận dụng được phép đồng dạng để giải bài tập.
 - Xác định được phép đồng dạng biến một trong hai đường tròn cho trước thành đường tròn còn lại.
3)Về tư duy và thái độ:
* Về tư duy: Biết quan sát và phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.
* Về thái độ: Cẩn thận, chính xác, tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
1.Chuẩn bị của GV: Ngoài giáo án, phấn, bảng còn
 - Hệ thống câu hỏi, bài tập ví dụ
 - Thước, phấn màu, compa.
 - Phiếu học tập
2.Chuẩn bị của HS: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,  còn có
 - Chuẩn bị bài cũ, Soạn bài và trả lời các câu hỏi trong các hoạt động của SGK
 - Thước, compa
III. Phương pháp dạy học:
 - Gợi mở, vấn đáp và kết hợp với điều khiển hoạt động nhóm.
IV. Tiến trình bài học:
1. Ổn định tổ chức
 - Kiểm tra sĩ số, kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho tiết học
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Nhắc lại định nghĩa phép vị tự, tính chất phép vị tự. 
 -Cho tam giác ABC, M và N là trung điểm AB, AC. Xác định các tam giác đồng dạng trong hình vẽ. 
3. Bài mới
Hoạt động 1: Định nghĩa phép đồng dạng 
Hoạt động của thầy - của trò
Ghi bảng – Trình chiếu
GV: Nêu định nghĩa phép đồng dạng.
HS: Ghi nhớ định nghĩa. Tìm hiểu các nhận xét trong SGK.
GV: Nêu ví dụ: Cho tam giác ABC, xác định ảnh của nó qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm B tỉ số và phép đối xứng qua trung trực của BC.
HS: Nghe hiểu đề bài, thực hiện nhiệm vụ. Trình bày lời giải. Xác định tỉ số đồng dạng là 
GV: Nhận xét, hoàn thiện lời giải.
I. ĐỊNH NGHĨA
Định nghĩa:
Phép biến hình F là phép đồng dạng tỉ số k nếu với hai điểm M, N bất kỳ:
F(M) = M'
F(N) = N' thì M'N' = k MN
Nhận xét (SGK)
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của phép đối xứng trục.
Hoạt động của thầy - của trò
Ghi bảng – Trình chiếu
GV: Tương tự phép vị tự, ta có thể nêu lên các tính chất nào của phép đồng dạng?
HS: Nêu các tính chất, ghi nhớ.
II. TÍNH CHẤT:
Phép đồng dạng tỉ số k:
a, Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự.
b, Biến đường thẳng thành đường thẳng, tia thành tia.
c, Biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó, biến góc thành góc bằng nó.
d, Biến đường tròn bán kính R thành bán kính R
Hoạt động 3: Định nghĩa hai hình đồng dạng.
Hoạt động của thầy - của trò
Ghi bảng – Trình chiếu
GV: Quay lại VD bài cũ, tam giác AMN và ABC đồng dạng, hãy tìm một phép đồng dạng biến AMN thành ABC?
HS: Phát hiện phép vị tự tâm A tỉ số 2.
GV: Tổng quát nhận xét, nêu định nghĩa hai hình đồng dạng.
Yêu cầu HS áp dụng giải bài tập 2.
HS: Vẽ hình, giải bài tập.
Xác định được phép đồng dạng có được qua thực hiện liên tiếp phép đối xứng tâm I và phép vị tự tâm C tỉ số 2 biến IHDC thành JLHK.
III. HÌNH ĐỒNG DẠNG
Định nghĩa:
Hai hình gọi là đồng dạng nếu có phép đồng dạng biến hình này thành hình kia
Bài tập 2:
4. Củng cố toàn bài: 
 - Khái niệm phép đồng dạng, tính chất, hai hình đồng dạng và biết nhận diện một số phép đồng dạng
5. Hướng dẫn học bài và làm bài tập về nhà: 
 - Bài 3, 4 trang 33.
------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • dochinh11-tiet8.doc