Giáo án Hình học 11 - Chương 1 - Trường THPT Thị xã Mường Lay

CHƯƠNG I: PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG

$1. PHÉP BIẾN HÌNH

A. Chuẩn kiến thức kỹ năng:

1. Về kiến thức:

+) Nắm được định nghĩa phép biến hình, một số thuật ngữ và kí hiệu liên quan đến nó.

2. Về kỹ năng:

+) Dựng ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho.

+) Vận dụng giải bài tập.

B. Kiến thức cơ bản:

1. Định nghĩa phép biến hình.

2. Thuật ngữ và ký hiệu liên quan.

C. Câu hỏi học thuộc:

Câu 1: Thế nào là phép biến hình?

Câu 2: Thế nào là ảnh của một điểm? một hình qua một phép biến hình?

D. Câu hỏi vận dụng:

Câu 1: Nêu phương pháp chứng minh một quy tắc đặt tương ứng trong mặt phẳng là một phép biến hình?

Câu 2: Để chứng minh hình H’ là ảnh của hình H ta làm như thế nào?

Câu 3: Nêu phương pháp chứng minh một quy tắc đặt tương ứng trong mặt phẳng không phải là một phép biến hình?

 

doc23 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 725 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hình học 11 - Chương 1 - Trường THPT Thị xã Mường Lay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Câu hỏi vận dụng:
Phép vị tự xác định khi nào?
Cách xác định ảnh của một điểm, một đường thẳng, một đường tròn qua phép vị tự tâm O tỉ số k trong cả hai trường hợp k 0?
Bài tập vận dụng:
Dạng 1: Xác định ảnh của một hình qua phép vị tự.
Bài 1: Cho điểm O và ba điểm không thẳng hàng A, B, C. Dựng ảnh của điểm A, đoạn thẳng AB, Tam giác ABC qua phép vị tự tâm O tỉ số 2.
Bài 2: Cho tam giác ABC có ba góc nhọn và H là trực tâm. Tìm ảnh của tam giác ABC qua phép vị tự tâm H tỉ số .
Bài 3: Dựng ảnh của đường tròn (I; 2) qua phép vị tự tâm O tỉ số 3.
Bài 4: Trong mặt phẳng Oxy cho đường thẳng d có phương trình 3x + 2y– 6= 0 Viết phương trình đường thẳng d’ là ảnh của đường thẳng d qua phép vị tự tâm O tỉ số -2.
Dạng 2: Tìm tâm vị tự của hai đường tròn.
Bài 2 trang 29 – SGK.
$8. PHÉP ĐỒNG DẠNG
Chuẩn kiến thức kỹ năng:
Kiến thức: Biết được:
+) Khái niệm về phép đồng dạng;
+) Tính chất của phép đồng dạng
+) Khái niệm hai hình đồng dạng
Kĩ nămg:
+) Vậng dụng giải toán.
Kiến thức cơ bản:
Định nghĩa, nhận xét(Chú ý nhận xét 3), ví dụ minh họa
Tính chất, chú ý
Hình đồng dạng, ví dụ minh họa.
Câu hỏi học thuộc:
Khái niệm phép đồng dạng? 
Nêu tính chất của phép đồng dạng?
Khái niệm về hai hình đồng dạng?
Câu hỏi vận dụng:
Lấy ví dụ thực tế minh họa phép đồng dạng?
Nêu cách xác định ảnh của một hình qua phép đồng dạng?
Phát biểu: “ Phép vị tự tỉ số k là phép đồng dạng tỉ số k ” đúng hay sai? Tại sao?
Khi cho phép đồng dạng tỉ số k, em có nhận xét gì về k? Hãy tính giá trị của k?
Khi cho hình H’ là ảnh của hình H qua phép đồng dạng tỉ số k, em có kết luận gí về H và H’?
Nêu cách chứng minh hai hình đồng dạng?
Bài tập vận dụng:
Dạng 1: Xác định ảnh của một hình qua phép đồng dạng
Bài 1: Cho tam giác ABC. Xác định ảnh của nó qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm B tỉ số và phép đx qua đường trung trực của BC.
Bài 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho đường thẳng d có phương trình:
 x + y – 2 = 0. Viết phương trình đường trẳng d’ là ảnh của d qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O tỉ số và phép quay tâm O góc – 450.
Bài 3: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho điểm I(1 ; 1) và đường tròn tâm I bán kính 2. Viết phương trình của đường tròn là ảnh của đường tròn trên qua phép đồng dạng có được bằng cách thực hiện liên tiếp phép vị tự tâm O, tỉ số và phép quay tâm O, góc 450.
	Dạng 2: Chứng minh hai hình đồng dạng với nhau.
	Bài 1: Cho hình chữ nhật ABCD, AC và BD cắt nhau tại I. Gọi H, K, L và J lần lượt là trung điểm của AD, BC, KC và IC. Chứng minh hai hình thang JLKI và IHDC đồng dạng với nhau.
	Bài 2: Cho tam giác ABC vuông tại A, AH là đường cao kẻ từ A. Tìm một phép đồng dạng biến tam giác HBA thành tam giác ABC.
Bài tập nâng cao: Dùng phép đồng dạng để giải toán.
Bài 1: Cho hai đường thẳng a và b cắt nhau và điểm C nằm giữa a và b. Tìm trên a và b các điểm A và B tương ứng sao cho tam giác ABC vuông cân ở A.
Bài 2: Cho điểm A thuộc nửa đường tròn C đường kính BC. Dựng phía ngoài của tam giác ABC một tam giác ABD vuông cân ở D. Tìm tập hợp các điểm D khi A chạy trên nửa đường tròn C.
CHƯƠNG II . ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG TRONG KHÔNG GIAN. QUAN HỆ SONG SONG
$1. ĐẠI CƯƠNG VỀ ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG
Chuẩn kiến thức kĩ năng:
Kiến thức: 
+) Nắm được quy tắc vẽ hình biểu diễn của một hình không gian.
+) Nắm được các tính chất thừa nhận.
+) Biết được cách xác định mặt phẳng.
+) Biết được khái niệm hình chóp, hình tứ diện.
Kĩ năng:
+) Vẽ được hình biểu diễn của một số hình không gian đơn giản.
+) Xác định được giao điểm của hai đường thẳng, của đường thẳng và mặt phẳng; giao tuyến của hai mặt phẳng.
+) Biết chứng minh ba điểm thẳng hàng.
+) Xác định được đỉnh, cạnh bên, cạnh đáy, mặt bên, mặt đáy của một hình chóp.
Kiến thức cơ bản:
Khái niệm mở đầu:
Mặt phẳng.
Điểm thuộc mặt phẳng
Hình biểu diễn của một hình không gian: Quy tắc vẽ hình.
Các tính chất thừa nhận.
Cách xác định một mặt phẳng:
Các cách xác định một mặt phẳng
một số ví dụ
Hình chóp và hình tứ diện:
Hình chóp và các yếu tố của nó.
Hình tứ diện và các yếu tố của nó.
Ví dụ.
Câu hỏi học thuộc:
Nêu quy tắc vẽ hình biếu diễn của một hình không gian?
Nêu các tính chất thừa nhận?
Nêu cách xác định một mặt phẳng?
Nêu cách CM ba điểm thẳng hàng?
Câu hỏi vận dụng:
Giao tuyến của hai mặt phẳng là gi?
Cách xác định giao tuyến của hai mặt phẳng?
Nêu cách vẽ hình chóp?
Hình chóp và tứ diện giống và khác nhau ở điểm nào?
Nêu cách xác định giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng?
Bài tập vận dụng:
Dạng 1: Xác định gíao tuyến của hai mặt phẳng.
Bài 1: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình bình hành. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SAC) và (SBD).
Bài 2: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình thang đáy lớn AB. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng.
 a) (SAC) và (SBD)	b) (SAD) và (SBC).
 Bài 3: Cho tứ diện ABCD. Gọi I, K lần lượt là trung điểm của hai đoạn thẳngAD và BC.
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (IBC) và (KAD).
Gọi M, N là điểm lần lượt lấy trên hai đoạn AB và AC. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (IBC) và (MND).
Dạng 2: Tìm giao điểm của đường thẳng và mặt phẳng
Bài 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của AC và BC. Trên đoạn BD lấy điểm P sao cho BP = 2PD.
Tìm giao điểm của đường thẳng CD và mặt phẳng (MNP).
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (MNP) và (ACD).
Bài 2: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là hình bình hành. Trong mặt phẳng (ABCD) vẽ đường thẳng d đi qua A không song song với các cạnh hình bình hành và cắt đoạn BC tại E . Gọi C’ là điểm nằm trên cạnh SC. 
Tìm giao điểm M của đường thẳng CD và mặt phẳng (C’AE).
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (C’AE) với mặt phẳng (SAD).
Bài 3: Cho hình chóp S.ABCD có AB và CD không song song. Gọi M là một điểm thuộc miền trong của tam giác SCD.
Tìm giao điểm N của đường thẳng CD và mặt phẳng (SBM).
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SBM) với mặt phẳng (SAC).
Tìm giao điểm I của đường thẳng BM và mặt phẳng (SAC).
Tìm giao điểm P của đường thẳng SC và mặt phẳng (ABM), từ đó suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng (SCD) và (ABM).
Dạng 3: Tìm thiết diện của môtk mặt phẳng cắt hình chóp
Bài 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của BC và BD, M là điểm nằm trên cạnh AD với MD = 3MA. Xác định thiết diện tạo bởi tứ diện ABCD và mặt phẳng (IJM).
Bài 2: Cho hình chóp S.ABCD, có đáy ABCD là tứ giác có AB và CD cắt nhau tại một điểm E. M là trung điểm cạnh SC. Xác định thiết diện tạo bởi hình chóp đã cho và mặt phẳng (MAB).
$2. HAI ĐƯỜNG THẲNG CHÉO NHAU VÀ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
Chuẩn kiến thức kĩ năng:
Kiến thức: Nắm được:
+) Vị trí tương đối của hai đường thẳng.
+) Khái niệm hai đường thẳng song song với nhau, hai đường thẳng chéo nhau.
+) Các tính chất.
Kĩ năng:
+) Xác định được vị trí tương đối giữa hai đường thẳng.
+) Biết cách chứng minh hai đường thẳng song song.
+) Biết áp dụng định lí để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng trong một số trường hợp đơn giản.
Kiến thức cơ bản:
1.Vị trí tương đối của hai đưòng thẳng.
2. Tính chất: Nắm chắc định lý về giao tuyến của ba mặt phẳng và hệ quả của nó .
3. Vận dụng hệ quả của định lý 2 xác định giao tuyến của hai mặt phẳng.
C. Câu hỏi học thuộc:
	1. Nêu khái niệm hai đường thẳng song song? Hai đường thẳng chéo nhau?
	2. Nêu định lý 2 và hệ quả của nó?
D. Câu hỏi vận dụng:
	1. Nếu hai đường thẳng a và b không có điểm chung. Kết luận gì về a và b?
	2. Nêu phương pháp chứng minh hai đường thẳng song song?
	3. Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành.
	a) Gọi M, N lần lượt là trung điểm của SC, SD. Các đường thẳng AB và MN có song song với nhau không?
	b) Các đường thẳng SC và AB là hai đường thẳng song song, cắt nhau, chéo nhau, hay trùng nhau?
E. Bài tập vận dụng:
	Dạng 1: Chứng minh hai đường thẳng song song
Bài 1: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N theo thứ tự là trung điểm của AB, BC và Q là một điểm nằm trên cạnh AD và P là giao điểm của CD với mặt phẳng (MNQ). Chứng minh rằng PQ // MN và PQ // AC.
Bài 2: Cho tứ diện ABCD có I, J lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC và ABD. Chứng minh IJ // CD.
Dạng 2: Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng(dùng quan hệ song song)
Bài 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình thang với đáy lớn AD. Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng
 a) (SAC) và (SBD) b) (SAD) và (SBC).
Bài 2: Cho hình vuông ABCD. Gọi S là điểm không thuộc mặt phẳng ABCD, E, F lần lượt là trung điểm của SA và SB, M là điểm tuỳ ý trên BC.
 a) Tìm giao tuyến của các mặt phẳng (SAB) và (SCD); (SAD) và (SBC).
 b) Tìm giao tuyến của các mặt phẳng (MEF) và (ABCD).
	Bài 3: Cho tứ diện ABCD. Gọi I, J lần lượt là trung điểm của BC và AC. M là điểm tuỳ ý trên cạnh AD.
Tìm giao tuyến d của hai mặt phẳng (MIJ) và (ABD).
Gọi N là giao điểm của BD với giao tuyến d và K là giao điểm của IN và JM. Tìm tập hợp điểm K khi M di động trên đoạn AD( M không là trung điểm của AD)
Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (ABK) và (MIJ).
$3. ĐƯỜNG THẲNG VÀ MẶT PHẲNG SONG SONG
Chuẩn kiến thức kĩ năng:
Kiến thức: 
+) Biết khái niệm và điều kiện để đường thẳng song song với mặt phẳng
+) Nắm được định lý 2 và hệ quả của nó.
Kĩ năng:
+) Biết cách vẽ hình biểu diễn một đường thẳng song song với một mặt phẳng; Chứng minh một đường thẳng song song với một mặt phẳng
+) Biết vận dụng định lý để xác định giao tuyến của hai mặt phẳng.
Kiến thức cơ bản:
Vị trí tương đối của đường thẳng và mặt phẳng.
Tính chất : Đặc biệt định lý 2 và hệ quả của nó.
Câu hỏi học thuộc:
Nêu định nghĩa đường thẳng song song với mặt phẳng? Đk để đường thẳng song song với mặt phẳng?
Nêu nội dung định lý 2 và hệ quả của nó?
Câu hỏi vận dụng:
1. Cho hình lập phương ABCD. A’B’C’D’, chỉ ra trên hình vẽ các đường thẳng: a) Song song với mặt phẳng (A’B’C’D’).
	 b) Cắt mặt phẳng (BCC’B’).
	 c) Nằm trong mp(ABCD).
	 2. Nêu phương pháp chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng?
E. Bài tập vận dụng:
	Dạng 1: Chứng minh đường thẳng song song với mặt phẳng
	Bài 1: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng.

File đính kèm:

  • dochinh11.doc
Giáo án liên quan