Giáo án Hình học 11 - Ban KHTN - Tiết 23: Hai mặt phẳng song song (t2)

Tiết số: 23

HAI MẶT PHẲNG SONG SONG (T2)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

• Học sinh nắm được định lí Ta-lét trong không gian và định lí đảo của định lí Ta-lét.

• Nắm được định nghĩa và tính chất của hình lăng trụ, hình hộp và hình chóp cụt.

2. Kỹ năng:

• Vận dụng điều kiện hai mặt phẳng song song để giải bài tập

• Biết sử dụng tính chất: 1),2) và các hệ quả 1),2) của tính chất 1 để giải các bài toán về quan hệ

song song.

 3. Tư duy và thái độ:

• Phát triển tư duy trừu tượng, tư duy khái quát hóa.

• Giáo dục tính cẩn thận, cần cù.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH

 1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, xem trước bài học.

 2. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước kẻ, bảng phụ, phấn màu.

 

doc3 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 702 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 - Ban KHTN - Tiết 23: Hai mặt phẳng song song (t2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 18/ 12/ 07
Tiết số: 23
HAI MAËT PHAÚNG SONG SONG (T2)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: 
Học sinh nắm được định lí Ta-lét trong không gian và định lí đảo của định lí Ta-lét.
Nắm được định nghĩa và tính chất của hình lăng trụ, hình hộp và hình chóp cụt.
2. Kỹ năng: 
Vận dụng điều kiện hai mặt phẳng song song để giải bài tập
Biết sử dụng tính chất: 1),2) và các hệ quả 1),2) của tính chất 1 để giải các bài toán về quan hệ
song song.
	3. Tư duy và thái độ: 
Phát triển tư duy trừu tượng, tư duy khái quát hóa.
Giáo dục tính cẩn thận, cần cù.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, xem trước bài học.
	2. Chuẩn bị của giáo viên: SGK, thước kẻ, bảng phụ, phấn màu.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
	1. Ổn định tổ chức (1’): kiểm tra vệ sinh, tác phong, sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ (’): không kiểm tra.
	3. Bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
10’
Hoạt động 1: Định lí T-lét trong không gian
H: Nhắc lại định lí Ta-lét đã học ở hình học phẳng ?
GV chốt lại và giới thiệu định lí Ta-lét trong không gian.
GV vẽ hình minh họa.
H: Dựa vào hình vẽ, hay viết các tỉ lệ thức ?
GV hướng dẫn HS chứng minh định lí trên.
-Gọi B1 = AC’ ∩ mp(Q). Dựa vào định lí Ta-lét trong hình học phẳng cho các tam giác ACC’ và AA’C’.
1 HS nhắc lại định lí T-lét đã học.
-Dựa vào hình vẽ viết các tỉ lệ thức
HS nghe GV giới thiệu.
-HS quan sát hình vẽ.
HS viết các tỉ lệ thức: .
HS dựa vào định lí Ta-lét trong hình học phẳng cho các tam giác ACC’ và AA’C’ suy ra đẳng thức tương ứng.
4/ Định lí T-lét trong không gian:
a/ Định lí Ta-lét: Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kỳ các đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Nếu 3 mp song song (P), (Q), (R) cắt hai đt a, a’ lần lượt tại A, B, C và A’, B’, C’ thì :
10’
Hoạt động 2:Định lí Ta-lét đảo
H: Nhắc lại định lí đảo của định lí Ta-lét đã học ở hình học phẳng ?
-GV nhận xét và giới thiệu định lí đảo của định lí Ta-lét trong không gian.
-GV vẽ hình minh họa.
GV đưa nội dung ví dụ lên bảng.
-Cho 1 HS lên bảng vẽ hình.
H: Từ tỉ lệ thức ta suy ra điều gì ?
-Dựa vào tính chất gì để suy ra đẳng thức ?
-Từ đẳng thức trên và định lí Ta-lét đảo suy ra điều gì ?
1 HS nhắc lại.
-HS nghe GV giới thiệu.
-HS xem hình vẽ.
HS giải ví dụ.
-1 HS lên bảng vẽ hình.
b/ Định lí Ta-lét đảo.
Giả sử trên hai đường thẳng chéo nhau lần lượt lấy các điểm A, B, C và A’, B’, C’ sao cho
Khi đó AA’, BB’, CC’ lần lượt nằm trên ba mặt phẳng song song, tức là chúng cùng song song với một mặt phẳng.
c/ Ví dụ: Cho tứ diện ABCD. Các điểm M,N theo thứ tự chạy trên các cạnh AD và Bc sao cho . Chứng minh MN luôn song song với một mặt phẳng cố định.
12’
Hoạt động 3:Hình lăng trụ và hình hộp
Cho (P)//(P’). Trên (P) cho đa giác A1A2An. Qua các đỉnh A1,A2,,An, lần lượt vẽ các đường thẳng song song với nhau là lần lượt cắt (P’) tại A1’,A2’,,An’.
H: Vì sao các tứ giác A1A2A2’A1’, A2A3A3’A2’,, là các hình bình hành ?
GV giới thiệu định nghĩa hình lăng trụ. 
-GV giới thiệu khái niệm mặt bên, mặt đáy, cạnh bên, cạnh đáy, đỉnh của hình lăng trụ.
- GV giới thiệu hình lăng trụ có đáy là hình bình hành gọi là hình hộp.
H: Có thể xem hai mặt đối diện nào đó của hình hộp là hai đáy của nó hay không? 
GV cho HS hoạt động nhóm làm HĐ2 SGK:
Chứng tỏ rằng bốn đường chéo của hình hộp cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường. Điểm cắt nhau đó gọi là tâm của hình hộp.
-GV cho đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét, chốt lại.
HS xem hình vẽ.
HS: Do (P) //(P’) và A1A1’// A2A2’ nên có mp chứa A1A1’và A2A2’. Mặt phẳng này cắt 2 mp song song (P) và (P’) nên A1A2 // A1’A2’.
Do đó tứ giác A1A2A2’A1’ là hình bình hành.
- HS nghe GV giới thiệu.
-HS nghe GV giới thiệu.
- HS nghe GV giới thiệu.
HS: Có thể xem hai mặt đối diện bất kì của hình hộp là hai đáy của nó. Khi đó các mặt còn lại là các mặt bên.
HS hoạt động nhóm làm HĐ2 SGK.
Tứ giác ABC’D’ là hình bình hành nên hai đường chéo AC’ và BD’ cắt nhau tại trung điểm O của mỗi đường.
Tứ giác BCD’A’ là hình bình hành nên hai đường chéo BD’ và CA’ cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường, vì thế O cũng là trung điểm của CA’. Lí luận tương tự, O cũng là trung điểm DB’. Vậy bốn đường chéo của hình hộp cắt nhau tại trung diểm của mỗi đường
5/ Hình lăng trụ và hình hộp:
a/ Định nghĩa hình lăng trụ:
(SGK).
- Nếu đáy là tam giác, tứ giác, ngũ giác ta có lăng trụ tam giác, lăng trụ tứ giác, lăng trụ ngũ giác.
*Định nghĩa: Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp.
- Hình hộp có 6 mặt, 8 đỉnh, 12 cạnh.
-Hai mặt của hình hộp nằm trong 2 mp song song nhau gọi là 2 mặt đối diện.
-Hai đỉnh không thuộc 1 mặt của hình hộp gọi là 2 đỉnh đối diện.
-Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối diện gọi là đường chéo của hình hộp.
-Hai cạnh gọi là 2 cạnh đối diện nếu chúng song song và không cùng thuộc 1 mặt nào của hình hộp.
10’
Hoạt động 4: Hình chóp cụt
Một hình chóp S.A1A2An, một mặt phẳng (P) không qua đỉnh song song với đáy cắt các cạnh SA1, SA2, , SAn lần lượt tại A1’, A2’,, An’. 
GV giới thiệu định nghĩa hình chóp cụt.
H: Nhận xét hai đáy của hình chóp cụt ?
H: Nhận xét các mặt bên của hình chóp cụt ?
-GV giới thiệu tính chất SGK.
HS quan sát hình vẽ, nghe GV giới thiệu.
-HS xem tính chất của hình chóp cụt.
6/ Hình chóp cụt:
a/ Định nghĩa: (SGK).
b/ Tính chất: Hình chóp cụt có:
a)Hai đáy là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và tỉ số các cạnh tương ứng bằng nhau.
b)Các mặt bên là những hình thang.
c)Các đường thẳng chứa các cạnh bên đồng quy tại một điểm.
	4. Củng cố và dặn dò (2’): các kiến thức vừa học.
	5. Bài tập về nhà: 35 đến 39 SGK. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 23HH11tn.doc
Giáo án liên quan