Giáo án Hình học 11 cơ bản tiết 26: Câu hỏi và bài tập ôn tập chương II

Tiết 26: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG II

I. Mục tiêu:

 1. Về kiến thức:

 Ôn tập và củng cố các kiến thức:

- Khái niệm mặt phẳng, các cách xác định mặt phẳng, định nghĩa hình chóp và tứ diện.

- Định nghĩa đường thẳng song song, đường thẳng chéo nhau trong không gian, các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.

- Đường thẳng song sọng với mặt phẳng.

 2.Về kĩ năng:

 - Biết cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.

- Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng.

- Chứng minh hai đường thẳng song song.

 3. Về tư duy và thái độ:

- Rèn luyện tư duy trí tưởng tượng không gian và tư duy logic.

- Tích cực hứng thú trong nhận thức tri thức mới.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 607 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 cơ bản tiết 26: Câu hỏi và bài tập ôn tập chương II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 26: CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG II 
I. Mục tiêu:
	1. Về kiến thức:
	Ôn tập và củng cố các kiến thức:
- Khái niệm mặt phẳng, các cách xác định mặt phẳng, định nghĩa hình chóp và tứ diện.
- Định nghĩa đường thẳng song song, đường thẳng chéo nhau trong không gian, các vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian.
- Đường thẳng song sọng với mặt phẳng.
 2.Về kĩ năng:
	- Biết cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng, giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng.
- Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng.
- Chứng minh hai đường thẳng song song.
	3. Về tư duy và thái độ:
- Rèn luyện tư duy trí tưởng tượng không gian và tư duy logic.
- Tích cực hứng thú trong nhận thức tri thức mới.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
	+ Giáo viên:
- Soạn giáo án, bảng phụ.
	- Dụng cụ giảng dạy: phấn màu, thước kẻ...
	+ Học sinh:
- Kiến thức đã học, chuẩn bị các bài tập trong phần ôn tập chương.
III. Phương pháp:
	Sử dụng phương pháp gợi mở, vấn đáp, nêu vấn đề kết hợp với giải quyết vấn đề và luyện tập.
IV. Tiến trình bài dạy:
 1. Ổn định lớp:
	 Kiểm tra vệ sinh và sỉ số vắng của lớp
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Kết hợp trong quá trình giảng dạy
	 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Ôn tập và củng cố các kiến thức đã học trong chương II
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
+ Gv tổ chức cho học sinh ôn tập các kiến thức trong chương II qua hệ thống câu hỏi:
H: Nêu các cách xác định một mặt phẳng đã học?
H: Nêu vị trí tương đối của hai đường thẳng trong không gian?
H: Nêu vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng?
+ Gv cho hs nhận xét và bổ xung nêu cần
+ Gv nhận xét, chính xác hóa và cho điểm thưởng phạt
+ Hs ôn tập lại các kiến thức thông qua việc trả lời câu hỏi của giáo viên.
+ Học sinh trả lời các câu hỏi của giáo viên.
+ Hs khác nhận xét câu trả lời của bạn mình.
+ Hs củng cố và ghi nhớ các kiến thức đã học trong chương II
Gv tóm tắt các kiến thức quan trong đã học trong chương II.
1. Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng:
 + Hình biểu diễn
 + Các tính chất từ 1 6
 + Các cách xác định mặt phẳng.
 + Đn hình chóp và tứ diện
2. Hai đường thẳng chéo nhau và hai đường thẳng song song:
 + Vị trí tương đối của hai đường thẳng 
 t rong không gian.
 + Tính chất.
3. Đường thẳng và mặt phẳng song song:
 + Vị trí tương đối của đường thẳng và 
 mặt phẳng.
 + Tính chất.
Hoạt động 2: Ôn tập các kỹ năng đã học trong chương.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
+ Gv ra bài tập:
Bài tập 3 sgk trang 77 – 78
H: Nêu phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng?
+ Gv gọi hs lên bảng giải câu a.
H: Nêu phương pháp tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng?
+ Gv gọi hs lên bảng giải câu b.
H: Nêu phương pháp tìm thiết diện của một mặt phẳng và hình chóp?
+ Gv gọi hs lên bảng giải câu c.
+ Gv gọi hs nhận xét bài làm của bạn mình.
+ Gv nhận xét, chỉnh sửa và chính xác hóa
+ Hs suy nghĩ cách giải bài tập giáo viên ra.
+ Tìm hai điểm chung của hai mặt phẳng đó.
+ Hs lên bảng giải câu a.
+ Tìm giao điểm của đường thẳng đã cho với một đường thẳng chứa trong mặt phẳng đã cho.
+ Tìm giao tuyến của mp đã cho với các mặt của hình chóp theo các giao tuyến tạo thành một đa giác. Đó chính là thiết diện của mặt phẳng và hình chóp.
Bài tập 3 sgk trang 77 – 78
a. Trong mp (ABCD), kéo dài AD và BC cắt nhau tại E. Khi đó: 
b. Trong mp (SBE), kéo dài MN cắt SE tại F. khi đó: 
Trong mp (SAE), SD cắt AF tại P.
Vậy .
c. Mp (AMN) cắt (SAB), (SBC), (SCD) và (SAD) lần lượt theo các giao tuyến AM, MN, NP và PA. Vây thiết diện của (AMN) với hình chóp S.ABCD là tứ giác AMNP.
3.Củng cố: 
H: Nêu phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng?
	H: Nêu phương pháp tìm giao tuyến của hai mặt phẳng?
	H: Nêu phương pháp tìm thiết diện của một mặt phẳng và hình chóp?
	H: Nêu vị trí tương đối của đường thẳng a và mp() trong không gian?
	H: Nêu phương pháp chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng?
4.Dặn dò: 
	+ BTVN Bài 1, 2 sgk trang 77.
Rút kinh nghiệm:
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docTOAN HINH CAU HOI VA BAI TAP ON TAP CHUONG II.doc