Giáo án Hình học 11 nâng cao tiết 11 §7: Phép đồng dạng

Tiết: 11

§7. PHÉP ĐỒNG DẠNG

I)Mục tiêu:

1)Kiến thức:

 -Định nghĩa phép đồng dạng; định lí; hai hình đồng dạng.

2)Kĩ năng:

-Học sinh nắm vững các khái niệm trên, qua đó giải được vài bài tập về phép đồng dạng.

3)Thái độ: tích cực, hứng thú trong học tập.

II)Phương pháp dạy học:

 Gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm.

III)Chuẩn bị:

 GV: SGK, SGV, Bồi dưỡng hình học 11.

 HS: đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị các dụng cụ học tập, ôn bài.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 nâng cao tiết 11 §7: Phép đồng dạng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết: 11
§7. PHÉP ĐỒNG DẠNG
I)Mục tiêu:
1)Kiến thức:
	-Định nghĩa phép đồng dạng; định lí; hai hình đồng dạng.
2)Kĩ năng: 
-Học sinh nắm vững các khái niệm trên, qua đó giải được vài bài tập về phép đồng dạng.
3)Thái độ: tích cực, hứng thú trong học tập.
II)Phương pháp dạy học:
	Gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm.
III)Chuẩn bị:
	GV: SGK, SGV, Bồi dưỡng hình học 11.
	HS: đọc trước bài ở nhà, chuẩn bị các dụng cụ học tập, ôn bài.
IV)Tiến trình lên lớp:
1)Kiểm tra bài cũ: không
2)Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV giới thiệu: Ta đã học về phép vị tự và phép dời hình. Phép đồng dạng là hợp thành từ hai phép trên. ® Đn.
 ? Phép dời hình và phép vị tự có phải là những phép đồng dạng hay không ? nếu có thì tỉ số đồng dạng là bao nhiêu ?
à Nhận xét:
 +Phép vị tự với tỉ số k > 0 là phép đồng dạng.
 +Phép dời hình là phép đồng dạng với tỉ số k = 1.
-GV giới thiệu định lí và hệ quả.
 ? Có phải mọi phép đồng dạng đều biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó hay không?
-Gv treo hình 26 (trang 31).
à Giới thiệu đn 2 hình đồng dạng.
*Vài bài tập:
1)BT31 (trang 31)
-GV hướng dẫn HS chứng minh: Phép đồng dạng F biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì trọng tâm tam giác ABC biến thành trọng tâm tam giác A’B’C’.
Gọi D là trung điểm đoạn BC thì phép đồng dạng F biến điểm D thành trung điểm D’ của đoạn B’C’.
Trung tuyến AD của ABC biến thành trung tuyến A’D’ của A’B’C’.
Tương tự, đối với trung tuyến thứ 2.
Đpcm
Tương tự, cm 2 câu còn lại.
2) Cho (O) và (O’) cắt nhau tại hai điểm A, A’. Một đường thẳng qua A’ cắt (O) tại điểm M và cắt (O’) tại M’. Chỉ rõ phép đồng dạng biến M à M’ ?
GV gọi 1 nhóm trình bày rồi sửa.
-HS đọc định nghĩa (SGK trang 30)
-Các nhóm thảo luận, trả lời.
-HS đọc định lí và hệ quả (trang 30)
-Các nhóm thảo luận, trả lời.
-Các nhóm thảo luận, chứng minh.
--Các nhóm thảo luận.
Ta có: 
Ta cũng có: 
Vậy phép đồng dạng tâm A, góc OAO’ và tỉ số biến điểm M thành M’
*Củng cố: Trong các mệnh đề sau, mệnh đề nào sai ?
	A. Phép dời hình là một phép đồng dạng.
	B. Phép vị tự là một phép đồng dạng.
	C. Phép đồng dạng là một phép dời hình.
*Về nhà: làm bài tập 32-33 (trang 32)

File đính kèm:

  • docTiet 11-Phepdongdang.doc