Giáo án Hình học 11 - Kì I

Chương 1

PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG

TRONG MẶT PHẲNG

Phần 1

GIỚI THIỆU CHUNG

I. CẤU TẠO CHƯƠNG TRÌNH.

§1. Phép biến hình.

§2. Phép tịnh tiến.

§3. Phép đối xứng trục.

§4. Phép đối xứng tâm.

§5. Phép quay.

§6. Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau.

§7. Phép tự vị.

§8. Phép đồng dạng.

 Câu hỏi và bài tập ôn tập chương I.

1. Mục đích của chương.

 Chương 1 nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về các phép dời hình và các phép đồng dạng trong mặt phẳng, đặc biệt là các tính chất của nó. Học xong chương này yêu cầu học sinh nắm được các yêu cầu sau:

* Các định nghĩa phép dời hình: Khái niệm về phép biến hình, phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, đối xứng tâm, phép vị tự, phép quay và phép đồng dạng.

* Các tính chất và biểu thức tọa độ của phép tịnh tiến, phép đối xứng trục, đối xứng tâm, phép vị tự, các tính chất của phép quay.

* Trục đối xứng và tâm đối xứng của một hình.

 

doc109 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 11 - Kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỏi 1
A’M’ = kAM, M’B’= kMB, A’B’= kAB.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Vì AM= MB nên kAM = kMB hay A’M’ = M’B’.
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
GV cho HS tự kết luận.
* Gv nêu chú ý trong SGK.
	Phép đồng dạng biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì cũng biến trọng tâm, trực tâm, tâm các đường tròn nội, ngoại tiếp của tam giác ABC tương ứng thành trọng tâm, trực tâm, tâm các đường tròn nội, ngoại tiếp của tam giác A’B’C’.
* GV đưa ra các câu hỏi nhằm củng cố phần này.
H4. Vì sao phép đồng dạng biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó.
H5. Vì sao phép đồng dạng biến góc thành góc bằng nó. 
HOẠT ĐỘNG 3
3. Hình đồng dạng.
* Đặt vấn đề:
H6. Cho hai đường tròn bất kì, liệu có một phép biến hình nào biến đường tròn này thành đường tròn kia?
GV nêu định nghĩa:
	Hai hình được gọi là đồng dạng nếu có một phép đồng dạng biến hình này thành hình kia.
* Nêu ví dụ 2 trong SGK, sau đó nêu một số câu hỏi sau:
H7. Nêu một vài ví dụ về hình đồng dạng mà em biết.
H8. Có thể có hai tứ giác đồng dạng hay không? Nêu ví dụ.
* GV nêu ví dụ 3 và cho HS tự thực hiện bằng cách nêu các câu hỏi sau:
H9. Hãy thành lập và so sánh tỉ số sau:
, , và 
H10. Kết luận
Thực hiện 5 trong 5 phút.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Câu hỏi 1
Viết các biểu thức đồng dạng.
Câu hỏi 2
Vì M là trung điểm AB, hãy so sánh A’M’ và M’B’.
Câu hỏi 3
Hãy kết luận.
Gợi ý trả lời câu hỏi 1
A’M’ = kAM, M’B’= kMB, A’B’= kAB.
Gợi ý trả lời câu hỏi 2
Vì AM= MB nên kAM = kMB hay A’M’ = M’B’.
Gợi ý trả lời câu hỏi 3
GV cho HS tự kết luận.
HOẠT ĐỘNG 4
TÓM TẮT BÀI HỌC
1. Phép biến hình F được gọi là phép đồng dạng tỉ số k ( k > 0) nếu hai điểm M, N bất kì có ảnh là M’, N’ thì M’N’ = kMN.
2. Phép đồng dạng
* Phép dời hình là phép đồng dạng tỉ số 1.
	* Phép vị tỉ số k là phép đồng dạng tỉ số 
	* Nếu thực hiện liên tiếp hai phép đồng dạng tỉ số k và tỉ số p thì ta được phép đồng dạng tỉ số kp.
3. Phép đồng dạng
	* Biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng và bảo toàn thứ tự giữa các điểm đó.
	* Biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó, biến tia thành tia, biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng.
	* Biến tam giác thành tam giác đồng dạng với nó, biến góc thành góc bằng nó.
	* Biến đường tròn bán kính R thành đường tròn có cùng bán kính kR.
4. Phép đồng dạng biến tam giác ABC thành tam giác A’B’C’ thì cũng biến trọng tâm, trực tâm, tâm các đường tròn nội, ngoại tiếp của tam giác ABC tương ứng thành trọng tâm, trực tâm, tâm các đường tròn nội, ngoại tiếp của tam giác A’B’C’.
HOẠT ĐỘNG 5
MỘT SỐ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 
Câu 1. Hãy điền đúng, sai vào các ô trống sau đây:
a) Phép đồng dạng biến đoạn thẳng thành đoạn thẳng bằng nó.
b) Phép đồng dạng biến đường thẳng thành đường thẳng song song hoặc trùng với nó.
c) Phép đồng dạng biến tứ giác thành tứ giác bằng nó.
d) Phép đồng dạng biến đường tròn thành chính nó.
Trả lời 
a
b
c
d
S
Đ
S
S
Câu 2. Hãy điền đúng, sai vào các ô trống sau đây:
a) Phép biến hình không làm thay đổi khoảng cách là phép đồng dạng.
b) Phép quay, phép đối xứng trục, phép đối xứng tâm và đồng dạng hình cùng bảo toàn khoảng cách giữa hai điểm.
c) Phép biến hình biến đường tròn thành đường tròn bằng nó là phép đồng dạng.
d) Hai đường tròn bất kì luôn có phép đồng dạng biến đường tròn này thành đường tròn kia.
Trả lời 
a
b
c
d
S
S
Đ
Đ
Câu 3. Hãy điền vào chỗ trống sau
	a) Mọi phép đồng dạng đều biến đường tròn thành 
	b) Khi k= 1, phép đồng dạng tự là phép 
	c) Phép đối xứng tâm là phép đồng dạng tỉ số 
	d) Phép đối xứng trục là phép đồng dạng tỉ số  
Trả lời 
a
b
c
d
Đường tròn
Đồng nhất
1
1
Chọn câu trả lời đúng trong các bài tập sau:
Câu 4. Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Phép đồng dạng tỉ số k biến B thành M, C thành N. Khi đó k bằng:
	(a) 2	(b) –2	(c) 	(d) -
Trả lời. (c)
Câu 5. Cho tam giác ABC. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AB và AC. Phép đồng dạng tỉ số k biến M thành B, N thành C. Khi đó k bằng:
	(a) 2	(b) –2	(c) 	(d) -
Trả lời. (c)
Câu 6. Cho hình bình hành ABCD. Gọi M, N, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD và DA. Phép biến hình biến hình bình hành ABCD thành hình bình hành MNEF là:
	a) Phép đồng dạng; 
	b) Phép vị tự.
	c) Phép quay;
	d) Không phải là phép đồng dạng. 
Trả lời. (d).
Câu 7. Cho hình bình hành ABCD. Gọi M, N, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD và DA. Phép biến hình biến M thành N, F thành E là phép đồng dạng tỉ số k bằng:
(a) 1	(b) –1	(c) 	(d) -.
Trả lời.(a)
Câu 8. Cho hình bình hành ABCD. Gọi M, N, E, F lần lượt là trung điểm của các cạnh AB, BC, CD và DA. Phép biến hình biến M thành B, F thành D là phép đồng dạng tỉ số k bằng:
(a) 1	(b) –1	(c) 	(d) -.
Trả lời.(c)
HOẠT ĐỘNG 6
HƯỚNG DẪN BÀI TẬP SGK
1. Qua phép vị tự tâm B tỉ số thì A biến thành A’ là trung điểm của AB, C biến thành C’ là trung điểm của AC.
Qua phép đối xứng trục d là đường trung trực của AB: B biến thành C, C biến thành C’ và A’ biến thành A” như hình vẽ
2. Hai hình thang này đồng dạng vì tồn tại phép đồng dạng tỉ số biến hình thang JLKI thành hình thang IHDC.
3. Sau phép quay một góc 450 tâm O 
thì (I) biến thành ( I’) với I’(; 0). 
Qua phép vị tự tâm O, tỉ số thì ( I’) 
biến thành ( I”) với I”(2; 0) và bán kính 2.
Từ đó ta có phương trình đường tròn ( I”; 2).
4. Rõ ràng hai tam giác này đồng dạng tỉ số 
Ôn tập chương I ( tiết 1)
TIÊU I. MỤC
1. Kiến thức
HS nắm được:
	1. Khái niệm phép biến hình: Đồng nhất, phép tịnh tiến, phép đối xứng tâm, phép đối xứng trục, phép quay, phép vị tự, phép đồng dạng và các tính chất của các phép biến hình này.
	2. Tìm được mối quan hệ giữa các phép biến hình, từ đó tìm ra được những tính chất chung và riêng.
	3. HS sau khi học xong phải nằm vững và vận dụng được những kiến thức này trong việc giải các bài tập.
2. Kĩ năng.
- Tìm ảnh của một điểm, ảnh của một hình qua phép biến hình nào đó.
- Thực hiện được nhiều phép biến hình liên tiếp.
3. Thái độ
- Liên hệ với nhiều vấn đề có trong thực tế với phép biến hình.
- Có nhiều sáng tạo trong hình học.
- Hứng thú trong học tập, tích cực phát huy tính độc lập trong học tập.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
1. Chuẩn bị của GV.
* Chuẩn bị ôn tập toàn bộ kiến thức trong chương.
* Chuẩn bị một đến hai bài kiểm tra.
* Cho HS kiểm tra và chấm, trả bài.
2. Chuẩn bị của HS
	Ôn tập toàn bộ kiến thức trong chương, giải và trả lời các câu hỏi bài tập trong chương.
III. PHÂN PHỐI THỜI LƯỢNG
	Bài này chia làm 2 tiết:
Tiết 1: ôn tập.
Tiết 2: kiểm tra 1 tiết.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Câu hỏi 1.
	Em hãy nhắc lại: định nghĩa của phép biến hình.
Câu hỏi 2.
	Mối quan hệ giữa phép dời hình và phép vị tự.
Câu hỏi 3.
	Mối quan hệ giữa phép đồng dạng và phép vị tự.
B. BÀI MỚI
HOẠT ĐỘNG 1
1. Ôn tập kiến thức cơ bản trong chương.
a) Trả lời các câu hỏi ôn tập chương:
GV cho HS trả lời ra giấy, sau đó cho HS đối chiếu với sách GV xem mình trả lời đúng hay sai và chiếm bao nhiêu giữa đúng và sai.
b) Câu hỏi trắc nghiệm nhằm ôn tập kiến thức:
GV nên đưa ra một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm nhằm ôn tập toàn bộ kiến thức trong chương.
Sau đây xin giới thiệu một số câu hỏi:
Hãy khoanh tròn câu đúng, sai trong các câu hỏi sau mà em cho là hợp lí.
Câu 1. Phép đồng nhất biến mọi hình thành chính nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 2. Phép tịnh tiến biến mọi hình thành chính nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 3. Phép tịnh tiến biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 4. Phép tịnh tiến biến góc thành góc bằng nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 5. Phép tịnh tiến biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 6. Phép đối xứng tâm biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 7. Phép đối xứng tâm biến góc thành góc bằng nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 8. Phép đối xứng trục biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 9. Phép đối xứng trục biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 10. Phép đối xứng trục biến góc thành góc bằng nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 11. Phép đối xứng trục biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 12. Phép quay biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 10. Phép quay biến góc thành góc bằng nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 11. Phép quay biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 13. Phép vị tự biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 14. Phép vị tự biến góc thành góc bằng nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 15. Phép vị tự biến đường tròn thành đường tròn bằng nó.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 16. Phép đồng dạng biến ba điểm thẳng hàng thành ba điểm thẳng hàng.
	(a) Đúng 	(b) Sai
Câu 17. Phép đồng dạng biến góc thành góc 

File đính kèm:

  • docGiao an hinh hoc 11.doc