Giáo án Hình học 11 - Nâng cao - Tiết 17: Bài tập đại cương đường thẳng và mặt phẳng
Tiết17:
BÀI TẬP ĐẠI CƯƠNG ĐƯỜNG THẲNG VÀ MP
I. MỤC TIÊU
1.Về kiến thức
- Nắm vững quy tắc vẽ hình biểu diễn của không gian.
- Nắm các tính chất thừa nhận của hình học không gian
- Các điều kiện xác định mặt phẳng
- Hình chóp và hình tứ diện
2.Về kĩ năng:
Giúp học sinh có các kỹ năng:
Vẽ hình biểu diễn một mặt phẳng, cách vẽ hình biểu diễn của các hình không gian, đạc biệt là cách vẽ hình biểu diễn của hình tứ diện
Qua đó có kỹ năng xác định các giao tuyến của hai mặt phẳng và ký hiệu mặt phẳng
Nắm được phương pháp giải các loại toán đơn giản về hình chóp, hình hộp
Ngày soạn : 7 /9/2007 Ngày giảng: 11/9/2007 Tiết17: bài tập đại cương đường thẳng và mp I. Mục tiêu 1.Về kiến thức - Nắm vững quy tắc vẽ hình biểu diễn của không gian. - Nắm các tính chất thừa nhận của hình học không gian - Các điều kiện xác định mặt phẳng - Hình chóp và hình tứ diện 2.Về kĩ năng: Giúp học sinh có các kỹ năng: Vẽ hình biểu diễn một mặt phẳng, cách vẽ hình biểu diễn của các hình không gian, đạc biệt là cách vẽ hình biểu diễn của hình tứ diện Qua đó có kỹ năng xác định các giao tuyến của hai mặt phẳng và ký hiệu mặt phẳng Nắm được phương pháp giải các loại toán đơn giản về hình chóp, hình hộp 3.Về tư duy, thái độ: Rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy các vấn đề của hình học một cách thực tế và có hệ thống - Cẩn thận, chính xác trong lập luận. - Tự giác tích cực trong học tập, sáng tạo trong tư duy - Hiểu và vận dụng được các định nghĩa tính chất của hình học không gian một cách sáng tạo . II. Chuẩn bị phương tiện dạy học 1. Trò : - Đồ dùng học tập : thước kẻ, bút, giấy nháp - Ôn lại một số kiến thức về hình học phẳng 2. Thầy: - Các bảng phụ và các phiếu học tập. - Đồ dùng dạy học : thước III. Tiến trình bài học và các hoạt động A.kiểm tra Bài cũ 5’ Câu hỏi: 1.Em hãy nêu các quy tắc vẽ hình biểu diễn của hình không gian 2. Em hãy nêu ba cách xác định một mặt phẳng? Trả lời: 1.Cách vẽ hình biểu diễn của hình không gian: SGK/45 (5 điểm) 2.Ba cách xác định một mặt phẳng (5 điểm) Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua ba điểm không thẳng hàng. Ba điểm A,B C không thẳng hàng xác định mặt phẳng (ABC) Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó đi qua một điểm và chứa một đường thẳng không đi qua điểm đó. Mặt phẳng (A,d) Mặt phẳng được hoàn toàn xác định khi biết nó chứa hai đường thẳng cắt nhau B. nội dung bài Hoạt động 1: chũa Bài 8 ( 5’) HD của GV HĐ của HS Trình chiếu – ghi bảng GV:Gọi HS đọc đề bài 1/53 GV : Vẽ (hoặc chiếu) hình vẽ Dùng phương pháp phản chứng hãy chứng minh + Nếu A,B,C phân biệt Thì 3 điểm đó có nằm trên 1 đường thẳng hay không Vẽ hình , nghiên cứu tìm lời giải Bài 8 Gọi 3 đt thẳng đó là a,b,c Trong đó : aầb= A, bầc= B , a ầ c= C. Ta xét 2 trường hợp : + Nếu A, B, C phân biệt thì theo tiên đề 1 ta sẽ có mp(ABC) và theo tiên đề 2 ta có cả 3 đt a,b,c đều phải thuộc mp(ABC) . Vậy ba đường thẳng cùng nằm trên một mp + Nếu A, B, C phân biệt thì theo tiên đề 1 ta sẽ có mp(ABC) và theo tiên đề 2 ta có cả 3 đt a,b,c đều phải thuộc mp(ABC) . Vậy ba đường thẳng cùng nằm trên một mp Hoạt động 2: chữa bài 13 ( 10’) HD của GV HĐ của HS Trình chiếu – ghi bảng Câu hỏi 2: Em hãy xác định các điểm chung của hai mặt phẳng (BCD) và (DEF)? a)Điểm E và F cùng thuộc mặt phẳng (ABC) đường thẳng EF thuộc mặt phẳng (ABC) b)Tương tự ta có Hoạt động 3: Chữa bài 15 ( 14’) HD của GV HĐ của HS Trình chiếu – ghi bảng Nêu phương pháp tìm Thiết diện Hãy tìm giao tuyến của 2 mp (SAB), (SBD) Tìm giao tuyến của (A’B’C’) với SO Có nhận xét gì về B’O’ Với (A’B’C’) Có những khả năng nào có thể sảy rađối với B’O’ và SD Xác định thiết diện khi cắt bởi (A’B’C’) Nếu D’ là giao điểm của B’O’ và SD thì O’ có thể nằm ngoài SD khi đó thiết diện sẽ là hình gì . HS suy nghĩ quan sát trên hình vẽ và trả lời HS suy nghĩ quan sát trên hình vẽ và trả lời HS suy nghĩ quan sát trên hình vẽ và trả lời HS suy nghĩ quan sát trên hình vẽ và trả lời Kí hiệu O là giao của hai đường chéo AC và BD. Gọi O’ là giao điểm của A’C’ và SO. D’ là giao điểm của B’O’ và SD. Nếu D’ thuộc đoạn SD thì thiết diện là tứ giác A’B’C’D’ B, Nếu D’ nằm trên SD kéo dài của SD ta gọi E là giao của C’D’ với CD, F là giao của A’D’ với AD thì thiết diện là ngũ giác A’B’C’EF. Hoạt động 4 Hướng dẫn bài số 16 ( 10’) HD của GV HĐ của HS Trình chiếu – ghi bảng Hướng dẫn học sinh vẽ hinh Ghi gt kết luận SO nằm trong những mp nào? Có nhận xét gì về vj trí tương đối của SO và BM Hãy xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi ABM vẽ hình chú ý nghe gíao viên gợi ý suy nghĩ trả lời SO nằm trong những mp(SAC) và (SBN) KL: SO = (SAC) ầ(SBM) BM và SO cùng nằm trong mặt phẳng SBM hơn nữa chúng cắt nhau tại điểm I Suy nghĩ tìm lời giải Gọi N = SMầCD;O= ACBN Ta thấy SO = (SAC) ầ(SBM) Trong mặt phẳng ( SBM) đường thẳng BM cắt SO tại I. Ta có I = BMầ(SAC). Trong mặt phẳng (SAC), đường thẳng AI cắt SC tại P. ta có P và M là hai điểm chung của mặt phẳng (ABM) và mp(SCD). Vậy(ABM) ầ(SCD)=PM. Đường thẳng PM cắt SD tại Q. Thiết diện của hình chóp khi cắt bởi mặt phẳng (ABM) là tứ giác ABPQ. C.Hướng dẫn, dặn dò học sinh:(1') Hướng dẫn học : Hiểu ĐN , nắm được cách vẽ hình chóp . Xem kĩ các VD và làm hoàn thiện các bài tập : 2,3,4,6,7 trang 54 SGK
File đính kèm:
- HHNC11-T17.doc