Giáo án Hình học 11 - Nâng cao - Tiết 17b: Đại cương đường thẳng và mặt phẳng

Tiết17:

 ĐẠI CƯƠNG ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG

I. MỤC TIÊU

1.Về kiến thức

 - Nắm vững quy tắc vẽ hình biểu diễn của không gian.

 - Nắm các tính chất thừa nhận của hình học không gian

 - Hình chóp và hình tứ diện

2.Về kĩ năng:

 Giúp học sinh có các kỹ năng:

 Vẽ hình biểu diễn một mặt phẳng, cách vẽ hình biểu diễn của các hình không gian, đạc biệt là cách vẽ hình biểu diễn của hình tứ diện

 Qua đó có kỹ năng xác định các giao tuyến của hai mặt phẳng và ký hiệu mặt phẳng

 Nắm được phương pháp giải các loại toán đơn giản về hình chóp, hình hộp

 

doc4 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 - Nâng cao - Tiết 17b: Đại cương đường thẳng và mặt phẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 7 /9/2007 Ngày giảng: 11/9/2007
Tiết17: 
 đại cương đường thẳng và mặt phẳng
I. Mục tiêu 
1.Về kiến thức
 - Nắm vững quy tắc vẽ hình biểu diễn của không gian. 
 - Nắm các tính chất thừa nhận của hình học không gian
 - Hình chóp và hình tứ diện
2.Về kĩ năng:
 Giúp học sinh có các kỹ năng:
Vẽ hình biểu diễn một mặt phẳng, cách vẽ hình biểu diễn của các hình không gian, đạc biệt là cách vẽ hình biểu diễn của hình tứ diện
Qua đó có kỹ năng xác định các giao tuyến của hai mặt phẳng và ký hiệu mặt phẳng
Nắm được phương pháp giải các loại toán đơn giản về hình chóp, hình hộp 
 3.Về tư duy, thái độ:
Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy các vấn đề của hình học một cách thực tế và có hệ thống	
 - Cẩn thận, chính xác trong lập luận.
 - Tự giác tích cực trong học tập, sáng tạo trong tư duy
 - Hiểu và vận dụng được các định nghĩa tính chất của hình học không gian một cách sáng tạo .
II. Chuẩn bị phương tiện dạy học
 1. Trò :
	- Đồ dùng học tập : thước kẻ, bút, giấy nháp
 - Ôn lại một số kiến thức về hình học phẳng 
2. Thầy: 	- Các bảng phụ và các phiếu học tập.
 	- Đồ dùng dạy học : thước
IV. Tiến trình bài học và các hoạt động
A.kiểm tra Bài cũ 5’
 Câu hỏi 1: Nêu các tính chất được thừa nhận
Câu hỏi 2: Trình bày các cách xác định một mặt phẳng.
Bài mới 
Hoạt động 1: 
4. Tóm tắt bài học
1. A thuộc mp(a) kí hiệu Aẻ, A không thuộc mp(a) kí hiệu Aẽ mp(a).
2. -Đường thẳng được biểu diễn bởi đường thẳng. Đoạn thẳng được biểu diễn bởi đoạn thẳng.
- Hai đường thẳng song song ( hoặc cắt nhau) được biểu diễn bởi hai đường thẳng song song ( hoặc cắt nhau)
- Điểm A thuộc đường thẳng a được biểu diễn bởi một điểm A’ thuộc đường thẳng a’ , trong đó a’ là đường biểu diễn của đường thẳng a.
- Dùng nét vẽ liền để biểu diễn cho những đường trông thấy. Dùng nét đứt đoạn để biểu diễn cho những đường bị che khuất
3. + Tính chất thừa nhận 1
 Có một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt cho trước
+ Tính chất thừa nhận 2
Có một và chỉ một mặt phẳng đi qua ba điểm không thẳng hàng cho trước.
+ Tính chất thừa nhận 3
Tồn tại bốn điểm không cùng nằm trong một mặt phẳng
+ Tính chất thừa nhận 4. 
 Nếu hai mặt phẳng phân biệt có một điểm chung thì chúng có một đường thẳng chung duy nhất chứa tất cả các điểm chung của hai mặt phẳng đó.
+ Tính chất thừa nhận 5. 
Trong mỗi mặt phẳng các kết quả đãbiết của hình học phẳng đều đúng.
Định lý: Nếu một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt của một mặt phẳng thì mọi điểm của đường thẳng đều nằm trong mặt phẳng đó.
4. - Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua ba điểm không thẳng hàng.
- Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua một đường thẳng và một điểm không nằm trên đường thẳng đó.
- Một mặt phẳng được xác định nếu biết nó đi qua hai đường thẳng cắt nhau.
5. Hình chóp
6. Hình tứ diện
Hoạt động 2: Luyện tập củng cố.
Bài 1
 Cho tứ diện ABCD, P thuộc AB, Q thuộc CD, R thuộc BC. Hỹa xác định thiết diện của hình tứ diện khi cắt bởi mặt phẳng (PQR)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Trình chiếu, ghi bảng
Thế nào là thiết diện của một hình?
Tìm các đoạn giao tuyến của (PQR) với các mặt của tứ diện
Có áp dụng được định lý 2 không ? PQ, RS,AC là giao tuyến của mp nào ?
. Câu b có tương tự không ? 
*Gọi hs đọc đề bài . gv vẽ hình 
.Hãy nêu cách xác định giao điểm của đươpngf thẳng với mp ? (PQR)
Vẽ hình suy nghĩ tìm phương án trả lời
Vẽ hình suy nghĩ tìm phương án trả lời
a, PR //AC :
Dễ thấy (PQR) và (ACD) có Q là trung điểm mà PR //AC ị(PQR) ầ(ACD) =x qua Q và x// AC 
gọi E = xầ AD 
ịE=ADầ (PQR)
b,PR cắt AC tại O:
ịO ẻ(PQR) và O ẻ(ACD) 
ịO là một điểm trung của (PQR)và (ACD)
ị(PQR) ầ (ACD)= đường thẳng OQ 
Gọi E= ADầ OQ ịE=AD ầ (PQR)
Hoạt động 3.
Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng A và B thuộc mặt phẳng (P). Khi đó Cẻ(P).
a) Đúng b) Sai
Câu 2: Cho 3 điểm A, B, C thẳng hàng A và B thuộc mặt phẳng (P). Khi đó có duy nhất một mặt phẳng chứa A, B, C.
a) Đúng b) Sai
Câu 3 : Cho 3 điểm A, B, C thuộc mặt phẳng (P) ba điểm A, B, C cũng thuộc mặt phẳng Q . Khi đó A, B và C thẳng hàng
a) Đúng b) Sai
Câu 4 : Cho 3 điểm A, B, C không thẳng hàng thuộc mặt phẳng (P) ba điểm A, B, C cũng thuộc mặt phẳng Q . Khi đó (P) và (Q) trùng nhau.
a) Đúng b) Sai
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau
Câu 1: Cho hình bình hành ABCD và một điểm E ẽ (ABCD) khi đó giao điểm của hai mặt phẳng (ABCD) và (EAC) là
a) A b) C c) AC d) CE
Câu 2: Cho hình bình hành ABCD, I ;à giao điểm của hai đường chéo và một điểm E ẽ (ABCD). Khi đó giao điểm của hai mặt phẳng (ABCD) và (EBD) là
a) B b) D; c) BI; d) CI
Hướng dẫn học và làm bài ở nhà:
Học thuộc các định nghĩa, định lí, tính chất, làm các bài tập 14,15, 16

File đính kèm:

  • docHHNC11-T17b.doc
Giáo án liên quan