Giáo án Hình học 11 - Ban KHTN - Tiết 19: Hai đường thẳng song song (tt)

Tiết số: 19

HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG (tt)

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức: giúp Hs năm được

• Trọng tâm của tứ diện.

• Các ví dụ về xác định giao tuyến của hai mặt phẳng, xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng.

2. Kỹ năng:

• Chứng minh các đường thẳng đồng quy.

• Xác định giao tuyến của hai mạt phẳng.

• Tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng.

 3. Tư duy và thái độ:

• Tư duy hình ảnh, không gian.

• Rèn luyện tính thẩm mĩ, cẩn thận.

 

doc2 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hình học 11 - Ban KHTN - Tiết 19: Hai đường thẳng song song (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/ 12/ 07
Tiết số: 19
HAI ÑÖÔØNG THAÚNG SONG SONG (tt)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức: giúp Hs năm được 
Trọng tâm của tứ diện.
Các ví dụ về xác định giao tuyến của hai mặt phẳng, xác định thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng.
2. Kỹ năng: 
Chứng minh các đường thẳng đồng quy.
Xác định giao tuyến của hai mạt phẳng.
Tìm thiết diện của hình chóp khi cắt bởi một mặt phẳng.
	3. Tư duy và thái độ: 
Tư duy hình ảnh, không gian.
Rèn luyện tính thẩm mĩ, cẩn thận.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
	1. Chuẩn bị của học sinh: bài cũ, xem trước bài mới.
	2. Chuẩn bị của giáo viên: bài giảng, đồ dùng dạy học.
III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
	1. Ổn định tổ chức (1’): kiểm tra vệ sinh, tác phong, sĩ số.
	2. Kiểm tra bài cũ (5’): Tìm mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau đây:
	a) Hai đường thẳng không có điểm chung thì chéo nhau.
	b) Hai đường thẳng chéo nhau thì không có điểm chung.
	c) Hai đường thẳng không song song thì chéo nhau.
	d) Hai đường thẳng phân biệt không cắt nhau và không song song thì chéo nhau.
	3. Bài mới:
Thời lượng
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ghi bảng
15’
Hoạt động 1: ví dụ 1-giới thiệu trọng tâm tứ diện.
3. Một số ví dụ
Giới thiệu ví dụ 1 SGK. Phân tích cho Hs nắm đề bài, vẽ hình, giới thiệu trọng tâm tứ diện, yêu cầu Hs suy nghĩ cách chứng minh các đường thẳng đồng quy.
Hd cho Hs sử dụng các giả thiết của bài toán: dựa vào các trung điểm, nhận xét gì về tứ giác MPNQ, từ đó hai đường chéo MN và PQ cắt nhau tại điểm có tính chất gì? Tương tự cho tứ giác MRNS? Qua đó kết luận gì về các đường chéo MN, PQ, RS?
Khắc sâu vấn đề.
Nắm đề bài, nắm KN trọng tâm tứ diện, suy nghĩ.
Trả lời các câu hỏi của Gv, qua đó hoàn chỉnh chứng minh.
Ví dụ 1. (SGK)
Trong một tứ diện, các đoạn thẳng nối trung điểm của hai cạnh đối diện thì đồng quy tại một điểm (trung điểm của mỗi đoạn), điểm đó gọi là trọng tâm của tứ diện.
10’
Hoạt động 2: ví dụ 2-các dạng toán sử dụng yếu tố song song.
Giới thiệu ví dụ 2 SGK, gọi một Hs lên bảng vẽ hình ban đầu.
Giao tuyến của hai mp là đường thẳng như thế nào? Trong TH này, hai mp có điểm nào chung? Trong hai mp (SAB) và (SCD) có chứa hai đường thẳng AB và CD song song với nhau, vậy giao tuyến của hai mp này là đường thẳng như thế nào? (theo hệ quả)?
Thiết diện của một hình chóp và một mp là gì? Để xác định thiết diện cần tìm các yếu tố nào? Đoạn giao tuyến chung của mp(MBC) và mặt SAD của hình chóp? Đoạn giao tuyến chung của mp(MBC) và mặt SDC của hình chóp? Từ đó thiết diện? Thiết diện là hình gì?
Chốt vấn đề về yếu tố song song.
Đọc đề, một Hs lên bảng vẽ hình.
Trả lời các câu hỏi của Gv, thông qua đó hoàn thành việc tìm giao tuyến của hai mp. 
Dựa vào hệ quả đã biết trong lí thuyết, xác định các đoạn giao tuyến qua đó tìm thiết diện.
Ví dụ 2. (SGK)
12’
Hoạt động 3: bài tập
Bài tập (20/55 SGK)
Giới thiệu bài tập 20 SGK, yêu cầu Hs suy nghĩ, tìm cách xác định giao điểm của mp(PQR) với cạnh AD trong hai trường hợp.
Hd trường hợp PR // AC: Từ Q kẻ đường thẳng song song với AC cắt AD tại S, nhận xét về QS và PR?
Trườg hợp PR cắt AC tại I. Khi đó (PQR)ÇAD=?
Đọc đề, thực hiện.
Trả lời: QS // PR nên bốn điểm P, Q, R, S đồng phẳng. Vậy S = mp(PQR) Ç AD.
Trả lời: Đường thẳng IQ cắt AD tại S. Vậy S=mp(PQR)ÇAD
a) Trường hợp PR // AC.
Từ Q kẻ đường thẳng song song với AC cắt AD tại S. Khi đó QS // PR nên bốn điểm P, Q, R, S đồng phẳng. Vậy S = mp(PQR) Ç AD.
b) Trườg hợp PR cắt AC tại I. khi đó IQ = (PQR) Ç (ACD). Đường thẳng IQ cắt AD tại S. Vậy S=mp(PQR)ÇAD. 
	4. Củng cố và dặn dò (2’): các dạng Bt vừa học.
	5. Bài tập về nhà: 18, 19, 21, 22 SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docTiet 19HH11tn.doc