Giáo án Hình học 11 (Hai cột) tiết 23: Ôn tập chương II

Tiết PPCT: 23

Ngày dạy: ___/__/_____

ÔN TẬP CHƯƠNG II

1. Mục tiêu:

a. Kiến thức: Giúp học sinh nắm:

- Ôn tập và khắc sâu được kiến thức về xác định mặt phẳng, xác định giao tuyến, giao điểm

b. Kĩ năng:

- Kĩ năng vẽ hình biểu diễn, kĩ năng giải toán tốt

c. Thái độ:

 - Tự tin và có lập trường khi thế giới quan về môi trường sống được nâng cao thêm một bước . (Thông qua hình học không gian, có thể tiếp cận được môi trường xung quanh và nhìn nhận chúng chính xác hơn)

2. Chuẩn bị:

a. Giáo viên:

- Sách giáo khoa.

- Tài liệu hướng dẫn giảng dạy toán lớp 11.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 730 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 (Hai cột) tiết 23: Ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 23
Ngày dạy: ___/__/_____
ÔN TẬP CHƯƠNG II
1. Mục tiêu: 
a. Kiến thức: Giúp học sinh nắm: 
- Ôn tập và khắc sâu được kiến thức về xác định mặt phẳng, xác định giao tuyến, giao điểm
b. Kĩ năng:
- Kĩ năng vẽ hình biểu diễn, kĩ năng giải toán tốt
c. Thái độ:
	- Tự tin và có lập trường khi thế giới quan về môi trường sống được nâng cao thêm một bước . (Thông qua hình học không gian, có thể tiếp cận được môi trường xung quanh và nhìn nhận chúng chính xác hơn)
2. Chuẩn bị:
a. Giáo viên:
- Sách giáo khoa.
- Tài liệu hướng dẫn giảng dạy toán lớp 11.
b. Học sinh:
- Xem cách giải và giải trước.
3. Phương pháp dạy học:
	- Gợi mở, vấn đáp.
	- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Thực hành giải toán
4. Tiến trình :
4.1 Ổn định tổ chức: Kiểm diện.
4.2 Kiểm tra bài cũ: (lồng vào trong ôn tập)
4.3 Giảng bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: câu hỏi ôn tập chương II
GV: Yêu cầu HS lần lượt trả lời câu 1-7/77
HS: Trả lời
GV: Nhận xét chung .
Hoạt động 2: Bài tập ôn tập chương II
GV: - Gọi một học sinh tóm tắt bài toán và vẽ hình biểu diễn.
GV: Gọi 3 học sinh lần lượt chữa 3 phần a, b, c.
GV: Củng cố: Cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.
HS: - Vẽ hình biểu diễn và giải
GV: - Phát vấn: Dựng thiết diện của một mặt phẳng với một khối hình học ?
GV: Gọi một học sinh thực hiện bài tập.
HS: Giải 
GV: Củng cố: Dựng thiết diện tạo bởi mặt phẳng với đa diện.
GV: Uốn nắn những sai sót khi trình bày lời giải của học sinh, sai sót về hình vẽ.
GV: 
- Gọi một học sinh tóm tắt bài toán và vẽ hình biểu diễn.
- Gọi 3 học sinh lần lượt chữa 3 phần a, b, c.
- Củng cố: Cách tìm giao tuyến của hai mặt phẳng, tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.
- Uốn nắn cách biểu đạt của học sinh.
HS: Vẽ hình, giải 
I. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG II: SGK/77
II. BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG II: SGK/77-78
Bài 1/77
Cho hai hình thang ABCD và ABEF có chung đáy lớn AB và không cùng nằm trong một mặt phẳng.
a) Tìm giao tuyến của các cặp mặt phẳng sau: (AEC) và ( BFD ); ( BCE ) và ( ADF ).
b) Lấy M là điểm thuộc đoạn DF. Tìm giao điểm của đường thẳng AM và mặt phẳng (BCE ).
c) Chứng minh hai đường thẳng AC và BF là hai đường thẳng không cắt nhau.
Giải
a) Gọi G = AC Ç BD; H = AE Ç BF. Ta có:
( AEC ) Ç ( BFD ) = HG. 
Tương tự gọi I = AD Ç BC; 
K = AF Ç BE 
ta có (BCE ) Ç ( ADF ) = IK.
b) Gọi N = AM Ç IK 
thì N = AM Ç (BCE )
c) Giả sử AC và BF cắt nhau thì 2 hình thang đã cho cùng thuộc một mặt phẳng: mâu thuẫn.
Bài 2/77
Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N và P theo thứ tự là trung điểm của đoạn SA, BC và CD. Tìm thiết diện của hình chóp khi nó bị cắt bởi mặt phẳng ( MNP ).
Gọi O là tâm của hình bình hành, hãy tìm giao điểm của đường thẳng SO với mặt phẳng (MNP ).
Giải
Gọi E = AD Ç NP; F = AB Ç NP; R = SD Ç ME Q = SB Ç MF. Thiết diện là ngũ giác NPQMR.
Gọi H = NP Ç AC; I = SO Ç MH ta có:
 I = SO Ç ( MNP ).
Bài 3/77
Cho hình chóp đỉnh S có đáy là hình thang ABCD với AB là đáy lớn. Gọi M và N theo thứ tự là trung điểm của các cạnh SB và SC.
a) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAD) và ( SBC ).
b) Tìm giao điểm của đường thẳng SD với mặt phẳng ( AMN ).
c) Tìm thiết diện của hình chóp S.ABCD cát bởi mặt phẳng ( AMN ).
Giải 
a) Gọi E = AD Ç BC. 
Ta có ( SAD ) Ç ( SBC ) = SE.
b) Gọi F = SE Ç MN; P = SD Ç AE. Ta có:
P = SD Ç ( AMN )
c) Thiết diện là tứ giác AMNP
4.4 Củng cố và luyện tập:	
- Cho học sinh nhắc lại các tính chất đã sử dụng giải toán.
4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:
- Xem l¹i bµi.
- Chuẩn bị tiết sau ôn tiếp.
- Soạn bài “Vectơ trong không gian”.
- Ôn lại các khái niệm của véctơ trong mặt phẳng: 
+ Định nghĩa, giá, độ lớn.
+ Hai véc tơ cùng phương, cùng hướng. Hai véctơ bằng nhau.
+ Các phép toán cộng, trừ hai véc tơ. Nhân véctơ với một số. Nhân vô hướng hai véctơ.
5. Rút kinh nghiệm: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

File đính kèm:

  • docHH11_Tiet 23.doc